Bảo hiểm ô tô là phương thức bảo vệ người và tài sản trước những rủi ro, tổn thất bất ngờ trong quá trình sử dụng ô tô. Nếu tai nạn xảy ra gây thiệt hại về người hoặc tài sản, công ty bảo hiểm sẽ chi trả theo hợp đồng bồi thường đã ký kết.
Bảo hiểm xe ô tô là gì?
Bảo hiểm xe ô tô là một hợp đồng giữa chủ xe và công ty bảo hiểm, chủ xe sẽ đóng phí bảo hiểm để được công ty bảo hiểm bồi thường cho những thiệt hại về tài sản, con người, hoặc trách nhiệm dân sự có thể xảy ra trong quá trình sử dụng xe.
Bảo hiểm xe ô tô bảo vệ tài chính cho chủ xe trước thiệt hại
Có hai loại bảo hiểm xe ô tô chính là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện.
- Đối với bảo hiểm bắt buộc, tất cả những xe ô tô đang lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam đều phải có trách nhiệm mua bảo hiểm.
- Đối với bảo hiểm tự nguyện, có bảo hiểm thân vỏ xe, bảo hiểm cho con người, bảo hiểm mất cắp xe. Đây là các loại bảo hiểm không bắt buộc đối với chủ xe.
Lợi ích của bảo hiểm tô tô là bảo vệ tài chính của chủ xe trước những rủi ro có thể xảy ra, tiết kiệm chi phí sửa chữa xe, nhờ đó chủ xe sẽ an tâm hơn khi sử dụng xe.
6 loại bảo hiểm ô tô phổ biến nhất năm 2024
Nếu bạn chuẩn bị mua xe ô tô, cần nắm rõ các loại bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện sau đây:
6 loại bảo hiểm phổ biến nhất 2024 dành cho xe hơi
1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bắt buộc)
2. Bảo hiểm tai nạn đối với lái, phụ xe và người ngồi trên xe (tự nguyện)
3. Bảo hiểm vật chất xe ô tô (tự nguyện)
4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tình nguyện (tự nguyện)
5. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa (tự nguyện)
6. Bảo hiểm xe hơi hai chiều (tự nguyện)
Ngoài bảo hiểm bắt buộc, chủ xe nên tìm hiểu và cân nhắc tham gia những gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính, đồng thời cần đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm để nắm rõ phạm vi và trách nhiệm bồi thường.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
Theo Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm vật chất xe ô tô bắt buộc, áp dụng đối với tất cả xe cơ giới lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại do chủ xe cơ giới gây ra.
Khi chủ xe hoặc người lái xe gây tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra bồi thường số tiền mà người được bảo hiểm đã hoặc sẽ bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu người được bảo hiểm bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, công ty bảo hiểm phải bồi thường trực tiếp cho người bị hại hoặc người thừa kế, người đại diện của người bị hại.
Mỗi xe ô tô chỉ được tham gia 1 gói bảo hiểm bắt buộc
Đối tượng tham gia bảo hiểm là chủ xe cơ giới và mỗi xe chỉ được tham gia duy nhất 1 hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm thanh toán các khoản thiệt hại cho bên thứ 3, bao gồm thiệt hại về người, tính mạng, và tài sản và thiệt hại đối với hành khách (đối với xe khách kinh doanh vận tải).
Quyền lợi và mức chi trả bảo hiểm: Số tiền tối đa thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm, thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm. Theo thông tư số 04/2021/TT-BTC, mức bồi thường cụ thể là 150 triệu đồng/người/ vụ về thiệt hại về người và 100 triệu đồng/vụ về thiệt hại về tài sản.
Nếu tai nạn do lỗi của chủ xe hoặc lái xe thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bên thứ 3 (người bị hại) theo mức quy định tỷ lệ trả tiền thương tật được ban hành theo Nghị Định 03/2021/NĐ-CP. Đối với mức bồi thường thiệt hại về tài sản của bên thứ 3 được xác định theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi của bên gây tai nạn nhưng không vượt quá mức trách nhiệm của bảo hiểm.
Nếu tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên thứ 3 (người bị nạn) thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về sức khỏe thân thể với tỷ lên bằng 50% mức quy định tại Nghị Định 03/2021/NĐ-CP.
Thời hạn hợp đồng: Thời hạn thường là 1 năm, ngày bắt đầu và kết thúc được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu trong thời hạn này.
Hợp đồng bảo hiểm chỉ được hủy bỏ nếu xe bị thu hồi biển số, hết niên hạn sử dụng, mất trộm, bị hỏng không thể sử dụng (được cơ quan công an xác nhận)
Hãy gọi cho công ty bảo hiểm khi xe bị thiệt hại
Những trường hợp không được công ty bảo hiểm thanh toán:
- Bên thứ ba (người bị nạn) cố tình gây thêm thiệt hại tai nạn.
- Tài xế cố ý bỏ chạy sau khi gây ra tai nạn.
- Người lái xe không có giấy phép lái xe (bằng lái)
- Hậu quả gián tiếp như tài sản mất cắp trong tai nạn, hỏng nhà cửa, cây cối.
Bảng giá bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô (đồng/năm). Lưu ý: Mức giá chưa bao gồm 10% thuế VAT.
Xe ô tô không kinh doanh vận tải
STT |
Loại xe |
Giá tiền |
1 |
Loại xe dưới 6 chỗ ngồi |
437.000 |
2 |
Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi |
794.000 |
3 |
Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi |
1.270.000 |
4 |
Loại xe trên 24 chỗ ngồi |
1.825.000 |
5 |
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) |
437.000 |
Xe ô tô kinh doanh vận tải
STT |
Loại xe |
Giá tiền |
1 |
Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký |
756.000 |
2 |
6 chỗ ngồi theo đăng ký |
929.000 |
3 |
7 chỗ ngồi theo đăng ký |
1.080.000 |
4 |
8 chỗ ngồi theo đăng ký |
1.253.000 |
5 |
9 chỗ ngồi theo đăng ký |
1.404.000 |
6 |
10 chỗ ngồi theo đăng ký |
1.512.000 |
7 |
11 chỗ ngồi theo đăng ký |
1.656.000 |
8 |
12 chỗ ngồi theo đăng ký |
1.822.000 |
9 |
13 chỗ ngồi theo đăng ký |
2.049.000 |
10 |
14 chỗ ngồi theo đăng ký |
2.221.000 |
11 |
15 chỗ ngồi theo đăng ký |
2.394.000 |
12 |
16 chỗ ngồi theo đăng ký |
3.054.000 |
13 |
17 chỗ ngồi theo đăng ký |
2.718.000 |
14 |
18 chỗ ngồi theo đăng ký |
2.869.000 |
15 |
19 chỗ ngồi theo đăng ký |
3.041.000 |
16 |
20 chỗ ngồi theo đăng ký |
3.191.000 |
17 |
21 chỗ ngồi theo đăng ký |
3.364.000 |
18 |
22 chỗ ngồi theo đăng ký |
3.515.000 |
19 |
23 chỗ ngồi theo đăng ký |
3.688.000 |
20 |
24 chỗ ngồi theo đăng ký |
4.632.000 |
21 |
25 chỗ ngồi theo đăng ký |
4.813.000 |
22 |
Trên 25 chỗ ngồi |
[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ)] |
23 |
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) |
933.000 |
Xe ô tô chở hàng (xe tải)
STT |
Loại xe |
Giá tiền |
1 |
Dưới 3 tấn |
853.000 |
2 |
Từ 3 đến 8 tấn |
1.660.000 |
3 |
Trên 8 đến 15 tấn |
2.746.000 |
4 |
Trên 15 tấn |
3.200.000 |
Phí bảo hiểm trong một số loại xe chuyên dụng:
Xe tập lái: Tính bằng 120% của phí xe cùng chủng loại
Xe Taxi: Tính bằng 170% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi.
Xe ô tô chuyên dùng:
- Phí bảo hiểm của xe cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe vừa chở người vừa chở hàng (pickup, minivan) kinh doanh vận tải.
- Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi.
- Phí bảo hiểm của các loại xe ô tô chuyên dùng khác được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải; nếu xe không quy định trọng tải thiết kế, phí bảo hiểm bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn.
Đầu kéo rơ-moóc: Tính bằng 150% của phí xe trọng tải trên 15 tấn, bao gồm cả bảo hiểm của đầu kéo lẫn rơ moóc.
Máy kéo, xe máy chuyên dùng: Bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng dưới 3 tấn.
Xe buýt: Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải có cùng số lượng chỗ ngồi.
>> Xem thêm: Cổ phiếu ngành bảo hiểm tiềm năng
5 loại bảo hiểm ô tô tự nguyện
1. Bảo hiểm tai nạn đối với lái, phụ xe và người ngồi trên xe
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường trong trường hợp những người ngồi trên xe (bao gồm cả lái xe, phụ xe) nếu họ tử vong hoặc thiệt hại về thân thể do tai nạn giao thông.
Phạm vi bồi thường như sau:
- Đối với người lái xe và phụ xe: Tổn hại thân thể do tai nạn liên quan trực tiếp đến việc sử dụng phương tiện.
- Đối với người ngồi trong xe: Thương tích do tai nạn trong xe, lên hoặc xuống xe khi đang lái xe.
Quyền lợi được chi trả tùy thuộc vào gói bảo hiểm và chính sách của công ty bảo hiểm.
Bảo hiểm tai nạn cho tất cả những người trên xe
2. Bảo hiểm vật chất xe ô tô
Nếu bạn quan tâm đến việc bảo vệ thân xe, vỏ xe hay máy móc, thiết bị, phụ tùng của xe thì đừng quên mua bảo hiểm vật chất bởi bảo hiểm sẽ phát huy tác dụng rất lớn trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông dẫn đến trầy xước, hư hỏng, mops méo xe, thậm chí cả trường hợp cháy nổ, mất trộm.
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường khi xe bị trầy xước, hư hỏng do va chạm ngoài ý muốn hoặc trong quá trình vận chuyển, tai nạn do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở, sóng thần…) hoặc bị hỏa hoạn, cháy nổ, cướp giật.
Số tiền được bảo hiểm chi trả phụ thuộc vào gói bảo hiểm chủ xe đã mua.
3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tình nguyện là loại bảo hiểm thể hiện trách nhiệm tăng thêm ngoài bảo hiểm bắt buộc. Nếu chủ xe phải bồi thường thiệt hại nhiều hơn mức bảo hiểm bắt buộc đã chi trả thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện sẽ chi trả số tiền chênh lệch tiếp theo.
Phạm vi số tiền bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào gói bảo hiểm mà chủ xe đã ký.
4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa
Đối với loại xe cơ giới vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa tự nguyện sẽ bù đắp chi phí phục hồi tổn thất một cách hợp lý về hàng hóa trong trường hợp bị tai nạn dẫn đến hư hỏng hàng trong quá trình vận chuyển.
Bảo hiểm tự nguyện bù đắp những tổn thất ngoài trách nhiệm của bảo hiểm bắt buộc
5. Bảo hiểm xe hơi hai chiều
Đây là loại bảo hiểm tự nguyện bao gồm cả 2 loại là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm vật chất xe ô tô. Bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm với bất cứ khoản thanh toán chi phí tổn hại nào xảy ra như va chạm, tai nạn, trộm cắp, cháy xe, thiên tai… đặc biệt là liên quan đến chủ xe và các bên bị nạn.
Số tiền được công ty bảo hiểm chi trả phụ thuộc vào gói bảo hiểm mà chủ sở hữu xe đã mua trước đó.
Các hãng cung cấp bảo hiểm ô tô phổ biến nhất
Nếu bạn băn khoăn chưa biết nên mua bảo hiểm của bên nào, có thể tham khảo một số hãng sau đây:
Bảo hiểm ô tô PVI
Công ty bảo hiểm PVI được thành lập từ năm 2011 và là 1 trong 3 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới hàng đầu Việt Nam. PVI cung cấp đa dạng các gói bảo hiểm ô tô bao gồm cả bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện như: Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô, hàng hoá đang được vận chuyển trên xe ô tô; tai nạn lái, phụ xe và tai nạn người ngồi trên xe…
PVI là 1 trong 3 công ty bảo hiểm xe ô tô lớn nhất Việt Nam
PVI có hệ thống garage đạt chuẩn toàn quốc, hỗ trợ tư vấn 24/7 và giải quyết bồi thường đầy đủ, nhanh chóng.
Bảo hiểm xe cơ giới Pjico
ổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico) ra đời từ năm 1995 và hiện đang cung cấp 2 loại hình bảo hiểm phổ biến là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và tự nguyện. Có nhiều mức giá bảo hiểm khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của mình.
Pjico có đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7 thông qua email hoặc đường dây nóng. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng và nhiều gói bảo hiểm đa dạng đã làm nên tên tuổi và uy tín của Pjico.
Bảo hiểm ô tô BIC
Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) bắt đầu hoạt động từ năm 2006 và không ngừng phát triển, hiện đang thuộc TOP những công ty bảo hiểm uy tín nhất tại Việt Nam. BIC cung cấp đa dạng các gói bảo hiểm cho xe cơ giới như: bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện, bù đắp thiệt hại vật chất xe ô tô, hàng hoá vận chuyển trên xe ô tô; bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và tai nạn người ngồi trên xe ô tô.
BIC có hệ thống garage đạt chuẩn toàn quốc, khâu giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hỗ trợ 24/7.
Bảo hiểm xe ô tô Bảo Việt
Đây là công ty bảo hiểm lâu đời tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm hơn 50 năm hoạt động. Bảo Việt cung cấp đa dạng các dịch vụ bảo hiểm từ bắt buộc đến tự nguyện, từ phổ thông đến nâng cao.
Bảo Việt là thương hiệu bảo hiểm lâu đời và uy tín tại Việt Nam
Ưu điểm khi mua bảo hiểm của Bảo Việt là sẽ được hỗ trợ cứu hộ miễn phí trong phạm vi 70km kể từ trung tâm cứu hộ của Bảo Việt., giải quyết bồi thường đầy đủ và nhanh chóng, gia hạn hợp đồng miễn phí và có nhiều chi nhánh trên toàn quốc.
Bảo hiểm Liberty dành cho ô tô
Đây là thương hiệu bảo hiểm đến từ Hoa Kỳ, xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2003 với nhiều gói bảo hiểm đa dạng như: bảo hiểm cơ bản, bảo hiểm tự chọn,...
Bảo hiểm xe cơ giới của Liberty có những ưu điểm nổi bật như có nhiều gói bảo hiểm, tự do chọn mức miễn thường, được chọn garage sửa chữa, không phát sinh khấu hao phụ tùng, miễn phí cứu hộ giao thông tới 4 triệu đồng/năm (khoảng 300km).
Các vấn đề cần lưu ý khi mua bảo hiểm xe ô tô
Mua bảo hiểm dựa theo giá trị của xe: Nên mua bảo hiểm 2 chiều nếu là xe mới, còn với xe cũ (lăn bánh trên 3 năm) thì chỉ cần mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc hoặc có thể cân nhắc thêm gói bảo hiểm khác dựa trên giá trị xe.
Mua bảo hiểm dựa theo mục đích và mức độ sử dụng: Xe taxi, xe dịch vụ có tần suất di chuyển nhiều nên mua bảo hiểm 2 chiều. Đối với xe gia đình, nên cân nhắc mua bảo hiểm vỏ xe.
Mua bảo hiểm vật chất xe ô tô dựa theo khu vực: Nếu bạn sống ở khu dân cư đông đúc, giao thông phức tạp thì nên ưu tiên mua bảo hiểm vật chất vì rủi ro va quẹt sẽ cao.
Nếu thường xuyên chạy xe ở những thành phố hay xảy ra ngập lụt nên mua bảo hiểm để khắc phục thiệt hại khi bị thủy kích.
Cần tìm hiểu rõ quy định bảo hiểm, đặc biệt là các trường hợp không được công ty bảo hiểm bồi thường.
Nên ưu tiên mua bảo hiểm của những công ty liên kết với đại lý ô tô hoặc garage uy tín.
Trên đây là 6 loại bảo hiểm ô tô phổ biến nhất được TOPI tổng hợp lại. Ngoài bảo hiểm bắt buộc, chủ xe cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến những địa chỉ sửa chữa mà đơn vị bảo hiểm cung cấp.