Facebook Topi

10/01/2023

Các yếu tố cơ bản về cổ phiếu mà các nhà đầu tư nên biết

Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của công ty phát hành. Để đạt lợi nhuận cao, nhà đầu tư cần tìm hiểu các loại cổ phiếu và cách mua bán cổ phiếu đạt lợi nhuận cao.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Cổ phiếu là loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp hoặc công ty cổ phần, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành. Đầu tư vào cổ phiếu đang rất được ưa chuộng bởi thu về lợi nhuận cao. Hãy cùng TOPI tìm hiểu về cổ phiếu và cách đầu tư cổ phiếu hiệu quả nhé.

1. Các yếu tố cơ bản của cổ phiếu

1.1. Giá cổ phiếu là gì?

Giá cổ phiếu là số tiền nhà đầu tư phải trả để mua một mã cổ phiếu tại thời điểm giao dịch trên thị trường chứng khoán. Mức giá này không cố định mà sẽ lên hoặc xuống phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

1.2. Các chỉ số cổ phiếu

Chỉ số EPS (Lợi nhuận trên một cổ phiếu)

EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được trên một cổ phiếu. Chỉ số EPS càng cao thì khả năng hoạt động sinh lời của công ty càng lớn. Đây là tiêu chí quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá một mã cổ phiếu có phù hợp để đầu tư hay không.

Công thức tính EPS như sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Chỉ số P/E (Hệ số giá/lợi nhuận)

Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) có vai trò đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS), tức là nhà đầu tư sẽ nắm được phải bỏ ra bao nhiêu tiền để thu lời được 1 đồng từ cổ phiếu. Chỉ số PE là một trong những nhân tố tác động đến giá cổ phiếu.

P/E được tính theo công thức:

P/E = Price/ EPS (Thị giá cổ phiếu /Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu)

Các chỉ số cổ phiếu

Các chỉ số giúp nhà đầu tư quyết định xem mã cổ phiếu nào tiềm năng

Chỉ số ROE (Tỷ số lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu)

ROE (Return on Common Equity) là tỉ số lợi nhuận ròng dựa trên vốn của chủ sở hữu. Nhà đầu tư thường tính chỉ số này để so sánh các cổ phiếu cùng ngành xem cổ phiếu của công ty nào có khả năng sinh lời cao từ mỗi đồng vốn của cổ đông.

Công thức tính tỉ số lợi nhuận:

ROE = Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường / Vốn cổ phần phổ thông

Chỉ số Beta (Hệ Số Beta)

Hệ số Beta là thước đo mức biến động giá và rủi ro của chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư với thị trường. 

Hệ số cố định của thị trường là Beta = 1. Cổ phiếu có Beta lớn hơn 1 thì độ rủi ro cao hơn và ngược lại. Tức là nếu toàn thị trường giảm thì cổ phiếu sẽ bị mất giá. Khi thị trường tăng đều thì cổ phiếu sẽ tăng nhanh hơn, nhiều nhà đầu tư thường mua những cổ phiếu có Beta cao để có lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.

1.3. Mua bán cổ phiếu ở đâu?

Để mua hoặc bán cổ phiếu, nhà đầu tư cần giao dịch qua các công ty môi giới của 3 sàn chứng khoán Việt Nam gồm: HOSE, UPCOM, HNX. Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua, bán thích hợp và trả phí giao dịch khi mua bán chứng khoán.

Mua bán cổ phiếu ở đâu?

Tại Việt Nam, bạn có thể giao dịch trên 3 sàn chứng khoán là HOSE, HNX và sàn Upcom.

1.4. Thuế và phí giao dịch cổ phiếu

Khi giao dịch cổ phiếu trên các sàn chứng khoán, nhà đầu tư phải trả phí giao dịch và thuế từ việc phát sinh thu nhập khi mua bán chứng khoán

Thuế suất nhà đầu tư phải trả là 0,1% trên giá bán chứng khoán mỗi lần mua hoặc bán.

Đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hay ngân hàng thương mại nơi nhà đầu tư lưu ký chứng khoán có nghĩa vụ khấu trừ đi phần thuế đó theo mức 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần.

Mức phí này được quy định tùy theo từng sàn nhưng không quá 5% giá trị của một lần giao dịch.

1.5. Nên đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu?

Hình thức đầu tư nào cũng có mức độ rủi ro về giá do sự thay đổi cung cầu trên thị trường chứng khoán. Đầu tư vào trái phiếu thường là đầu tư dài hạn, đầu tư cổ phiếu có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Cổ phiếu có mức lợi nhuận cao hơn nhưng song hành với đó là mức độ rủi ro cũng cao, trong khi lãi suất từ trái phiếu là cố định vì vậy ít rủi ro hơn.

Nhà đầu tư cần nghiên cứu lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với kinh nghiệm và mức độ rủi ro mình có thể chấp nhận được.

2. Tại sao nên đầu tư cổ phiếu?

Có nhiều lợi ích khi chọn cổ phiếu làm kênh đầu tư như: Tiềm năng thu lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng, vàng, trái phiếu. Lãi suất thu được thường cao hơn tỉ lệ lạm phát nên có khả năng bảo vệ tài sản tốt hơn.

Trên toàn thế giới, việc đầu tư vào cổ phiếu được ưa chuộng bởi nó có thể đem lại nguồn thu nhập thụ động, bạn chỉ cần chọn cổ phiếu mà không phải làm gì ngoài việc thường xuyên theo dõi và nghiên cứu về cổ phiếu đó.

Việc sở hữu cổ phiếu của một công ty sẽ biến bạn thành cổ đông của công ty đó và sẽ được ưu đãi khi sở hữu sản phẩm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Tại sao nên đầu tư cổ phiếu?

Đầu tư vào cổ phiếu là xu hướng của thị trường hiện đại

Bên cạnh đó, việc mua bán cổ phiếu diễn ra khá dễ dàng, tính thanh khoản cao hơn nhiều hình thức đầu tư khác như bất động sản.

Nhà đầu tư có thể bắt đầu chỉ với số vốn nhỏ, không phân biệt bạn đang ở ngành nghề, tầng lớp nào.

Tuy nhiên, nếu bạn là người quá ăn chắc, không muốn chịu rủi ro hoặc đang cần tiền gấp thì hình thức đầu tư này không phù hợp với bạn.

3. Cách đầu tư cổ phiếu

Đối với các nhà đầu tư F0 (mới bắt đầu tham gia thị trường), bạn hãy thực hiện theo 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Lựa chọn nơi mua cổ phiếu theo nhu cầu và mục đích. 

Nếu mua trực tiếp của công ty phát hành bạn sẽ có giá tốt nhưng phải đến tận nơi để giao dịch. Ngược lại, nếu giao dịch mua bán trên sàn chứng khoán, bạn sẽ được các công ty môi giới cung cấp dịch vụ nhưng sẽ phải trả một khoản phí giao dịch. Mỗi sàn có quy định về phí khác nhau, bạn cần tìm hiểu sàn phù hợp để tối ưu chi phí. 

Bước 2: Tạo tài khoản để giao dịch trên sàn

Hãy truy cập website hoặc ứng dụng của một sàn chứng khoán để tạo account. Sau khi điền đầy đủ thông tin cần thiết, bạn click vào lập tài khoản và tiến hành nạp tiền vào tài khoản để bắt đầu giao dịch. Mỗi sàn chứng khoán có yêu cầu riêng về mức tối thiểu. 

Cách đầu tư cổ phiếu

5 bước đầu tư cổ phiếu cho người mới

Bước 3: Chọn mã cổ phiếu để đầu tư

Để quyết định mua mã cổ phiếu nào, bạn cần nghiên cứu kỹ thông tin công ty phát hành bao gồm: vốn điều lệ, doanh thu ròng thời gian gần nhất, báo cáo tài chính, thông tin về hoạt động kinh doanh…. 

Bước 4: Quyết định khối lượng cổ phiếu cần mua

Thay vì mua một lượng lớn cổ phiếu, bạn có thể cân nhắc mua với số lượng nhỏ hoặc chỉ một mã cổ phiếu để biết khi gặp rủi ro, biến động thị trường thì nên làm gì. 

Bước 5: Đặt lệnh mua

Tìm hiểu các lệnh giao dịch trên sàn để đặt lệnh cho phù hợp

4. Những yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu

Nền kinh tế vĩ mô

Sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Khi kinh tế tăng trưởng ổn định, doanh nghiệp phát triển, khả năng trả cổ tức cao, thu hút các nhà đầu tư, dẫn đến giá cổ phiếu tăng cao.

Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, bất ổn, lạm phát thì các doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, nhà đầu tư có xu hướng bán tháo để cắt lỗ, chuyển sang hình thức đầu tư khác ít rủi ro hơn, dẫn đến giá cổ phiếu đi xuống.

Bên cạnh đó, mức tăng trưởng GDP cũng tác động đến giá cổ phiếu do thu nhập của người dân tăng cao, họ sẽ tìm đến kênh đầu tư để tiền sinh lời và đầu tư vào cổ phiếu là một lựa chọn phổ biến.

Những yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu

Kinh tế tăng trưởng tạo đà cho giá cổ phiếu tăng theo

Sự ổn định của chính trị

Ở quốc gia bất ổn về chính trị sẽ khó có thể phát triển kinh tế, các nhà đầu tư không dám mạnh tay rót tiền vốn, doanh nghiệp không có vốn cũng sẽ gặp khó khăn, khó phát triển được do đó dẫn đến giá cổ phiếu thấp.

Quy luật cung cầu

Cổ phiếu cũng là một loại hàng hóa, do đó cũng chịu tác động của quy luật cung cầu trên thị trường. Vì vậy, những mã cổ phiếu nào có cầu nhiều hơn cung thì sẽ bị đẩy giá lên cao và ngược lại. Việc theo dõi cung cầu trên thị trường chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư nắm được thông tin quan trọng giúp mua, bán cổ phiếu có lời nhất.

Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Để quyết định có nên mua một mã cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư thường tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là xem báo cáo tài chính thường niên để biết lợi nhuận, doanh thu từ các dự án, quay vòng vốn… thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không là điểm thu hút nhà đầu tư, dẫn đến giá tăng cao hoặc giảm xuống.

Thông tin truyền thông

Một doanh nghiệp có khả năng xử lý truyền thông tốt, tức là biết quảng bá những thông tin có lợi và xử lý tốt các tai nạn truyền thông sẽ thu hút thiện cảm từ nhà đầu tư và có giá cổ phiếu tốt hơn. Không ai muốn mua cổ phiếu của những công ty đang dính “phốt”, tiếng xấu trên truyền thông, báo chí cả.

Hãy đến với TOPI để tìm hiểu các lệnh trong giao dịch chứng khoán cũng như tham khảo cách đầu tư hiệu quả, thu lợi nhuận cao nhé.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI