Facebook Topi

01/06/2022

Các chỉ số phân tích cơ bản trong chứng khoán mà nhà đầu tư nên biết

Các chỉ số phân tích cơ bản trong chứng khoán có chỉ số EPS, P/E, ROA, ROE, P/B, Beta, và một số chỉ số phân tích khác như ROI, thu nhập trả lãi định kỳ, hệ số tổng lợi nhuận.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Các chỉ số phân tích chứng khoán giúp nhà đầu tư phân tích được hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, từ đó đưa ra dự đoán giá cổ phiếu và quyết định đầu tư hay không.

Trên thị trường chứng khoán chúng ta hay bắt gặp chỉ số EPS, P/E, ROA, ROE, Beta… đây là những chỉ số chứng khoán cơ bản, nhưng tại sao nhà đầu tư cần phải quan tâm đến những chỉ số này? Các chỉ số phân tích chứng khoán giúp nhà đầu tư phân tích được hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, từ đó đưa ra dự đoán giá cổ phiếu và quyết định đầu tư hay không. Hãy cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!

I. Các chỉ số phân tích cơ bản trong chứng khoán

1. Chỉ số EPS

Chỉ số EPS (tiếng Anh: Earnings Per Share) là lợi nhuận ròng (sau thuế) trên một cổ phiếu mà nhà đầu tư thu lại được. Hiểu đơn giản thì đây chính là khoản lời mà nhà đầu tư có được sau khi đã trừ đi vốn ban đầu bỏ ra để mua cổ phiếu đó.

EPS càng cao thì có nghĩa là công ty đang tăng trưởng rất tốt, cổ tức người sở hữu nhận được sẽ càng cao, theo đó giá của cổ phiếu cũng tăng lên. Nhà đầu tư có thể nhìn vào chỉ số này so sánh các đối thủ đang trong tầm ngắm và đưa ra quyết định để thu về lợi ích tốt nhất.

Chỉ số EPS trong thị trường chứng khoán

Chỉ số EPS được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi giao dịch chứng khoán

Có hai loại chỉ số EPS là EPS cơ bản và pha loãng

EPS cơ bản (tiếng Anh: Basic EPS) hay lãi trên cổ phiếu đo lường mức lợi nhuận mà công ty tạo ra tính trên một cổ phiếu thường. Đây là chỉ số đầu vào rất quan trọng trong việc tính chỉ số P/E.

EPS cơ bản được tính bằng lợi nhuận sau thuế trừ đi cổ tức ưu đãi, tất cả chia cho số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu lưu hành trong kỳ.

EPS pha loãng (tiếng Anh: Diluted EPS) có thể hiểu là lãi giảm dần trên một cổ phiếu, chúng ta hiểu đơn giản là mức lợi nhuận của cổ đông sở hữu sẽ ít đi khi cổ phiếu đó có càng ngày càng nhiều người sở hữu.

EPS pha loãng được tính bằng:

 

Do số lượng cổ phiếu thay đổi liên tục nên các chuyên gia khuyên nhà đầu tư nên dùng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ thì sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.

Trong trường hợp công ty mua lại hoặc phát hành thêm cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu tính bằng công thức bình quân gia quyền.

Để đánh giá được biến động và xu hướng tăng trưởng thì thời gian báo cáo cần đủ dài.

Không phải lúc nào chỉ số EPS cũng tỷ lệ với lợi nhuận ròng. Ví dụ, công ty phát hành thêm 10% lượng cổ phiếu để gia tăng vốn, nhưng lợi nhuận tăng trưởng nhỏ hơn con số 10% thì EPS sẽ giảm, có nghĩa là giá cổ phiếu lúc ấy cũng có xu hướng giảm theo.

Vậy chỉ số EPS bao nhiêu thì tốt? Theo một số chuyên gia nhận định, nếu chỉ số ROE của doanh nghiệp lớn hơn mức 15% trong 3 năm liên tiếp, và tiếp tục có triển vọng tăng trưởng dần trong tương lai, cùng với đó chỉ số EPS > 1500 VND (theo giá tại sàn VN cho cổ phiếu niêm yết là 10.000 VND) thì nhà đầu tư nên bỏ vốn vào những doanh nghiệp này.

2. Chỉ số PE

Chỉ số P/E (tiếng Anh: Price to Earning Ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của một cổ phiếu (Price) và lợi nhuận ròng trên cổ phiếu đó (EPS). Hiểu đơn giản đây là giá nhà đầu tư sẵn sàng trả để mua cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa theo lợi nhuận thu về của nó.

Chỉ số PE

Chi số P/E giúp lựa chọn được những mã cổ phiếu tiềm năng trên thị trường

Hiện nay một số trang web, app sẽ tính sẵn chỉ số P/E cho nhà đầu tư, nhưng nếu như muốn tự tính toán, có thể áp dụng theo công thức:

Chỉ số P/E cao chưa chắc đã là tốt, lẽ dĩ nhiên khi P/E cao nghĩa thì kỳ vọng của nhà đầu tư vào lợi nhuận mà cổ phiếu của doanh nghiệp mang lại sẽ tăng trưởng, nhưng đôi khi, P/E cao cũng phản ánh tình trạng kinh doanh kém hiệu quả (nhà đầu tư có thể nhìn vào các chỉ số tài chính để rút ra điều này), lúc ấy lợi nhuận ròng sẽ thấp thậm chí bằng 0.

Tương tự với trường hợp P/E thấp, P/E thấp tương đương với chỉ số EPS tăng, lợi nhuận ròng trên cổ phần tăng, lúc này chính là cơ hội để nhà đầu tư mua vào, vì giá của cổ phiếu đang thấp. 

Nếu doanh nghiệp bất ngờ thu được một vài nguồn lợi nhuận khác, ví dụ từ việc bán thanh lý tài sản, bán thanh lý công ty con… đây đều là những dạng lợi nhuận không thường xuyên, không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Hoặc một vài cổ đông trong công ty thấy giá trị doanh nghiệp không ổn định, không có khả năng tăng trưởng, họ bán cổ phần đi, cũng khiến giá cổ phiếu giảm. Những trường hợp này đều làm P/E thấp. Lúc này nếu mua cổ phiếu cũng không tốt, bởi triển vọng phát triển không có thì đương nhiên cũng không đáng tiền mua.

Vậy nên dựa vào chỉ số P/E không thể dẫn nhà đầu tư đến quyết định mua hay bán chính xác, người chơi nên so sánh với chỉ số P/E toàn ngành đi kèm cả sự tăng trưởng về lợi nhuận cộng với thu nhập dự kiến của doanh nghiệp nữa.

3. Chỉ số ROE & ROA

Chỉ số ROE và ROA là hai chỉ số cơ bản được sử dụng nhằm đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp nhất định.

ROE (tiếng Anh: Return on common equyty) là tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, đây được xem là tỷ số quan trọng nhất đối với cổ đông của công ty, bởi nó đong đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của họ.

Chỉ số ROE được tính bằng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường chia cho vốn cổ phần thường.

Sau khi tính được ra tỷ số ROE, nhà đầu tư sẽ tiếp tục so sánh với lãi vay ngân hàng. Nếu ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, thì khi công ty có khoản vay tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận thu về cũng chỉ để trả cho ngân hàng.

Nếu ROE lớn hơn lãi vay ngân hàng thì phải tìm hiểu xem công ty đã vay ngân hàng chưa, đã sử dụng hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa, để có cơ sở đánh giá liệu ROE có tăng trong tương lai hay không.

ROE càng cao thì chứng tỏ là vốn của cổ đông được doanh nghiệp sử dụng vô cùng hiệu quả. Vậy nên chỉ số này là một yếu tố khá quan trọng để nhà đầu tư quyết định có nên mua cổ phiếu doanh nghiệp hay không.

ROA (tiếng Anh: Return on total assets) là thước đo khả năng sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn vay.

Chỉ số ROA được tính bằng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường chia cho tổng tài sản.

Nhà đầu tư nên so sánh chỉ số ROA của mỗi công ty tương đồng lĩnh vực hằng năm để có quyết định đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay.

ROA càng cao thì doanh nghiệp đó đang thu về nhiều tiền hơn số vốn đã bỏ ra để đầu tư, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt.

Chỉ số ROE & ROA

Chỉ số ROE và ROA rất được chủ trọng trên thị trường

4. Chỉ số P/B

Chỉ số P/B (tiếng Anh: Price to Book Ratio) là chỉ số dùng để so sánh giá của một cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Hiểu đơn giản là chỉ số này cho ta biết giá của cổ phiếu đang thấp hay cao hơn giá trên sổ sách tại doanh nghiệp.

Chỉ số P/B được tính bằng cách lấy giá thị trường của cổ phiếu chia cho giá trên sổ sách. 

Trong đó, giá thị trường của cổ phiếu ta sẽ lấy giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trên thị trường chứng khoán. Giá trên sổ sách sẽ bằng tổng giá trị tài sản trừ đi tài sản cố định vô hình trừ nợ phải trả, tất cả chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Nếu P/B > 1 đồng nghĩa với việc giá thị trường đang cao hơn giá thống kê trong sổ, lúc này thị trường đang đặt nhiều kỳ vọng cho loại cổ phiếu này, doanh nghiệp được chọn có lẽ đang trên đà phát triển, nên nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn để mua nó.

Nếu P/B < 1 sẽ có hai trường hợp xảy ra: thứ nhất, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan nên thị trường không kỳ vọng nhiều, vì thế chỉ muốn mua cổ phiếu với mức giá thấp.

Thứ hai, lợi nhuận của doanh nghiệp vượt quá kỳ vọng của thị trường, kết quả kinh doanh tăng khiến giá cổ phiếu ghi tại sổ của doanh nghiệp cũng tăng, lúc này chính là cơ hội đầu cơ của nhà đầu tư, mua vào với giá thấp và thu về lợi nhuận cao trong tương lai.

Chỉ số P/B có mức độ ổn định cao hơn chỉ số EPS, nó có thể định giá được hoạt động lời/lỗ của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ số này chỉ tính đến các giá trị tài sản hữu hình còn các giá trị vô hình không được tính. Đôi khi chính như giá trị vô hình lại gia tăng lợi nhuận ròng của công ty, giá cổ phiếu từ đó sẽ tăng.

Hơn nữa, có thể giá sổ sách cập nhật thời gian chậm không có tính chính xác tuyệt đối tại thời điểm giao dịch nên chỉ dựa vào chỉ số P/B cũng không thể đưa ra quyết định đầu tư ngay được.

Chỉ số P/B

Tìm hiểu về chỉ số P/B trên thị trường giao dịch chứng khoán

5. Chỉ số Beta

Chỉ số Beta (tiếng Anh: Beta coefficient) là chỉ số đo lường mức biến động, rủi ro hệ thống của một cổ phiếu hay một danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Chỉ số Beta được tính bằng hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán e và tỷ suất sinh lời của thị trường chia cho phương sai của tỷ suất sinh lời thị trường.

Chỉ số (β) = Cov (Re, Rm) / Var (Rm)

Tỷ suất sinh lời R = (giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét - giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó) / giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó

Khi (β) < 0 thì biến động cổ phiếu ngược với biến động thị trường.

Khi (β) = 0 nghĩa là mức biến động giá của cổ phiếu không phụ thuộc vào mức biến động của thị trường;

Khi > 0 sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

(β) = 1 nghĩa là mức biến động giá chứng khoán giống với mức biến động thị trường, thị trường biến động thế nào thì giá chứng khoán sẽ như thế.

(β) > 1 nghĩa là mức biến động gia chứng khoán lớn hơn mức biến động thị trường, cổ phiếu đang có khả năng sinh lời cao, đi đôi với đó là rủi ro cũng cao hơn

 (β) < 1 mức biến động giá lúc này thấp hơn biến động thị trường. Chứng khoán lúc này ít biến đổi hơn biến động thị trường.

6. Chỉ số nợ D/E

Chỉ số D/E (tiếng Anh là Debt to equity ratio) đây là chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu, là tỷ số giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu, nhằm xác định năng lực quản lý nợ và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ số D/E được tính bằng nợ phải trả chia cho vốn chủ sở hữu. Thông thường nếu chỉ số D/E > 1 thì doanh nghiệp chủ yếu vay nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty, còn nếu D/E < 1 nghĩa là vốn chủ sở hữu lớn.

Vì vậy, nếu hệ số này càng nhỏ nghĩa là doanh nghiệp không khó khăn trong tài chính, còn nếu càng lớn nghĩa là doanh nghiệp nợ nhiều, đôi khi lãi suất ngân hàng quá cao, doanh nghiệp không trả nổi có thể dẫn tới việc phá sản.

Tuy vậy, chỉ số này có thể bị bóp méo bởi lãi hoặc lỗ giữ lại, việc điều chỉnh kế hoạch lương hưu, các tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh… nên cần phải nghiên cứu kỹ thì mới xác định được đòn bẩy thực sự của doanh nghiệp.

II. Các chỉ số khác trên thị trường chứng khoán

Các chỉ số khác trên thị trường chứng khoán

Các chỉ số khác trên thị trường giao dịch chứng khoán

Ngoài các chỉ số cơ bản đã nêu ở trên, nhà đầu tư có thể bắt gặp một số chỉ số chứng khoán khác như:

Chỉ số LN thuần chỉ ra được doanh nghiệp đang hoạt động có lãi hay không

Chỉ số ROI - chỉ số thu nhập trên đầu tư. ROI càng lớn thì có nghĩa là lợi nhuận thu về cao, tài sản mang đi đầu tư được sử dụng hiệu quả. Ngược lại ROI thấp thì doanh nghiệp đang hoạt động yếu kém.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ dùng để đánh giá khả năng trả lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ của công ty càng lớn.

Hệ số tổng lợi nhuận là hệ số chỉ ra mức độ hiệu quả trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp khi sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu. Giúp doanh nghiệp cân đối được chi phí bỏ ra cho lao động và nguyên liệu, tăng tính cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Hệ số lợi nhuận chỉ ra đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số lợi nhuận cao có nghĩa là quản lý chi phí đang có hiệu quả, khiến doanh thu tăng.

Hệ số hàng lưu kho được tính bằng cách đem giá trị hàng đã bán chia cho giá trị hàng lưu kho trung bình. Nếu hệ số này càng lớn nghĩa là doanh nghiệp đang bán được hàng, thu về lợi nhiều hơn. Hệ số này càng nhỏ thì hàng tồn kho nhiều, doanh nghiệp cần có biện pháp giải phóng.

Tìm hiểu thêm: Chỉ số PEG

III. Vai trò của các chỉ số phân tích chứng khoán

Các chỉ số chứng khoán giúp nhà đầu tư:

Đánh giá được kết quả sử dụng đồng vốn của bản thân, so sánh các hoạt động của doanh nghiệp từ đó rút ra quyết định tiếp tục đầu tư hay bỏ bớt những cổ phiếu không còn phù hợp với mục tiêu;

Dự báo được các biến động trên thị trường chứng khoán, để đưa ra quyết định chuyển dịch nguồn vốn đầu tư;

Xây dựng nên mô hình danh mục đầu tư, kiểm soát các chỉ số hoạt động của danh mục trong suốt quá trình đầu tư, nhằm thu về lợi ích cao hơn;

So sánh được mức độ sinh lời và hoàn vốn của nhà đầu tư với thị trường;

Đo lường được mức độ rủi ro của tài sản. Nhờ các chỉ số, nhà đầu tư ước lượng được biến động lên xuống của hệ thống từ đó hạn chế được rủi ro ở mức độ thấp nhất.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger