Facebook Topi

31/10/2024

Sóng Elliott là gì? Cách giao dịch với sóng Elliott hiệu quả

Sóng Elliott là gì và có những loại nào? Tìm hiểu nguyên lý sóng Elliott và cách ứng dụng mô hình sóng Elliott trong chứng khoán để giao dịch hiệu quả.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Sóng Elliott là công cụ đắc lực trong phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán nhằm dự báo xu hướng thị trường dựa trên tâm lý của nhà đầu tư, được nhiều nhà đầu tư và trader áp dụng.

I. Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott là phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên mô hình giá qua các phiên giao dịch. Nguyên lý sóng Elliott được áp dụng vào phân tích nhiều thị trường tài chính khác nhau, tuy nhiên tập trung nhiều nhất là ở thị trường chứng khoán. 

Lý thuyết này dựa trên việc thống kê, quan sát và phân tích dữ liệu lịch sử thị trường chứng khoán trong nhiều năm và rút ra nhận định rằng  thị trường có mô hình sóng mang tính chu kỳ, lặp đi lặp lại.

Sóng Elliott là gì?

Mô hình sóng Elliott xây dựng dựa trên nguyên lý đầu tư tập thể

Nguyên lý sóng Elliott được diễn giải là hành vi ứng xử của các nhóm nhà đầu tư, sự thay đổi tâm lý của đám đông giữa bi quan và lạc quan tạo thành các mô hình dạng sóng.

Hiện tượng này thể hiện rõ ràng nhất dưới dạng biến động giá và khối lượng giao dịch. Elliott đã phân biệt 11 mô hình sóng với tên và mô hình đồ thị cụ thể.

Nhà đầu tư, trader có thể dùng Elliott Wave Theory như một công cụ để phân tích và xác định chu kỳ, dự báo xu hướng của thị trường.

Mặc dù phương pháp này không quá phổ biến, nhưng chỉ cần nắm vững lý thuyết, bạn sẽ có một phương pháp phân tích kỹ thuật dựa theo tâm lý nhà đầu tư khá hiệu quả.

II. Lịch sử ra đời lý thuyết sóng Elliott -  Elliott Wave Theory

Lý thuyết sóng Elliott - Elliott Wave Theory (EWT) được đặt theo tên của Ralph Nelson Elliott (1871 - 1948) - một kế toán viên chuyên nghiệp tìm ra sau khi ông phát hiện ra nguyên lý xã hội cơ bản và phát triển các công cụ phân tích thị trường vào những năm 1930.

Sau khi Elliott qua đời, các nhà phân tích kỹ thuật thị trường, các chuyên gia tài chính tiếp tục sử dụng các nguyên lý sóng để cung cấp dự báo cho các nhà đầu tư.

Lịch sử ra đời lý thuyết sóng Elliott -  Elliott Wave Theory

Ralph Nelson Elliott là người đầu tiên sáng tạo mô hình sóng Elliott

Charles Collins, người đã công bố "Nguyên lý sóng" của Elliott và giúp giới thiệu lý thuyết của Elliott cho Phố Wall đã xếp hạng đóng góp của Elliott cho phân tích kỹ thuật chứng khoán thuộc cùng cấp độ với Charles Dow.

Trong những năm từ 1950 - 1960, Hamilton Bolton - người sáng lập của The Bank Credit Analyst đã cung cấp lý thuyết phân tích sóng đến đông đảo độc giả. Ông cũng giới thiệu nguyên lý sóng Elliott cho AJ Frost, người cung cấp bài bình luận tài chính hàng tuần trên Mạng Tin tức tài chính. Frost và Robert Prechter được xem là đồng tác giả của Elliott Wave Principle do đã hoàn thiện lý thuyết dựa trên nguyên lý do Elliott tìm ra.

III. Đặc điểm cơ bản của sóng Elliott

Theo các nhà phân tích, sóng Elliott có 2 đặc điểm chính là: Phản ánh tâm lý của đám đông đầu tư và có tính chu kỳ. Nhà đầu tư nắm rõ hình mẫu 5 sóng và 3 sóng, vận dụng vào nhận biết sóng để có được phân tích hiệu quả. (Các định nghĩa giả định một thị trường bò, với thị trường gấu sẽ áp dụng ngược lại).

1. Sóng động lực (Impulse wave) - xu hướng chi phối

Trong mô hình sóng động lực sẽ chia thành 5 sóng nhỏ:

Sóng 1: Sóng đầu tiên thường không rõ ràng. Khi thị trường Bò mới bắt đầu, hầu hết tin tức đều tiêu cực. Xu hướng trước đó vẫn còn hiệu lực mạnh mẽ. Với giai đoạn này, giá hầu như giảm, khối lượng có thể tăng lên một chút khi giá tăng nhưng không đủ để cảnh báo.

Sóng 2 điều chỉnh sóng 1 nhưng không vượt ra khỏi điểm khởi đầu của sóng 1. Tại giai đoạn này, tin tức vẫn còn xấu nhưng đã có một số dấu hiệu tích cực xuất hiện nhưng khối lượng sóng 2 thoái lui so với sóng 1 thường không quá 61,8%.

Sóng động lực

Lý thuyết sóng Elliott là công cụ phân tích kỹ thuật khó nhưng hiệu quả

Sóng 3: Thường sẽ là sóng lớn nhất, mạnh nhất trong xu hướng (trong một số nghiên cứu là sóng 5 lớn nhất). Sóng 3 thường mở rộng sóng 1 theo tỷ lệ 1.618:1. Giai đoạn này, nhiều tin tức tích cực đã xuất hiện, giá cổ phiếu tăng nhanh chóng. Ở giai đoạn đầu của sóng 3, nhà đầu tư vẫn còn rụt rè khi giao dịch, nhưng đến giữa giai đoạn sóng, đám đông sẽ thường xuyên tham gia vào xu hướng tăng giá mới.

Sóng 4: Thường điều chỉnh một cách rõ ràng và thường thoái lui ít hơn 38,2% của sóng 3, khối lượng giao dịch thấp hơn sóng 3. Sóng 4 thường khiến nhà đầu tư nản lòng nhưng thực chất đây là thời điểm tốt để mua vào nếu bạn hiểu được tiềm năng của sóng 5

Sóng 5: Đây là sóng cuối cùng trong sự chỉ đạo của xu hướng chi phối. Lúc này tin tức hầu như tích cực, mọi người cùng tăng giá. Những nhà đầu tư mua vào sóng cuối cùng thường không may mắn.

2. Sóng điều chỉnh (Corrective wave) - xu hướng điều chỉnh

Sóng điều chỉnh gồm có 3 sóng nhỏ:

Sóng A: Các điều chỉnh trong sóng A thường khó xác định.Ở thị trường Gấu, khi sóng A xuất hiện, những tin tức cơ bản thường vẫn tích cực, khối lượng bán tăng lên.

Sóng B: Ở con sóng này, giá đảo ngược cao hơn. Khối lượng sóng B có thể thấp hơn sóng A. Mặc dù các tin tức không còn tích cực nữa nhưng vẫn chưa chuyển sang tiêu cực.

Sóng C: Giá di chuyển mạnh xuống thấp hơn trong sóng 5. Khối lượng tăng lên, và đến chân thứ ba của sóng C. Sóng C thường tương đương sóng A hoặc hơn và thường mở rộng đến 1,618 lần sóng A hoặc vượt ra ngoài.

IV. Cấu trúc sóng Elliott

Theo lý thuyết sóng Elliott, thị trường chứng khoán thường diễn biến theo xu hướng mô hình 5 sóng chủ đạo rồi hồi lại theo các quá trình điều chỉnh 5 sóng hoặc 3 sóng trước khi bắt đầu một xu hướng chủ đạo của chu kỳ tiếp theo..

Các sóng chủ đạo được đánh dấu lần lượt theo thứ tự sóng 1-2-3-4-5. Sóng điều chỉnh được đánh dấu bằng các chữ cái A-B-C (D-E)

cấu trúc sóng elliott

Mô hình cấu trúc sóng Elliott cơ bản với sóng chủ đạo và điều chỉnh

Trong mô hình sóng Elliott, sóng chủ đạo có thể xen kẽ với sóng điều chỉnh trong mọi cấp độ của xu hướng và mọi quy mô thời gian. Sóng chủ đạo gồm 5 sóng cấp dưới và chuyển động cùng hướng với sóng cấp cao hơn. Sóng điều chỉnh luôn gồm 3 sóng cấp dưới và chuyển động ngược hướng với sóng cấp cao hơn.

V. Các mô hình sóng Elliott hiện đại

Trong thực tế, cấu trúc sóng Elliott khá phức tạp và chia thành nhiều dạng. Mỗi sóng động lực có 5 sóng nhỏ, mỗi sóng điều chỉnh lại có 3 sóng nhỏ, như vậy số lượng dạng mô hình sóng Elliott là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay, các mô hình sóng phổ biến sau được quan tâm nhất:

1. Các mô hình của sóng động lực

Sóng động lực gồm có 3 mô hình phổ biến sau:

Extension - Mô hình sóng Elliott mở rộng

Sóng 1, 3 hoặc 5 đều có khả năng mở rộng nhiều lần và hình thành nhiều mẫu hình sóng hơn nữa, tuy nhiên chỉ duy nhất 1 sóng được mở rộng, thường là sóng 3. Hầu hết sóng 1 và sóng 5 sẽ tuân theo nguyên tắc của cấu trúc cơ bản và có xu hướng cân bằng.

Mẫu hình sóng mở rộng có cấu trúc theo sóng động lực, nếu mở rộng sóng 3 một lần thì sẽ có 9 sóng, mở rộng sóng 3 hai lần thì tổng số là 13 sóng…

Diagonal Triangle - Mô hình sóng tam giác chéo

Điểm đặc trưng của mẫu hình này là khi nối các đỉnh và đáy của các bước sóng để vẽ đường xu hướng thì tạo thành hình tam giác. Có 2 dạng tam giác khác nhau:

- Leading Diagonal Triangle: Cấu trúc sóng 5-3-5-3-5

- Ending Diagonal Triangle: 3-3-3-3-3

Trong đó sóng 1, 3 và 5 sẽ theo dạng zigzag, sóng 2 và 4 không theo mẫu cụ thể nào, sóng 3 không được là sóng ngắn nhất.

Failed 5th - Sóng thất bại - Mẫu hình cụt sóng 5

Mặc dù có cấu trúc của mô hình sóng động lực nhưng sóng 5 không vượt qua sóng 3 hoặc vượt qua không đáng kể. Các sóng còn lại tuân theo cấu trúc cơ bản của mô hình sóng động lực.

2. Các mô hình của sóng điều chỉnh phổ biến

Sóng ZIGZAG

Cấu trúc của sóng ZIGZAG thường có dạng 5-3-5. ZIGZAG chủ yếu xuất hiện ở sóng thứ 2. trường hợp sóng 2 đi ngang (sideways) thì ZIGZAG có thể xuất hiện ở sóng thứ 4 theo quy luật hoán đổi (Alternation).

Sóng ZIGZAG

Mô hình sóng ZIGZAG

Sóng FLAT - Sóng phẳng

Mô hình sóng FLAT diễn biến theo cấu trúc 3-3-5 với 3 dạng phổ biến là: Expanded FLAT, Regular FLAT và Running FLAT. 

Xét trong toàn bộ chu trình, FLAT thường xuất hiện ở sóng thứ 2-4 và các sóng A-B-C. 

Sóng FLAT

Mô hình sóng FLAT

Sóng TRIANGLE - Sóng tam giác

Mô hình sóng tam giác có cấu trúc 3-3-3-3-3. Trong chuỗi 5 sóng thì TRIANGLE thường xuất hiện ở sóng 4 hoặc có khi xuất hiện trong chuỗi sóng điều chỉnh A-B-C.

Sóng TRIANGLE

Mô hình sóng TRIANGLE

VI. Quy tắc hoạt động của sóng Elliott

Nguyên lý sóng Elliott thừa nhận tâm lý đám đông hay tâm lý đầu tư tập thể, cảm xúc nhà đầu tư chuyển từ lạc quan sang bi quan và ngược lại theo các trình tự tự nhiên. Sự thay đổi tâm lý này tạo ra các hình mẫu thể hiện ở biến động giá trên thị trường ở mọi cấp độ xu hướng hoặc quy mô thời gian.

Các mô hình sóng đều tuân theo quy tắc sau:

- Sóng 2 thoái lui, sóng Elliott giảm nhưng không quá điểm bắt đầu của sóng 1

- Trong các sóng chủ 1 - 3 - 5 thì sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất

- Sóng 4 sẽ không vi phạm khu vực giá của sóng 1

Nếu nắm vững các quy tắc này, bạn hoàn toàn có thể nhận biết chính xác các giai đoạn điều chỉnh của thị trường và đưa ra quyết định đầu tư một cách thông minh. 

Quy tắc hoạt động của sóng Elliott

Nắm vững các hình mẫu và quy tắc sóng Elliott để giao dịch hiệu quả

VII. Mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci

Elliott đã phát triển mô hình sóng trước khi ông nhận thấy nó phản ánh chuỗi Fibonacci, vì thế ông đã đưa ra kết luận rằng "Các chuỗi tổng thể Fibonacci là cơ sở của Nguyên lý Sóng”

Theo ông, các số từ dãy Fibonacci xuất hiện nhiều lần trong các cấu trúc sóng, người phân tích có thể dùng tỷ lệ vàng trong Fibonacci để thiết lập các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cho các sóng thị trường.

Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn chưa có được sự nhất trí từ các nhà chuyên môn về phân tích thị trường chứng khoán.

Mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci

Quan điểm Elliott và Fibonacci có liên hệ vẫn còn đang gây tranh cãi

VIII. Các cấp độ của sóng Elliott

Theo đặc điểm đã nói ở trên, sóng Elliott có tính chu kỳ, do đó, việc phân chia cấp độ sẽ dựa trên quy mô và thời gian chu kỳ lặp lại.

Về cơ bản có thể phân loại sóng Elliott theo 9 cấp độ sau:

- Đại siêu chu kỳ: nhiều thế kỷ

- Siêu chu kỳ: nhiều thập kỷ (khoảng 40-70 năm)

- Chu kỳ: một năm đến vài năm (hoặc thậm chí vài thập kỷ theo một mở rộng Elliott)

- Trung cấp: vài tháng đến vài năm

- Sơ cấp: vài tuần đến vài tháng

- Nhỏ: vài tuần

- Khá nhỏ: vài ngày

- Rất nhỏ: vài giờ

- Rất rất nhỏ: vài phút

IX. Cách giao dịch cổ phiếu hiệu quả với sóng Elliott

Để giao dịch với sóng Elliott hiệu quả, nhà đầu tư cần nhận diện chính xác mô hình và quy tắc sóng, áp dụng các chỉ dẫn sau để suy đoán và giao dịch chính xác.

1. Đếm sóng và nhận diện sóng theo quy tắc hoạt động

Đây là khâu quan trọng nhất nhưng cũng khó nhất, cần phải thực hành nhiều. Hãy nhớ rõ quy tắc hoạt động cơ bản của sóng được TOPI trình bày ở phần trên và thực hành nhiều lần để có kinh nghiệm.

2. Phân tích đồ thị theo nhiều khung thời gian khác nhau

Phân tích đồ thị sóng

Cần xem đồ thị sóng trong khoảng thời gian đủ dài

Khi phân tích đồ thị của sóng, bạn cần xem xét tổng quát toàn bộ đồ thị, bao gồm cả quãng thời gian trước đó và xem xét sóng Elliott mở rộng. Giả sử bạn theo dõi đồ thị và đếm sóng giao dịch ngắn hạn thì không chỉ xem theo tuần mà cần xem theo tháng, quý, thậm chí xét theo năm, từ đó có thể suy đoán được thị trường cổ phiếu đang ở pha nào của sóng nào.

3. Đợi xác nhận khối lượng giao dịch

Theo lý thuyết thì sóng 3 có tiềm năng hấp dẫn để giao dịch. Tuy nhiên, đừng vội vàng quyết định ngay bởi thị trường rất có thể sẽ xuất hiện những đột biến. Hãy kiên nhẫn quan sát thêm 1 thời gian, chờ tín hiệu đảo chiều và chờ khối lượng xác nhận. 

Sóng Elliott thường đi cùng dịch chuyển giá nên yếu tố quan trọng nhất để xác nhận sóng giao dịch là sự gia tăng khối lượng giao dịch qua các phiên.

Trên đây là những thông tin TOPI tổng hợp đầy đủ và chi tiết về nguyên lý sóng Elliott và cách nhận biết và áp dụng vào giao dịch chứng khoán. Với bất cứ phương pháp phân tích nào thì việc thực hành để thuần thục kỹ năng là điều cần thiết. 

Hãy theo dõi thêm những tin tức được chúng tôi cập nhật hàng ngày để biết thông tin thị trường tài chính, chứng khoán và những phương pháp đầu tư hiệu quả nhất. 

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon