Facebook Topi

12/05/2025

Lợi ích khi sử dụng API khi giao dịch crypto, chứng khoán

Trong giao dịch crypto, chứng khoán và phái sinh, nhà đầu tư đang dần làm quen với giao dịch thuật toán thông qua API. Tìm hiểu cách sử dụng API khi giao dịch

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là giao dịch chứng khoán, việc sử dụng API đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng tự động hóa, xử lý nhanh và tích hợp linh hoạt. Cùng TOPI tìm hiểu cách sử dụng API khi giao dịch.

API là gì?

API là viết tắt của Application Programming Interface, nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng. Hiểu một cách đơn giản, API là tập hợp các quy tắc và giao thức cho phép các phần mềm khác nhau có thể kết nối và trao đổi dữ liệu với nhau một cách tự động.

Trong lĩnh vực công nghệ nói chung, API có thể xem như cầu nối giúp các hệ thống phần mềm (từ website, ứng dụng, hệ điều hành đến cơ sở dữ liệu) có thể tương tác liền mạch với nhau, giảm thiểu thao tác thủ công và tối ưu hóa tốc độ xử lý.

API là cầu nối giúp hệ thống phần mềm tương tác liền mạch với nhau

API là cầu nối giúp hệ thống phần mềm tương tác liền mạch với nhau

Đối với thị trường chứng khoán phái sinh, API cho phép kết nối phần mềm giao dịch của nhà đầu tư (chẳng hạn như hệ thống phân tích kỹ thuật hoặc công cụ ra quyết định mua bán) với tài khoản tại công ty chứng khoán. Nhờ đó, lệnh giao dịch có thể được thực hiện tự động, nhanh chóng và chính xác với tần suất cao.

Hầu hết các công ty chứng khoán lớn hiện nay đều cung cấp API nhằm phục vụ nhu cầu tự động hóa giao dịch, tối ưu trải nghiệm đầu tư cho khách hàng và hỗ trợ hệ sinh thái công nghệ tài chính ngày càng phát triển.

Ưu và nhược điểm khi dùng API

Hiểu rõ ưu nhược điểm của API sẽ giúp trader đưa ra lựa chọn công nghệ phù hợp, tối ưu hiệu quả vận hành.

Ưu điểm của API

  • Kết nối linh hoạt và thời gian thực: API hoạt động thông qua Internet, cho phép các hệ thống giao tiếp và đồng bộ dữ liệu mọi lúc, mọi nơi.
  • Tự động hóa quy trình: API hỗ trợ giao tiếp hai chiều một cách tự động và xác thực, giúp loại bỏ thao tác thủ công và tăng tốc độ xử lý dữ liệu.
  • Độ tin cậy cao: Nhờ việc truyền tải dữ liệu có kiểm soát và theo định dạng chuẩn, thông tin trao đổi qua API thường có độ chính xác và đáng tin cậy cao.
  • Thân thiện với người dùng cuối: Dù hoạt động “ẩn” phía sau, API góp phần mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà, nhất quán trên các nền tảng.
  • Mở rộng linh hoạt: API cho phép các nhà phát triển xây dựng tính năng mới hoặc tích hợp với các hệ thống bên ngoài dễ dàng hơn, thúc đẩy sự đổi mới.
  • Hỗ trợ đa dạng công nghệ: Nhiều API hiện nay hỗ trợ chuẩn RESTful, tích hợp tốt với mô hình MVC và các kỹ thuật hiện đại như dependency injection, unit test, giúp việc phát triển trở nên dễ dàng và chuẩn hóa.

Sử dụng API giúp giao dịch tự động và nhanh chóng

Sử dụng API giúp giao dịch tự động và nhanh chóng

Hạn chế của API

  • Chi phí đầu tư ban đầu: Việc xây dựng và duy trì hệ thống API (đặc biệt với các yêu cầu phức tạp, tính bảo mật cao) đòi hỏi nguồn lực đáng kể về tài chính và nhân sự kỹ thuật.
  • Yêu cầu kiến thức chuyên sâu: API không dành cho người không chuyên. Việc thiết kế, triển khai và bảo trì API đòi hỏi đội ngũ có hiểu biết sâu về lập trình, kiến trúc hệ thống và an toàn thông tin.
  • Rủi ro bảo mật: Nếu không được thiết kế và kiểm soát tốt, API có thể trở thành điểm yếu bị tin tặc khai thác, dẫn đến rò rỉ dữ liệu hoặc truy cập trái phép.

Các loại giao thức API phổ biến trong tài chính và chứng khoán

Mỗi API sẽ phù hợp với từng nhóm người dùng, từ nhà đầu tư cá nhân đến tổ chức chuyên nghiệp. Phổ biến nhất là 3 loại API sau:

API REST (Representational State Transfer): Đây là loại phổ biến nhất, dễ sử dụng và tương thích cao. API sử dụng các phương thức HTTP như GET, POST, PUT, DELETE để gửi yêu cầu và nhận dữ liệu. Ứng dụng chính là: Truy xuất dữ liệu thị trường (giá, khối lượng, biểu đồ kỹ thuật số…), thực hiện đặt lệnh mua/bán và quản lý danh mục đầu tư.

API FIX (Financial Information eXchange): Đây là API được thiết kế riêng cho ngành tài chính với độ ổn định và khả năng giao dịch với tần suất cao, độ trễ thấp, khối lượng lớn, phù hợp với các tổ chức tài chính lớn và các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên, API này khá phức tạp, đòi hỏi hệ thống hạ tầng chuyên biệt.

API WebSocket: API này hoạt động theo cơ chế “yêu cầu – phản hồi”, cho phép kết nối liên tục giữa máy khách và máy chủ, từ đó truyền dữ liệu theo thời gian thực với độ trễ cực thấp, thích hợp với các hệ thống cần cập nhật liên tục và nhanh chóng.

Cách sử dụng API khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Chỉ có thể sử dụng API khi giao dịch chứng khoán phái sinh nếu công ty chứng khoán nơi bạn mở tài khoản cho phép giao dịch qua API. Các bước tạo và kết nối API để giao dịch khá đơn giản:

Bước 1: Chọn công ty chứng khoán và API - Thường thì API được cung cấp bởi công ty chứng khoán.

Bước 2. Liên hệ với công ty chứng khoán để đăng ký sử dụng API >>> Tạo tài khoản >>> Đăng nhập tài khoản trên sàn chứng khoán.

Bước 3. Sau khi tạo API, bạn sẽ nhận được API key và mật khẩu >>> Hãy lưu trữ API key một cách an toàn để tránh tài khoản bị tấn công 

Bước 4. Kết nối API với phần mềm giao dịch chứng khoán: Mở phần mềm giao dịch của bạn, truy cập phần cài đặt API và nhập API key và mật khẩu đã nhận để tiến hành giao dịch

Bước 5. Sau khi kết nối API với phần mềm giao dịch, bạn có thể bắt đầu giao dịch phái sinh tự động, có thể sử dụng phần mềm giao dịch để tạo chiến lược giao dịch và đặt lệnh. API sẽ tự động thực hiện các lệnh giao dịch theo chiến lược đã thiết lập.

Chỉ có thể dùng API để giao dịch nếu công ty chứng khoán cho phép

Chỉ có thể dùng API để giao dịch nếu công ty chứng khoán cho phép

Cách tạo và sử dụng API để giao dịch crypto

Dựa vào cách kết nối nguồn dữ liệu của API, có thể chia API trong crypto ra làm hai loại chính là API off-chain (kết nối với nguồn dữ liệu ngoài chuỗi) và API on-chain (kết nối với nguồn dữ liệu trên chuỗi)

Trong giao dịch crypto, API có nhiều công dụng, chẳng hạn như:

  • Cung cấp dữ liệu giá của các cặp tài sản trên thị trường, tạo bot giao dịch, hiển thị giá, giao dịch tài sản của một sàn thông qua ứng dụng thứ ba…
  • Tổng hợp thông tin của nhiều sàn trong một ví, nhờ đó có thể theo dõi toàn cảnh thị trường hoặc tạo ra các bot giao dịch chênh lệch giá.
  • Giúp phát triển các ứng dụng on-chain nhờ sử dụng API để truy cập các nguồn dữ liệu lưu trên các node.

Dù bạn giao dịch trên sàn Binance hay bất cứ sàn giao dịch tiền điện tử nào khác thì cách tạo và sử dụng API để giao dịch cũng tương tự nhau. Các bước như sau:

Bước 1: Chọn Admin Center >>> Chọn API >>> Chọn Kích hoạt

Bước 2: Thiết lập API bằng cách ấn vào Tạo khóa mới >>> Điền và nhập mã Google authentication hoặc SMS authentication.

Bước 3: Khi bạn đã xác thực, hệ thống sẽ gửi thông báo xác nhận đến địa chỉ email bạn đã đăng ký >>> Ấn vào Confirm Create để xác nhận việc tạo API mới >>> Hệ thống chuyển đến trang API key created. Nếu không hiển thị trang này nghĩa là bạn chưa đăng nhập tài khoản của sàn tiền số >>> Hãy đăng nhập trước khi nhấn vào Confirm.

Bước 4: Lưu Secret Key vào nơi an toàn và không chia sẻ cho bất cứ ai. Nếu bạn mất Secret Key, cách duy nhất là xóa API và tạo lại cái mới.

Bước 5: Bạn có thể chỉnh sửa API bằng cách chọn Edit rồi lưu lại chỉnh sửa. Như vậy, bạn đã hoàn thành đăng ký API >>> Hãy thêm nó vào ứng dụng của bên thứ 3 để đọc hoặc giao dịch qua phần mềm mà không nhất thiết phải đăng nhập vào trang của sàn.

Những công ty chứng khoán cho phép giao dịch phái sinh qua API

Tại Việt Nam, có nhiều công ty chứng khoán cung cấp API cho phép nhà đầu tư truy cập dữ liệu thị trường và giao dịch tự động, chẳng hạn như một số công ty sau:

Công ty chứng khoán SSI: Cung cấp 2 loại API là Fast Connect Trading (giao dịch tự động) và Fast Connect Data (truy cập dữ liệu thị trường). Giao dịch tự động bao gồm: Xác thực người dùng, đặt, hủy, sửa lệnh, xem thông tin tiền, danh mục, sổ lệnh, streaming trạng thái lệnh, streaming danh mục phái sinh, lệnh điều kiện phái sinh. API của SSI hỗ trợ 4 loại ngôn ngữ lập trình gồm Javascript, Python, Net và Java.

Công ty Chứng khoán BIDV (BSC): Cung cấp OpenAPIs cho phép kết nối, tra cứu thông tin và giao dịch từ tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư. API của BSC được bảo mật cao với cơ chế xác thực OAuth2.0 ( tiêu chuẩn quốc tế bắt buộc để kết nối giữa các ứng dụng trực tuyến).

Công ty Chứng khoán DNSE: Cung cấp các API theo chuẩn Restful API thông qua HTTP với format JSON để phục vụ cho việc giao dịch chứng khoán. Giao thức này cho phép nhà đầu tư đặt lệnh tự động dựa trên một hay nhiều bộ tín hiệu bằng Amibroker, với các đầu vào chỉ báo được nhà đầu tư thiết lập sẵn. API dễ sử dụng, bảo mật cao, hỗ trợ cả giao dịch chứng khoán cơ sở và giao dịch phái sinh, cho phép truy vấn thông tin gói vay và sử dụng gói.

Cần lựa chọn API phù hợp để tối ưu hiệu quả sử dụng

Cần lựa chọn API phù hợp để tối ưu hiệu quả sử dụng

Chọn API dựa theo tiêu chí nào để tối ưu hiệu quả sử dụng?

Có nhiều loại API khác nhau được tạo ra để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng, không nhất thiết API đắt nhất sẽ là tốt nhất. Việc lựa chọn phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng.

VD: Muốn tạo một trading bot crypto để phản ứng nhanh với tình hình thị trường, bạn cần API có tốc độ cao. Ngược lại, nếu không cần tốc độ, chỉ cần hiển thị thông tin giá trên ví thì có thể sử dụng Coingecko API.

Hay nếu bạn là nhà phát triển và muốn nhanh chóng phát triển các dapp trên Ethereum hoặc các chain khác thì API từ các nhà cung cấp như Infura, Alchemy sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận nguồn dữ liệu on-chain.

Ngoài ra, cũng nên xem xét các tiêu chí về chi phí, tốc độ, mức độ phức tạp, uy tín của nhà cung cấp để chọn API phù hợp.

Theo đánh giá từ người dùng, SSI, BSC với ưu thế về đơn giản, ổn định, hỗ trợ chuyên nghiệp sẽ phù hợp với nhà giao dịch mới. Trong khi đó, DNSE lại được đánh giá là phù hợp với nhà giao dịch khối lượng lớn.

Những lưu ý khi giao dịch thông qua API

Giao dịch chứng khoán đang ngày càng phát triển, từ giao dịch tại quầy sang giao dịch trực tuyến đến giao dịch thuật toán. Ngày càng nhiều API được ra đời với nhiều cải tiến, đem tới cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn giao dịch.

Để lựa chọn API, cần xác định rõ ràng mục đích sử dụng. Trong quá trình sử dụng API khi giao dịch, nếu chưa hiểu rõ, chỉ nên kết nối với những tài khoản thử nghiệm để phòng rủi ro, thiệt hại tài sản.

Bên cạnh đó, cũng cần căn cứ vào nhu cầu để cấp quyền API phù hợp nhằm hạn chế các rủi ro.

Cần có biện pháp lưu trữ API Key an toàn bởi nếu kẻ xấu nắm được API Key, chứng sẽ có thể sử dụng tất cả những gì được cấp quyền. Hãy sẵn sàng xóa API Key nếu cần thiết.

Trên đây là cách đăng ký tài khoản và những điều cần biết để sử dụng API khi giao dịch. Hy vọng thông tin từ TOPI có thể giúp bạn hiểu và chọn được API phù hợp để tối ưu hiệu quả khi giao dịch.

icon-profile

Bài viết này được viết bởi chuyên gia

Ông: L.V.Thành - Chuyên gia tài chính TOPI

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/Z6z8JjBpxg907RfQJYncefJP5dKLnygg6jp6qElB.png?w=1500&h=1386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Số ĐKKD: 0109662393

Địa chỉ liên lạc: Tầng 3, Tháp Văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Trần Hoàng Mạnh

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon