SSI - CON 'ONG' CHĂM CHỈ TRONG LÀNG GIA TĂNG VỐN
Khuyến nghị:
1. Mã cổ phiếu: SSI – Dịch vụ tài chính - Chứng khoán
2. Khuyến nghị đầu tư: Vị thế Long ngày 19/11/2021, giá mở cửa 46.000đ
3. Thời gian: 3 tháng từ 19/11/2021 đến 11/02/2022
4. Giá mục tiêu: 60.000đ
5. Cutloss: 40.000đ
Phân tích công ty:
1. Dẫn đầu về ngành cung cấp dịch vụ tài chính
2. Tính minh bạch tài chính rất tốt
3. Luôn cung cấp các dịnh vụ tài chính mới, phù hợp ‘khẩu vị’ của các NĐT
4. Ban lãnh đạo rất tốt
5. Hưởng lợi từ sóng thị trường chứng khoán năm 2020 – 2021
6. Được nhiều giải thưởng đứng đầu thị phần trong mảng môi giới chứng khoán trong nhiều năm
7. Cạnh tranh về phí môi giới dần thu hẹp Không tốt
8. Mảng đầu tư của công ty tốt, luôn tập trung vào các công ty đầu ngành
9. Gia tăng vốn chủ sở hữu giúp gia tăng phần Margin lên có dư nợ cho vay ký quỹ lớn nhất tính đến quý 4/2021 vẫn còn dư địa để mở rộng cho vay ký quỹ.
PHÂN TÍCH FA:
Đầu tiên từ việc ngành chứng khoán có tính phụ thuộc vào thị trường rất cao, nên biến động KQKD cũng như giá cổ phiếu thường đồng pha với thị trường. Từ năm 2007 tới nay, chứng khoán Việt Nam khá trồi sụt khá nhiều, điều này khiến cổ phiếu ngành chứng khoán khó có thể tăng trưởng. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh từ các CTCK ngoại ngày càng tăng khiến thị phần CTCK nội suy yếu, ít nhiều tác động tới giá cổ phiếu.
Tuy nhiên đến năm gần đây từ thời điểm 2020 cho đến hiện tại, chỉ số VNINDEX vượt đỉnh 1.200 đạt đến đỉnh cao mới là 1.481 điểm với khối lượng thanh khoản rất mạnh với dòng tiền mới của các NĐT F0
Dựa trên những hiểu biết của tui về hoạt động dịch vụ tài chính của các công ty chứng khoán thì mô hình kinh doanh của công ty sẽ gồm 3 mảng chính mang lại Dthu và LN cho công ty như sau:
1. Dịch vụ môi giới
2. Dịch vụ đầu tư (Hay còn được gọi là tự doanh với các quỹ như SSIAM,..)
3. Dịch vụ cho vay (Hay còn được gọi là Margin)
Và bên cạnh đó yếu tố tài khoản mở mới tại công ty quyết định đến dịch vụ môi giới.
Thị phần môi giới liên quan mật thiết với hoạt động cho vay margin (tài trợ vốn, khuyến khích khách hàng giao dịch nhiều hơn đồng nghĩa với việc mở rộng thị phần).
Điểm chung dễ thấy là hoạt động môi giới đóng góp trực tiếp tỉ trọng lợi nhuận khiêm tốn với các CTCK. Điều này đồng nghĩa với việc cuộc đua thị phần môi giới không mấy ý nghĩa với các CTCK xét ở khía cạnh nếu muốn gia tăng lợi nhuận.
-> Việc cho vay margin hoặc đầu tư mới là cốt lõi và trọng tâm chính yếu của các CTCK
Vốn chủ sở hữu sẽ tác động đến lượng Margin được cho vay trên thị trường,
Thị trường VNINDEX tác động rất lớn đến việc đầu tư của công ty. Hoạt động đầu tư và tự doanh đóng góp quan trọng cho lợi nhuận của các CTCK. Với các hoạt động lướt sóng ngắn hạn, mua thấp bán cao,... cùng với đó là sự đột biến và khác biệt của các CTCK đến từ danh mục đầu tư tự doanh và hoạt động IB là nền tảng cho LN của công ty.
Những điểm nổi trội của SSI:
- Thuyết minh báo cáo tài chính của SSI cho thấy CTCK này nắm giữ các danh mục cổ phiếu sẵn sàng để bán (FVTPL) của các công ty đầu ngành, đang hoạt động tốt về các ngành bán lẻ, hàng hóa sản xuất như: MWG, MSN, VRE, FPT,..
Mảng kinh doanh chính của công ty sẽ là mảng Cho vay, mảng này sẽ tăng mạnh nhờ:
(1) Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường hậu dịch bệnh Covid và
(2) dòng tiền nhà đầu tư tổ chức đi theo tiến trình thăng hạng của thị trường Việt Nam
- Dư nợ cho vay margin sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, do thanh khoản cải thiện và tỷ lệ thâm nhập thị trường gia tăng. Quan trọng hơn, các CTCK đang đẩy mạnh tham gia vào thị trường tín dụng, mở rộng tín dụng cho các công ty dưới hình thức trái phiếu doanh nghiệp và/hoặc cho vay margin, với các điều khoản linh hoạt hơn so với tín dụng ngân hàng. So với cho vay margin truyền thống, các CTCK còn nhiều cơ hội để mở rộng các khoản vay kinh doanh cho doanh nghiệp trên quy mô rộng hơn nhiều.
- Thông tư 121/TT-BTC cho phép CTCK vay nợ gấp 5 lần thay vì 3 lần vốn chủ sở hữu. Điều này mở cơ chế giúp tăng năng lực tài chính cho CTCK và thể hiện chính sách đang theo hướng nới lỏng, tạo điều kiện cho thị trường vốn phát triển.
- SSI rất thận trọng với danh mục tiền gửi rất lớn hơn 11,000 tỷ đồng (~1/3 tổng tài sản của SSI). Danh mục đầu tư của SSI đều là các doanh nghiệp đầu ngành và chất lượng tốt.
- Ngay cả khi TTCK thăng hoa, ngành chứng khoán đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt, không nhiều CTCK tìm ra những hướng đi khác biệt, thu nhập và lợi nhuận dễ biến động khi thị trường đảo chiều hoặc thanh khoản tụt giảm. Bởi vậy mối quan tâm của thị trường với cổ phiếu chứng khoán nói chung mang hiệu ứng tâm lý nhiều hơn xuất phát từ các cơ sở định giá. Điều này lý giải tại sao khi TTCK đảo chiều, cổ phiếu chứng khoán là nhóm cũng biến động mạnh nhất.
- Kênh đầu tư chứng khoán được rất nhiều người lựa chọn như một sự thay thế hoạt động kinh doanh thông thường bị đình trệ.
Thoái vốn khỏi công ty PAN:
SSI vừa bán ra 15 triệu cổ phiếu PAN để giảm sở hữu từ 19,91% về còn 12,73%. Với mức giá trung bình khoảng 31.600đ/1 cổ phiếu -> SSI có thể dự tính thu về 474 tỷ đồng.
-> Đây là một tin tức tích cực với LNST của doanh nghiệp khi được tập kết.
Sự gia tăng vốn không ngừng nghỉ của SSI:
- Theo ghi nhận mới đây nhất thì SSI hiện đang có 984.750.022 cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn. Việc này giúp Công ty có một nguồn vốn to lớn trong việc mở rộng mảng Cho vay của mình.
- Ghi nhận từ báo cáo tài chính Quý 3/2021 mảng cho vay từ 9 tỷ đồng lên 18 tỷ đồng gấp đôi so với đầu năm 2021.
PHÂN TÍCH TA:
- Kể từ sau khi có pha khối lượng đột biến vào ngày 19/8/2021 thì SSI gia dịch trong biên độ từ mức giá 44.700đ – 37.900đ.
- Pha Break ngày 8/11/2021 chưa thực sự thuyết phục lắm.
- Dựa theo pha Break giá của VND và những tin tức tích cực về thanh khoản trên thị trường (mỗi phiên tầm 40k tỷ) thì ta có thể kỳ vọng sẽ có sóng ngành Chứng khoán.
Hy vọng các bạn thích bài viết của mình.
Tác giả: Toàn Nguyễn