Facebook Topi

07/12/2023

CFD là gì? Cách giao dịch CFD hiệu quả, an toàn

CFD - Hợp đồng chênh lệch - được cung cấp bởi nhà môi giới. Đây là một công cụ tài chính và là phương thức phổ biến để các nhà đầu tư tham gia vào thị trường tài chính. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

CFD cho phép các nhà giao dịch kiếm lời từ biến động giá của một tài sản mà không cần thực sự sở hữu tài sản đó. Giao dịch CFD giúp giảm thiểu được chi phí và những bất lợi của hình thức giao dịch truyền thống.

I. CFD là gì? Giao dịch CFD là gì?

CFD -  Contracts for Difference - Hợp đồng chênh lệch: Đây là một loại thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Hợp đồng được thực hiện nhờ vào khoảng chênh lệch giá của chứng khoán hoặc loại tài sản nào đó tại thời điểm mở lệnh và thời điểm đóng lệnh.

Hiểu một cách đơn giản, CFD mô phỏng theo cách thức giao dịch thông thường, nghĩa là vẫn phải có giá của 1 loại sản phẩm nào đó rồi dựa trên sự chênh lệch giữa giá mở và giá đóng để trader kiếm lời.

Ở giao dịch truyền thống, nhà đầu tư phải tìm một cổ phiếu tiềm năng. Khi giá lên, nhà đầu tư bán ra đề kiếm lời từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán hoặc bị lỗ khi cổ phiếu bị rớt giá.

Thông tin về giao dịch chứng khoán CFD

CFD là hợp đồng chênh lệch dựa trên sự biến động giá của tài sản để kiếm lời

Những đặc điểm chính khiến CFD trở thành một sản phẩm độc đáo và thú vị:

- Hợp đồng chênh lệch CFD là một loại hàng hóa phái sinh.

- Nhà đầu tư có thể sử dụng các đòn bẩy khi giao dịch CFD.

- Bạn có thể có lời khi giá tăng và chịu lỗ khi giá giảm.

Giao dịch CFD hoạt động dựa trên thay đổi giá giữa thời điểm mở – đóng hợp đồng. Khi giao dịch kết thúc, bên bán sẽ phải trả cho bạn mức chênh lệch tính theo giá của hợp đồng. Còn nếu thua lỗ, bên mua phải thanh toán mức chênh lệch cho bên bán.

Các trader có thể giao dịch nhiều thị trường tài chính khác nhau như: Chỉ số chứng khoán, tiền điện tử, cổ phiếu… Bạn cần phải nắm được cách giao dịch CFD thật bài bản để có thể tự xây dựng chiến lược cá nhân hoàn chỉnh bởi giao dịch CFD mang lại nhiều lợi ích hơn hẳn so với giao dịch thông thường.

II. Ưu và nhược điểm của CFD

Ưu và nhược điểm của CFD

Lợi ích của giao dịch CFD trong thị trường chứng khoán

Ưu điểm của giao dịch CFD:

+ Không nhất thiết phải có tài sản cơ sở

Đay là một lợi thế nổi bật của CFD so với các hình thức đầu tư truyền thống khác. Nhà đầu tư không cần phải có tài sản cơ sở, chỉ cần bỏ tiền giao dịch và kiếm lời, không cần phải lo lắng đến việc lưu trữ sản phẩm vốn như thế nào, rủi ro ra sao, đặc biệt với những sản phẩm có giá trị cao, cực kỳ quý hiếm như bạch kim, vàng, kim cương…

+ Tiết kiệm chi phí 

Do nhà đầu tư không nắm quyền sở hữu tài sản cơ sở cho nên không áp dụng thuế, tiết kiệm được một loại chi phí. Ngoài ra, hợp đồng CFD cũng có khả năng mở rộng quy mô mua bán hơn giao dịch truyền thống.

+ Kiếm lợi nhuận từ cả hai chiều thị trường

Với kênh giao dịch truyền thống, nhà đầu tư chỉ có thể mua thấp rồi bán ra ở giá cao, thu về lợi nhuận. Nhưng với giao dịch CFD, nhà đầu tư có cơ hội kiếm về lợi nhuận từ cả hai chiều tăng/giảm của thị trường, miễn là giá của sản phẩm đúng như kỳ vọng và dự đoán của nhà đầu tư. 

Nếu bạn kỳ vọng thị trường tăng thì bạn có thể “go long”. Ngược lại, nếu dự đoán thị trường giảm, bạn có thể “go short”.

+ Có tỷ lệ đòn bẩy linh hoạt, chi phí giao dịch thấp

Đòn bẩy giúp nhà đầu tư giao dịch ở vị thế cao hơn mặc dù số tiền vốn nhỏ, nó giống như một hình thức vay tiền để giao dịch. Giao dịch CFD cho phép nhà đầu tư giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy khá cao, từ 1:10, 1:50, 1:100, 1:500 thậm chí là cao hơn nữa. Điều này khiến cho giao dịch CFD dễ tiếp cận hơn và cũng tiết kiệm được chi phí hơn. 

Ngoài ra, sử dụng CFD thông qua các sàn môi giới online cũng rẻ hơn nhiều do với việc mua cổ phiếu từ một công ty môi giới dịch vụ. Bên cạnh đó, chi phí bổ sung để giữ một lệnh CFD chỉ là chi phí lãi suất, khác với mua cổ phiếu truyền thống sẽ bị áp thuế tại nhiều quốc gia.

+ Giao dịch được nhiều tài sản trên nhiều thị trường

Giao dịch CFD tức là nhà đầu tư có thể tham gia vào một loạt các thị trường tài chính khác nhau thông qua nền tảng giao dịch trực tuyến. Chỉ cần một tài khoản duy nhất, nhà đầu tư có thể tiếp cận và giao dịch với 17,000 sản phẩm khác nhau từ nhiều thị trường với phạm vi toàn cầu, mang đến đa dạng các cơ hội đầu tư.

Nhược điểm khi giao dịch CFD:

Nhược điểm khi giao dịch CFD

Những rủi ro trong giao dịch CFD

+ Phải trả phí spread khi vào lệnh và thoát lệnh, dẫn đến việc kiếm các khoản lợi nhuận nhỏ sẽ khó khăn hơn. Kể cả khi bạn có lợi nhuận hay bị thua lỗ thì vẫn phải trả phí spread.

+ Rủi ro cao, do tỷ lệ đòn bẩy khá cao, đòi hỏi nhà đầu tư phải phản ứng nhanh với tình hình và áp dụng chiến lược quản lý rủi ro cẩn thận và kỹ lưỡng. Trong trường hợp điều kiện vốn hoá của bạn quá thấp mà bạn áp dụng mức đòn bẩy quá cao, thì chỉ những biến động giá nhỏ nhất cũng khiến toàn bộ khoản đầu tư tư bạn bị “thổi bay”.

+ Giao dịch CFD rủi ro cao hơn rất nhiều nếu giao dịch với cổ phiếu. Khi sử dụng đòn bẩy, nhà đầu tư có khả năng bị mất tất cả khoản ký quỹ nếu thị trường đi không đúng hướng với kỳ vọng ban đầu của bạn.

III. Ví dụ về giao dịch CFD

Ví dụ về giao dịch CFD

Ví dụ thực tế về giao dịch CFD bạn nên biết

Ví dụ về giao dịch CFD với cổ phiếu A có giá trị là 100 USD, bạn dự đoán, giá cổ phiếu A sẽ tăng lên trong tương lai nên quyết định mua 1 hợp đồng CFD 1000 cổ phiếu A. Theo đúng dự tính, khi giá cổ phiếu A tăng lên 105 USD thì bạn sẽ được hưởng chênh lệch số tiền là 5000 USD và người bán sẽ mất số tiền này.

Thế nhưng, nếu giá cổ phiếu A rớt xuống còn 95 USD thì bạn sẽ lỗ 5000 USD và người bán sẽ hưởng số tiền trên.

Mục đích chính của giao dịch CFD là hưởng phần lợi nhuận chênh lệch, cho nên khi thị trường đi ngang thì phần chênh lệch này không thể phát sinh được, dẫn đến không có lợi nhuận.

Giao dịch CFD cho phép nhà đầu tư dự đoán mức tăng/giảm về giá của thị trường tài chính toàn cầu, lời hay lỗ còn dựa trên mức độ dự đoán của bạn chính xác đến đâu. CFD được giao dịch phạm vi rất rộng, hơn 4000 thị trường trên toàn thế giới.

Các sản phẩm có thể giao dịch dưới dạng CFD bao gồm:

+ Các mã cổ phiếu: Facebook, Apple, Google, JPMorgan, Tesla;

+ Các chỉ số chứng khoán;

+ Đá quý, kim loại quý hiếm;

+ Năng lượng: dầu thô, khí đốt…;

+ Hàng hoá: cà phê, cao su, gạo, bông…;

+ Ngoại hối;

+ Tiền điện tử, tiền mã hoá.

Như vậy, hợp đồng CFD được dùng để giao dịch khá nhiều tài sản bao gồm cả các quỹ mở ETF. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng sản phẩm này để đầu cơ dựa trên sự thay đổi giá của các hợp đồng tương lai hàng hóa.

IV. Đòn bẩy trong giao dịch CFD là gì?

Giao dịch CFD có tính đòn bẩy, tương đương với việc bạn có thể đạt được giao dịch ở một vị thế lớn mà không cần phải cam kết toàn bộ chi phí ngay hay cần một số tiền cực kỳ lớn mới có thể mở được lệnh giao dịch.

Đòn bẩy trong giao dịch CFD được xem như một món quà trời ban, bởi không một hình thức giao dịch truyền thống nào có được lợi thế này như giao dịch CFD. Như vậy, nhà đầu tư chỉ cần một tỷ lệ vốn nhỏ so với tổng giá trị thực của giao dịch để đặt lệnh, phần còn lại là vay từ nhà môi giới của bạn. Ký quỹ A10% có nghĩa là bạn chỉ phải đặt cọc 10% giá trị giao dịch bạn muốn mở. Phần còn lại do nhà cung cấp hợp đồng CFD chi trả.

Đòn bẩy trong giao dịch CFD

CFD tương tự như một giao dịch phái sinh kèm ký quỹ

Giả sử, bạn muốn mở một lệnh tương đương với 500 cổ phiếu Google, nếu theo đúng giao dịch tiêu chuẩn, bạn phải trả toàn bộ chi phí mua 500 cổ phiếu ngay và luôn. Nhưng với giao dịch CFD, bạn có thể chỉ cần trả trước 5% chi phí mua, 95% còn lại sử dụng đòn bẩy.

Đòn bẩy trong CFD cho phép bạn phân bổ vốn của mình nhiều hơn, nhưng phải đảm bảo bạn đang giao dịch trong khả năng của mình, nếu không, sử dụng đòn bẩy cũng có một mặt khác đó là lỗ rất lớn, hơn rất nhiều so với không sử dụng đòn bẩy.

V. Các hình thức giao dịch CFD

Các hình thức giao dịch CFD

Cách giao dịch với CFD hiệu quả, an toàn

Để giao dịch CFD, bạn có thể áp dụng một số chiến thuật như sau:

+ Giao dịch trong ngày (CFD day trading)

Với hình thức giao dịch day trading, nhà đầu tư sẽ mở và đóng giao dịch trong cùng một ngày (thường thì các vị thế sẽ chỉ giữ được trong vài giờ đồng hồ), dựa trên sự thay đổi xu hướng của thị trường. Giao dịch day trading sẽ giúp loại bỏ những rủi ro khi giữ vị thế sang ngày hôm sau.

+ Giao dịch CFD lướt sóng Swing

Với chiến thuật giao dịch Swing, nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các tài sản có biến động ngắn hạn có thể khai thác được. Thời gian thực thi lệnh từ 1 ngày cho đến 1 tuần. Việc giữ vị thế qua đêm sẽ dẫn đến rủi ro cao hơn chiến thuật day trading, những sự kiện bất ngờ có thể xảy đến và ảnh hưởng đến giao dịch của bạn.

+ Giao dịch CFD theo Scalping

Các nhà giao dịch sử dụng chiến thuật giao dịch Scalping sẽ chú trọng vào những biến động giá trong ngày, mục đích chính là kiếm lời ít nhưng đều đặn. Họ chỉ giữ bị thế trong khoảng vài giây hoặc vài phút, khai thác những cơ hội nhỏ trong xu thế lớn. Để tạo ra lợi nhuận lớn thì cần thực hiện nhiều lệnh giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy cao.

+ Giao dịch CFD dài hạn

Chiến thuật giao dịch dài hạn có thời gian thực thi lệnh từ 1 tuần trở lên, cho nên, nhà đầu tư cần sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản để giao dịch. Đa số trên thị trường hiện nay, các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản, kèm theo những “đại dữ liệu” hay thông tin có tác động mạnh mẽ lên thị trường.

VI. Cách thức hoạt động của CFD

Để giao dịch CFD, nhà đầu tư không cần sở hữu tài sản cơ bản mà thay vào đó giao dịch sẽ nhận dựa trên sự thay đổi giá của tài sản đó tính doanh thu cho nhà đầu tư.

Trader mở lệnh và đặt các thông số như vị thế mua khống/bán khống, đòn bẩy, số tiền đầu tư… Lệnh được mở cho đến khi trader đóng hoặc trader đặt lệnh tự động đóng khi đạt đến điểm Cắt lỗ hoặc Chốt lời hoặc khi hợp đồng hết hạn.

Nếu dự đoán chuẩn, sau đóng lệnh có lời, nhà môi giới sẽ trả tiền cho nhà giao dịch nhưng nếu bị lỗ, thì nhà môi giới sẽ thu khoản chênh lệch từ trader.

Cách thức hoạt động của CFD

Với giao dịch CFD, nhà đầu tư không cần thực sự sở hữu tài sản

Trong cách thức hoạt động của CFD, nhà đầu tư cũng cần nắm vững một số khái niệm như spread, hoa hồng, khối lượng giao dịch (lot) và thời hạn hợp đồng CFD. Theo đó:

+ Phí spread là phí chênh lệch giữa giá mua và giá bán;

+ Phí hoa hồng phát sinh khi bạn thực hiện mua bán hợp đồng CFD, phí này khoảng 0.1% tổng giá trị vị thế, mức tối thiểu là 9 USD;

+ Khối lượng giao dịch trong các hợp đồng CFD có kích thước tiêu chuẩn, phụ thuộc vào sản phẩm được giao dịch;

+ Thời hạn hợp đồng CFD không cố định, lệnh giao dịch có thể kết thúc một cách đơn giản trên chính nền tảng giao dịch mà bạn chọn.

VII. CFD có lừa đảo không?

Để trả lời câu hỏi này cần xem xét cách hoạt động của CFD:

CFD có thật sự an toàn với nhà đầu tư

Nhiều người sợ CFD lừa đảo do cách thức hoạt động khá mới ở Việt Nam

Nếu bạn là một nhà giao dịch CFD, bạn không cần phải thật sự sở hữu một cổ phiếu hoặc tiền tệ (tức là không phải bỏ tiền để mua về). Thay vào đó, bạn cần nghiên cứu và đưa ra dự đoán về việc giá của tài sản đó trong tương lai sẽ tăng lên  hay giảm xuống. Hợp đồng chênh lệch CFD phản ánh dự đoán của bạn về xu hướng giá. Bạn có thể đảm nhận một trong hai vị trí:

- Ngắn hạn: Nếu bạn dự đoán tương lai tài sản này sẽ tăng giá thì bạn có thể vào vị trí “lệnh bán”. Sau đó, bạn có thể đóng vị thế bằng “lệnh mua”, khi giá giảm xuống một mức cụ thể.

- Dài hạn: Khi bạn tin rằng trong tương lai giá của tài sản sẽ tăng lên, vì thế, bạn đặt “lệnh mua” trong giao dịch mở cửa. Về sau, khi giá tăng, bạn có thể cân nhắc việc bán tài sản đó để đóng vị thế và kiếm lời.

Khái niệm về hợp đồng chênh lệch còn mới mẻ và xa lạ nhưng là một trong những lợi thế chính của giao dịch CFD. Không giống như các thị trường cấm bán khống hoặc nhà đầu tư cần phải mượn công cụ trước khi bán, CFD cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch mà không phải trả chi phí vay do bạn không sở hữu tài sản mà chỉ suy đoán về chuyển động và xu hướng giá của tài sản đó mà thôi.

Nếu nhà đầu tư dự đoán chính xác về giá của tài sản trong tương lai thì bên môi giới sẽ trả cho nhà đầu tư khoản chênh lệch giữa giá ban đầu và giá trị hiện tại của tài sản. Tuy nhiên, nếu thị trường không diễn biến theo dự đoán thì nhà đầu tư sẽ phải trả cho người môi giới khoản chênh lệch giá.

Từ những thông tin trên có thể kết luận giao dịch CFD không phải lừa đảo nhưng bạn cần phải biết cách thức hoạt động của loại hình này và nắm được cách tính toán những rủi ro liên quan. Để biết thêm nhiều thông tin về đầu tư tài chính, các bạn đừng quên theo dõi TOPI cùng các chuyên gia hàng ngày nhé.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger