Facebook Topi

22/02/2022

VND - Bài thi giải Ba quý

Phân tích thị trường đầu tư là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đầu tư tài chính hiệu quả. Có 2 cách phổ biến nhất là phân tích cơ kỹ thuật và phân tích cơ bản

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

*Mã cổ phiếu: VND

*Thời gian: đến ngày 30/12/2021

*Mức giá khuyến nghị: khi giá bứt lên khỏi vùng giá 54.500 kèm khối lượng giao dịch ngày hôm đó ít phải lớn hơn KLGD trung bình 50 phiên ít nhất 25%. Lưu ý chỉ mua trong vùng giá 54.500 – 57.500, tránh mua đuổi.

*Giá mục tiêu: 65.000 - 72.000 (tương ứng với target khoảng 25% - 30% so với giá mua vào).

*Giới thiệu nhanh về công cụ của cá nhân mình sẽ được dùng trong bài:

Bảng dữ liệu RS bên dưới là được dựa trên dữ liệu thô sau quá trình lọc từ phần mềm Amibroker, số liệu sẽ lệch đôi chút so với một số tổ chức khác tuy nhiên vẫn tương đối chính xác và phản ánh đúng thực tế).

Bảng điểm kỹ thuật (cao nhất là 7, thấp nhất là 0): được tính toán dựa trên những đường hỗ trợ và các chỉ báo đảo chiều xu hướng. Từ số 7 đến số 4 là những cổ phiếu vẫn đang trong vùng cân bằng (đang tích lũy hoặc vẫn đang trong trend tăng ngắn hạn chưa có dấu hiểu đảo chiều), từ số 3 đến số 0 là những cổ phiếu đang vi phạm các ngưỡng hỗ trợ hoặc đang trong xu hướng giảm ngắn hạn. Những màu này cũng được tính toán bằng code Amibroker và Excel nên đảm bảo tính khách quan.

*Nội dung bài phân tích:

- Chọn nhóm ngành mạnh hơn so với thị trường chung dựa chỉ số sức mạnh giá RS.

- Chọn ra cổ phiếu có tiềm năng trong nhóm ngành đó và tiến hành phân tích kỹ thuật để dự đoán vị trí của nó so với chu kỳ (ở đầu, cuối hay giữa chu kỳ).

- Phân tích cơ bản nhóm ngành chứng khoán.

- Phân tích cơ bản VND.

*Phân tích

1. Phương thức phân tích kỹ thuật

1.1 Chọn nhóm ngành mạnh dựa vào chỉ số sức mạnh giá rs

Trước khi chọn ra doanh nghiệp có tiềm năng tăng giá nên xem xét yếu tố dòng tiền và sức mạnh giá của các nhóm ngành. Chỉ số sức mạnh giá RS là một trong những công cụ rất hữu ích để nhìn nhận vấn đề này. Dựa vào bảng dữ liệu RS bên dưới (phiên ngày 17/09/2021), nếu nhìn vào điểm kỹ thuật thì nhóm ngành thép là nhóm ngành có hầu hết cổ phiếu đang trong trend tăng giá ngắn hạn (đều có màu hồng và xanh), chưa có dấu hiệu cho 1 cú điều chỉnh đáng kể, tuy nhiên trend tăng này đã bắt đầu từ thời điểm cuối tháng 8.

Cho nên ở thời điểm hiện tại, việc mở mới vị thế ở một nhóm ngành đang tích lũy và chuẩn bị bước vào con sóng mới sẽ phù hợp hơn. Nếu nhìn theo xếp hạng sức mạnh giá từ thấp đến cao thì chứng khoán vẫn là nhóm ngành có RS cao nhất, đồng thời hầu hết cổ phiếu trong nhóm đang trong giai đoạn tích lũy khoảng 2-3 tuần để hấp thụ lượng cung của giai đoạn tăng giá ngắn trước đó (từ khoảng cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 ).

Nếu nhìn vào điểm kỹ thuật thì điểm số của hầu hết các mã cổ phiếu trong nhóm chứng khoán ở phiên gần nhất cũng đã được cải thiện so với phiên (15/09/2021)  Điều này cho thấy nhóm này đã trở lại vùng cân bằng và có khả năng bứt phá giai đoạn tới. Thêm vào đó, so với 2 nhóm ngành nổi bật là ngân hàng và thép trong giai đoạn nửa đầu năm thì chứng khoán vẫn là nhóm ngành có sự hồi phục sớm nhất và khỏe nhất sau khi thị trường tạo đáy. Do đó, nhóm ngành chứng khoán là nhóm ngành rất đáng chú ý và cổ phiếu VND là cổ phiếu được đưa vào bài phân tích này.

1.2 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu vnd

Phân tích đồ thị tuần:

Ở thời điểm hiện tại, VND hiện đang tích lũy tại nền giá thứ 3 so với đáy năm hồi tháng 3 năm 2020, ta có thể dự đoán VND hiện đã đi được một nửa cho đến 2/3 chu kỳ tăng giá của nó (Theo Mark Minervini thì cổ phiếu thường đảo chiều sau 3-4 nền giá). Điều này giúp ta có thể phần nào thấy được mức độ rủi ro đang tăng lên và sự biến động cũng sẽ ngày càng lớn hơn. Do đó việc phân bổ nguồn vốn sao cho phù hợp sẽ là điều mà mọi người nên cân nhắc.

Phân tích đồ thị ngày:

Trên đồ thị ngày, sau giai đoạn bật tăng mạnh từ đáy ngắn hạn hồi giữa tháng 7, VND cũng đã có 4 tuần tích lũy trong biên độ 12% và khối lượng giao dịch của tuần gần nhất cũng đã có dấu hiệu cạn kiệt cạn, đồng thời trong tuần gần nhất giá biến động trong biên độ hẹp khoảng 5% >> điều đó cho thấy nguồn cung của giai đoạn tăng giá ngắn trước đó đã được hấp thụ hiệu quả và sẵn sàng cho giai đoạn tăng giá tiếp theo.

2. Phương thức phân tích cơ bản

2.1 Nhóm ngành chứng khoán hưởng lợi

• Lượng tài khoản mở mới tiếp tục tăng mạnh tháng 8/2021 (hình 4). Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do đại dịch, lãi suất tiết kiệm thấp, thị trường bất động sản chững lại, kênh đầu tư chứng khoán trở nên hấp dẫn và thu hút dòng tiền. Đồng thời, xu hướng định danh khách hàng điện tử (eKYC) đang ngày càng phát triển, chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối Internet nhà đầu tư có thể mở tài khoản mọi lúc mọi nơi, đây cũng là một trong những yếu tố giúp kênh đầu tư chứng khoán được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam trong thời gian tới.

• Chính phủ cũng đang đề ra các phương án mở cửa TPHCM và nới lỏng chỉ thị 16 ở một số khu vực trọng điểm nhằm hồi phục kinh tế sau giai đoạn giãn cách nghiệm ngặt, dù chưa biết mức độ hiệu quả của các phương án này đối với nền kinh tế ra sao nhưng nó sẽ phần nào giải tỏa được tâm lý lo sợ cho nhà đầu tư F0 bởi lẽ sau từ lần bùng phát dịch thứ 4, mỗi khi có công văn tiếp tục giãn cách hoặc áp dụng chỉ thị 16 nghiêm ngặt hơn thì thị trường thường phản ứng rất tiêu cực.

• Khi thị trường chứng khoán sôi động trở lại và tiếp tục thu hút dòng tiền thì các doanh nghiệp trong ngành cũng có thể tận dụng để phát hành huy động vốn cổ phần dễ dàng hơn, qua đó tăng quy mô vốn cho vay margin cũng như tiếp tục hưởng lợi từ quy mô thanh khoản của thị trường hiện nay. Mảng tự doanh và môi giới cũng sẽ được hưởng lợi.

2.2 Phân tích cơ bản vnd

2.2.1 Thông tin tích cực

• HĐQT Chứng khoán VNDirect vừa thông qua nghị quyết về việc thay đổi kế hoạch kinh doanh năm 2021 với lợi nhuận sau thuế tăng hơn 80% so với kế hoạch ban đầu lên 1.600 tỷ đồng (hình 8 ), do đó mục tiêu lợi nhuận gần gấp đối so với ban đầu >> Kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận đột biến luôn là yếu tố thu hút Smart Money, nhất là khi thị trường vào dựa kế hoạch tăng trưởng này để định giá lại cổ phiếu và nâng cao kỳ vọng.

• Công ty Chứng khoán VNDIRECT đã huy động thành công khoản vay hợp vốn kỳ hạn một năm từ nhóm các ngân hàng nước ngoài, với tổng giá trị lên tới 100 triệu USD >> Nâng dư địa cho vay margin.

• Nằm trong top 10 thị phần môi giới chứng khoán quý 2/2021 (hình 5)

2.2.2 Yếu tố cơ bản

• So với 3 công ty chứng khoán có vốn hóa lớn khác là SSI, HCM, VCI thì theo báo cáo tài chính quý 2:

+) Mảng tự doanh: lợi nhuận sau thuế của VND tăng trưởng 93%, SSI tăng trưởng 43,2%, VCI tăng trưởng 37%, HCM tăng trưởng 15,9% so với cùng kỳ.

+) Mảng môi giới: doanh thu của VND tăng trưởng 2,4 lần, SSI tăng trưởng 2,3 lần, VCI 1,4 lần, HCM tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ.

+) Mảng cho vay margin: Doanh thu của VND tăng trưởng 2,17 lần, SSI tăng trưởng 2,1 lần, VCI 1,58 lần và HCM tăng trưởng 1,14 lần so với cùng kỳ.

Với những con số trên phần nào thấy được khả năng kinh doanh hiệu quả của VND so với các ông lớn khác.

• Chỉ số P/E và EPS:

- P/E EPS

- VND 14,69 3,7

- SSI 22,36 1,92

- VCI 11,15 5,69

- HCM 18,57 2,89

>> P/E trung bình dựa trên 4 cty trên khoảng 17

Nếu doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh như dự kiến (hình 8 ) thì EPS kỳ vọng sẽ khoảng: 1600/4,3=3,72

>> Giá VND tính theo P/E trung bình ngành và EPS kỳ vọng = 3.7200*17=63.240

• Huy động vốn: đầu quý III đã chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và thu về trên 3.100 tỷ đồng. Theo thời báo tài chính ngày 06/09/2021, VND đã huy động thành công khoản vay hợp vốn kỳ hạn một năm từ nhóm các ngân hàng nước ngoài, với tổng giá trị lên tới 100 triệu USD (khoảng 2.300 tỷ đồng). Như vậy từ quý 3 tính đến thời điểm hiện tại thì nguồn vốn của VND đã tăng khoảng 24% so với con số 22.500 tỷ đồng trên báo cáo tài chính quý II (chưa tính đến các khoản vay mới từ ngân hàng). Đồng thời, nếu lấy con số 3.100 tỷ huy động được từ việc phát hành cp đầu quý 3 thì VCSH sẽ tăng lên khoảng 7900 tỷ (3100+4800) >>

Tỉ lệ cho vay/VCSH sẽ được cải thiện ( so quý II tỷ lệ này đã khoảng 9300/4800 =1,9 lần trong khi tỷ lệ cho phép là 2 lần) >> Qua đó nâng cao dư địa cho vay Margin của VND (Mảng này chiếm tới 22% doanh thu).

• Tự doanh: 2 khoản đầu tư đáng kể là PTI và VHM, giai đoạn cuối năm khi nền kinh tế dần hồi phục trở lại sẽ là cơ hội cho nhóm ngành bất động sản. Còn ngành bảo hiểm cũng có triển vọng nhờ game thoái vốn và sẽ là nhóm cổ phiếu phòng thủ tốt trong giai đoạn thị trường ngày càng biến động (Mảng này chiếm tới 30% cơ cấu doanh thu của VND).

• Trong số 4 doanh nghiệp chứng khoán có vốn hóa lớn thì hiện tại VND đang có biên lợi nhuận gộp dẫn đầu >> Quản lý chi phí tốt, có lợi thế cạnh tranh trong ngành.

• Nhận thấy VND là cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng doanh thu – lợi nhuận cao, do đó mình xin phép chấm điểm cho cổ phiếu này theo tiêu chí Canslim (hình 6). Và cổ phiếu đạt được 8,1/10. (Đây chỉ là công cụ cá nhân, mọi người có thể tham khảo thêm).

*Tuyên bố trách nhiệm: Mọi quan điểm trên đều là phân tích và nhận định của cá nhân. Bài phân tích dựa trên thông tin từ nhiều nguồn tham kháo khác nhau. Trong quá trình phân tích nếu có gì sai sót mong được cộng đồng góp ý và cùng nhau trao đổi. Hãy cùng nhau phát triển!

Tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về tài chính tại: Topi

Tác giả: Nguyễn Quốc Trường

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI