Facebook Topi

16/04/2024

Vàng CFD là gì? Cách giao dịch vàng CFD hiệu quả

Vàng CFD đã trở thành kênh đầu tư hot trong thời đại công nghệ 4.0. Vàng CFD giúp người tham gia mang lại lợi nhuận từ biến động giá vàng ngay cả khi nó giảm.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Thế giới ngày luôn phát triển thế nên càng ngày càng có nhiều cách đầu tư vàng khác nhau để thích nghi với sự phát triển đó. Việc mua vàng miếng, vàng thỏi rồi tự cất giữa không còn là cách làm an toàn và hiệu quả. Vì thế, các nhà đầu tư đã tìm ra nhiều cách để thu lợi nhuận từ sự biến động của giá vàng, và một trong số đó là thông qua vàng CFD. Ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu về kỹ hơn về vàng CFD qua bài viết nhé!

I. Vàng CFD là gì?

CFD là viết tắt của cụm từ Contract For Difference dịch ra là Hợp đồng chênh lệch. CFD là dạng hợp đồng khai thác sự chênh lệch giá giữa giá trị của tài sản ở thời điểm hợp đồng mở và thời điểm đóng hợp đồng.

Thuật ngữ vàng CFD để chỉ các hợp đồng chênh lệch dựa trên giá vàng. Các nhà đầu tư mua hoặc bán lượng vàng nhất định và việc lãi hoặc lỗ trên CFD xác định bởi sự thay đổi giá vàng. Giao dịch vàng CFD dựa vào giá của thị trường, thế nên đầu tư thành công không phụ thuộc vào hiệu quả của thị trường.

Vàng CFD là gì

Thuật ngữ vàng CFD để chỉ các hợp đồng chênh lệch dựa trên giá vàng

II. Cách thức hoạt động của giao dịch Vàng CFD

Cách thức hoạt động của giao dịch Vàng CFD khác một chút so với các giao dịch chứng thông thường. Nhà đầu tư không phải bỏ ra vốn để mua. Thay vào đó, lợi nhuận được sinh ra dựa trên dự đoán xu hướng giá của vàng sẽ thay đổi như nào trong tương lai.

Cụ thể, nếu dự đoán mức giá vàng tăng trong tương lai, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua CFD, còn gọi là mở vị thế mua. Ngược lại, nếu dự đoán mức giá giảm, nhà đầu tư đặt lệnh bán CFD, còn gọi là mở vị thế bán. Lệnh được mở cho đến khi trader đóng hoặc đặt lệnh tự động đóng khi đạt đến điểm chốt lời, cắt lỗ hoặc hợp đồng hết hạn.

Vàng CFD là gì

Cách thức hoạt động của giao dịch Vàng CFD khác với giao dịch chứng thông thường

Nếu đúng như kỳ vọng tại thời điểm đóng lệnh, lợi nhuận được tính dựa trên mức giá mở vị thế và đóng vị thế. Khoản tiền này do môi giới trả. Ngược lại, không như kỳ vọng, nhà môi giới sẽ thu khoản chênh lệch từ trader. 

III. Điều gì ảnh hưởng đến giá vàng?

Vàng CFD là gì

Cung cầu vàng có thể ảnh hưởng đến giá vàng

1. Cung cầu vàng

Cung cầu vàng có thể ảnh hưởng đến giá vàng. Nếu cầu tăng cao hơn cung, giá vàng có thể tăng do sự khan hiếm. Ngược lại, nếu nguồn cung vàng ra thị trường cao hơn cầu, giá vàng có thể giảm. Điều này có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm tình hình kinh tế, tình hình chính trị, và tâm lý thị trường.

2. Tâm lý thị trường

Tâm lý thị trường sẽ ảnh hưởng đến giá vàng trong một số cách. Nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc và tâm lý như lo sợ, lo lắng hoặc hy vọng về tương lai. Những biến động trong tâm lý thị trường có thể khiến giá vàng tăng hoặc giảm. Điều này tạo ra các cơ hội hoặc rủi ro đối với các nhà giao dịch vàng.

3. Điều kiện kinh tế, địa chính trị

Điều kiện kinh tế, địa chính trị là yếu tố đầu tiên gây biến động về giá vàng. Thời điểm tình hình kinh tế không ổn định làm giá trị đồng tiền thay đổi, lúc này vàng được hưởng lợi khi trở thành kênh trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư. Lúc này, giá vàng có xu hướng tăng cao và chỉ ổn định thị trường được phục hồi.

4. Biến động tiền tệ

Vàng là một trong những công cụ phòng ngừa lạm phát và mất giá tiền tệ. Khi giá trị cảu tiền tệ có dấu hiệu biến động xấu, nhà đầu tư thường có xu hướng mua vàng để “trú ẩn”. Nhu cầu vàng tăng, nguồn cung ít thì giá vàng sẽ tăng để cân bằng thị trường.

5. Lạm phát và giảm phát

Lạm phát có quan hệ cùng chiều với giá vàng. Sự gia tăng kỳ vọng lạm phát sẽ làm giảm sức mua của đồng tiền, khiến các nhà đầu tư muốn tìm đến vàng nhằm mục đích bảo tồn giá trị. Khi đó, giá vàng càng ở ngưỡng cao dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai.

6. Lãi suất

Về lý thuyết, lãi suất và giá vàng có quan hệ nghịch biến với nhau, cụ thể:

  • Nếu lãi suất giảm, nguồn cung tiền cho nền kinh tế sẽ tăng, kéo theo là tình trạng lạm phát tăng. Khi lạm phát xảy ra, nhà đầu tư sẽ mua vàng tích trữ nhiều hơn, giá vàng cũng vì thế mà tăng cao.
  • Nếu lãi suất tăng sẽ làm giảm giá vàng, do gia tăng về cạnh tranh từ các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, lãi suất tăng làm trái phiếu và không ít khoản đầu tư có lợi nhuận trở nên hấp dẫn. Vì thế, tiền sẽ chảy vào các khoản đầu tư khác như quỹ ETF, trái phiếu,… Lúc này, vàng kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.

IV. Ưu điểm khi giao dịch vàng CFD

Vàng CFD là gì

Hầu hết các sàn giao dịch vàng CFD đều cung cấp sản phẩm ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới

1. Khả năng tiếp cận

Hầu hết các sàn giao dịch vàng CFD đều cung cấp sản phẩm ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới, cho phép truy cập suốt ngày đêm lên tới hơn 4000 thị trường.

2. Thanh khoản

Tính thanh khoản cao của vàng CFD giúp tận dụng biến động của giá vàng ở cả thị trường giá lên và xuống. Nếu cho rằng giá vàng tăng so với một loại tiền tệ, bạn sẽ mở vị thế mua và nếu cho rằng giá vàng sẽ yếu đi so với một loại tiền tệ, bạn sẽ mở vị thế bán.

3. Khả năng tận dụng biến động giá

Tận dụng biến động giá khi giao dịch vàng CFD là một chiến lược phổ biến trong thị trường tài chính. Khi bạn giao dịch vàng theo hợp đồng chênh lệch (CFD), bạn có thể mua hoặc bán vàng mà không cần sở hữu thật sự. Điều này cho phép bạn tận dụng biến động giá cả tăng lẫn giảm để kiếm lời.

Khi thị trường vàng biến động, bạn có thể mua hoặc bán vàng để tận dụng chênh lệch giá. Ví dụ, nếu bạn tin rằng giá vàng sẽ tăng, bạn có thể mua vàng và sau đó bán nó khi giá tăng cao hơn để kiếm lời. Ngược lại, nếu bạn dự đoán giá giảm, bạn có thể bán vàng trước và sau đó mua lại ở mức giá thấp hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giao dịch vàng CFD cũng có rủi ro, và bạn cần hiểu rõ về thị trường vàng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá trước khi thực hiện giao dịch. 

4. Sự ổn định

Vì CFD cho phép nhà giao dịch hưởng lợi ngay cả khi thị trường xuống nên Vàng CFD là công cụ có lợi khi mua. Điều này mang lại sự ổn định và cơ hội thành công ngay cả trong thị trường không ổn định.

5. Tận dụng đòn bẩy

Đòn bẩy khi giao dịch Vàng CFD là một chiến lược đầu tư mà nhiều nhà giao dịch sử dụng để tăng lợi nhuận. Việc giao dịch này với đòn bẩy có thể giúp bạn tăng lợi nhuận nhanh chóng bằng cách sử dụng số vốn nhỏ để mở vị thế lớn hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải hiểu rằng mặc dù cơ hội tăng lãi cao, nhưng khi thị trường di chuyển ngược lại, bạn cũng có thể mất nhiều hơn số vốn ban đầu của mình. 

Để tận dụng đòn bẩy khi giao dịch Vàng CFD một cách hiệu quả, bạn cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng giao dịch cũng như quản lý rủi ro đúng cách. Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, vì vậy hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng đòn bẩy trong giao dịch của bạn.

6. Độ biến động

Thị trường vàng rất biến động và nó có xu hướng dao động nhiều hơn so với các tiền tệ truyền thống như EUR/GBP. Mức biến động giá từ 50 - 100 pip mỗi ngày. Sự biến động này mang lại cho nhà đầu tư nhiều cơ hội hơn khi tham gia thị trường vàng.

7. Không có ngày hết hạn hợp đồng

CFD trên vàng không có ngày hết hạn hợp đồng và nhà giao dịch chọn thời điểm để đóng vị thế. Điều này có lợi vì nhà giao dịch có thể giữ vị thế mở đến khi nhận được mức lợi nhuận mong muốn.

V. Hạn chế của giao dịch vàng CFD

Vàng CFD là gì

Giao dịch Vàng CFD luôn có rủi ro về suy thoái đột ngột

1. Rủi ro gắn liền với việc sử dụng ký quỹ

Công cụ này là con dao hai lưỡi với khả năng tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư với cấp số nhân nhưng cũng kéo theo tỷ suất thua lỗ tương tự nếu không sử dụng một cách hợp lý. Đây cũng là lí do mà các sàn giao dịch vàng CFD cung cấp cho nhà đầu tư công cụ kiểm soát rủi ro giúp hạn chế thua lỗ ở mức tối thiểu.

2. Khả năng xảy ra suy thoái đột ngột

Giao dịch Vàng CFD luôn có rủi ro về suy thoái đột ngột. Giá vàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị, vàng dao động mạnh và gây ra biến động không lường trước. Do đó, khi tham gia giao dịch Vàng CFD nên chú ý đến  quản lý rủi ro và cần phải nắm vững thông tin thị trường.

3. Phí spread

Phí Spread là phí chênh lệch giữ giá Bid và giá Ask còn gọi là giá mua vào và bán ra của sàn. Chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra tùy thuộc vào yếu tố khối lượng, sự thay đổi giá của vàng và nó phụ thuộc vào từng sàn giao dịch quy định khác nhau, không quy định mức chung.

Phí Spread được tính khi thực hiện lệnh mua hay lệnh bán mà thôi. Vậy nên khi đặt lệnh giao dịch, khớp lệnh thành công sẽ được tính phí, nếu không khớp thì phí được hoàn về tài khoản nên bạn  có thể yên tâm giao dịch.

4. Cần có kiến thức và kinh nghiệm giao dịch

Giao dịch Vàng CFD cần có kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo rằng bạn có thể đưa ra các quyết định giao dịch thông minh và đạt được kết quả mong muốn. Nếu bạn không có hiểu biết về thị trường và cách hoạt động của CFD, có thể rất dễ rơi vào rủi ro và mất tiền của. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bắt đầu giao dịch và luôn luôn tuân theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

VI. Cách giao dịch vàng CFD

Vàng CFD là gì

Một kế hoạch giao dịch tốt sẽ giúp đưa ra những quyết định giao dịch hợp lý

1. Tìm hiểu thị trường

Khi giao dịch vàng CFD (Hợp đồng chênh lệch), bạn cần phải hiểu rõ thị trường vàng và cách hoạt động của CFD. Thị trường vàng liên tục biến động dựa trên nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị và sự biến động của giá cả. CFD cho phép bạn đặt cược vào sự thay đổi giá của vàng mà không cần sở hữu thực tế tài sản.

Bạn cần phải theo dõi các chỉ số tài chính, tin tức liên quan đến vàng và các sự kiện toàn cầu có thể ảnh hưởng đến giá cả. Bạn cũng cần phải có kế hoạch giao dịch rõ ràng và theo dõi thường xuyên để đưa ra quyết định thông minh.

Nhớ rằng, giao dịch vàng CFD mang theo mức độ rủi ro cao và bạn cần phải hiểu rõ rủi ro trước khi bắt đầu. Để có kết quả tốt, hãy đầu tư thời gian và nỗ lực vào việc nghiên cứu và phân tích thị trường.

2. Xây dựng kế hoạch

Một kế hoạch giao dịch tốt sẽ giúp đưa ra những quyết định giao dịch hợp lý và không rơi vào tình trạng giao dịch cảm tính. Có 7 bước bạn nên tuân thủ theo khi xây dựng kế hoạch giao dịch bao gồm:

  • Phác thảo cơ bản động lực giao dịch.
  • Quyết định thời điểm tiến hành giao dịch.
  • Xác định mục tiêu giao dịch nên là  con số cụ thể về tỉ lệ tăng trưởng mong muốn.
  • Chọn tỷ lệ rủi ro  qua tỉ lệ đòn bẩy hay công cụ quản lý rủi ro.
  • Quyết định khối lượng giao dịch thông qua tỷ lệ ký quỹ, số tiền bạn có để đầu tư.
  • Đánh giá kiến thức thị trường và bổ sung nếu cần thiết.
  • Ghi lại nhật ký các giao dịch.

3. Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản

Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là hai phương pháp chính được sử dụng trong việc giao dịch Vàng CFD. 

  • Phân tích kỹ thuật (technical analysis) tập trung vào việc xem xét dữ liệu lịch sử giá cả và khối lượng giao dịch để dự đoán xu hướng giá của tài sản trong tương lai. Các chỉ báo kỹ thuật như MA (Moving Averages), RSI (Relative Strength Index) và MACD (Moving Average Convergence Divergence) thường được sử dụng để xác định điểm mở cửa và đóng cửa vị thế.
  • Phân tích cơ bản (fundamental analysis) tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố kinh tế, chính trị… có thể tác động đến giá cả của tài sản. Điều này bao gồm việc theo dõi tình hình kinh tế toàn cầu, số liệu việc làm, công suất sản xuất và chính sách tiền tệ.

Kết hợp cả hai phương pháp này có thể giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thị trường và đưa ra quyết định đầu tư đúng lúc và đúng hướng.

4. Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro khi giao dịch Vàng CFD là một phần quan trọng của việc đầu tư. Dưới đây là một số chiến lược quản lý rủi ro khi giao dịch bằng hình thức này mà bạn có thể áp dụng:

  • Xác định mức độ rủi ro chấp nhận được: Trước khi bắt đầu giao dịch, bạn nên xác định mức độ rủi ro mà bạn sẵn lòng chấp nhận. Điều này giúp bạn quyết định kích thước giao dịch và mức độ dừng lỗ phù hợp.
  • Sử dụng stop-loss: Đặt mức stop-loss để hạn chế tổn thất khi thị trường di chuyển không theo đúng hướng bạn dự đoán.
  • Đa dạng hóa portfolio: Đừng đặt cả vốn vào một giao dịch duy nhất. Hãy đa dạng hóa portfolio của bạn để hạn chế tổn thất khi một giao dịch không thành công.
  • Đánh giá và cập nhật chiến lược thường xuyên: Theo dõi thị trường và cập nhật chiến lược đầu tư của bạn để đảm bảo rằng bạn đang hoạt động trong một môi trường giao dịch hiệu quả.

5. Chọn địa chỉ giao dịch CFD uy tín

Nếu giao dịch vàng trên các sàn giao dịch online, cần cẩn trọng để chọn sàn uy tín, tránh rủi ro lừa đảo, mất tài sản. Các tiêu chuẩn quan trọng dưới đây giúp nhà đầu tư chọn đư

được sàn giao dịch vàng CFD uy tín:

  • Tuổi thọ của sàn: ưu tiên các sàn hoạt động lâu năm, số lượng tài khoản lớn đảm bảo tính tin cậy. Sàn giao dịch có tuổi đời 4 năm trở lên là lý tưởng.
  • Tính thanh khoản của sàn: Một sàn giao dịch vàng uy tin cần có lượng giao dịch hàng ngày lớn, thời gian khớp lệnh nhanh chỉ vài giây. Đây là tiêu chí quan trọng chứng tỏ sức hút, mức độ tin cậy của sàn. Sàn kém uy tín số lượng giao dịch thấp, thời gian khớp lệnh lâu ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư.
  • Phí giao dịch hợp lý, minh bạch: Các sàn giao dịch uy tín sẽ có bảng phí chi tiết, công khai minh bạch cho các nhà đầu tư. Mức phí sàn thấp hoặc vừa phải sẽ hấp dẫn hơn. Sàn giao dịch kém uy tín thường có phí ẩn khiến người giao dịch mất nhiều khoản tiền.
  • Cũng là sàn giao dịch ngoại hối uy tín: Thông thường, các sàn giao dịch vàng có tên tuổi sẽ là nơi giao dịch ngoại hối uy tín. Ngoài ra, những sàn này còn cung cấp thêm dịch vụ đầu tư liên quan đến chứng khoán quốc tế.
  • Mức độ bảo mật thông tin: Sàn giao dịch vàng uy tín sẽ sử dụng công nghệ bảo mật, an ninh cao cấp. Thông tin người dùng được bảo mật, không cung cấp cho bên thứ 3 và yêu cầu bảo mật nhiều lớp.

VII. Chiến lược giao dịch vàng CFD hiệu quả

Vàng CFD là gì

Giao dịch vàng trong ngày rất phổ biến bởi lẽ thị trường vàng mở cửa 24 giờ/ngày

1. Giao dịch trong ngày - Day trading

Giao dịch vàng trong ngày rất phổ biến bởi lẽ thị trường vàng mở cửa 24 giờ/ngày, 5 ngày/tuần - khiến nó trở thành thị trường có tính thanh khoản cao nhất để giao dịch.

Giao dịch vàng CFD trong ngày là một loại hình giao dịch tài chính mà bạn mua hoặc bán hợp đồng về giá của vàng mà không thực sự sở hữu vàng đó. CFD có thể giúp bạn tạo lợi nhuận từ biến động giá của vàng trong ngày mà không cần phải thực hiện giao dịch vật lý. 

2. Giao dịch trung hạn - Swing trading

Giao dịch Vàng CFD trung hạn đôi khi được coi là một cách lợi nhuận và cũng rủi ro. Khi tham gia giao dịch Vàng CFD trung hạn, bạn cần đánh giá cẩn thận tình hình thị trường và các yếu tố tiềm ẩn. Đảm bảo bạn có chiến lược giao dịch rõ ràng và hiểu rõ về rủi ro trước khi bắt đầu. Để có kết quả tích cực, hãy cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên gia và theo dõi thông tin thị trường liên tục.

3. Giao dịch ngắn hạn - Scalping

Giao dịch Vàng CFD ngắn hạn là một phương pháp đầu tư trong đó người tham gia dự đoán và đầu cơ vào việc giá của Vàng sẽ tăng hay giảm trong khoảng thời gian ngắn. CFD (Contract for Difference) là một loại hợp đồng tài chính giữa người mua và người bán, trong đó mua vào và bán ra với mục tiêu kiếm lời từ sự biến động của giá cả.Để tham gia giao dịch Vàng CFD ngắn hạn, bạn cần đào sâu vào thông tin thị trường và phân tích kỹ lưỡng để ra quyết định đúng đắn. Đồng thời, cũng cần nắm rõ rủi ro và quản lý vốn hiệu quả để bảo vệ vốn đầu tư.

Giao dịch vàng CFD mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư với mức ký quỹ khá thấp. Tuy nhiên, giao dịch vàng CFD cũng tiềm ẩn rủi ro, nên bạn hãy tìm hiểu và nghiên cứu trước khi quyết định bước chân vào.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI