Facebook Topi

30/12/2024

Bảo hiểm xã hội là gì? Những điều cần biết khi tham gia BHXH 

Bảo hiểm xã hội là gì? Cùng TOPI tìm hiểu những thông tin chi tiết về các vấn đề xung quanh việc tham gia bảo hiểm xã hội.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Bảo hiểm xã hội là gì? Cùng tìm hiểu về chi tiết về bảo hiểm xã hội trong bài viết dưới đây. TOPI tổng hợp những thông tin cụ thể nhất về BHXH dành cho những ai mới tham gia lần đầu. Tìm hiểu ngay để tránh những sai sót không đáng có trong quá trình tham gia!

Khái niệm bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay, những nội dung chi tiết về bảo hiểm xã hội được Nhà nước quy định cụ thể trong Luật BHXH năm 2014 cùng với các văn bản hướng dẫn kèm theo. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 đã đưa ra khái niệm Bảo hiểm xã hội là gì? Cụ thể:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, do bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Các chế độ bảo hiểm xã hội được phía Nhà nước tổ chức và đảm bảo việc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.

Tìm hiểu khái niệm bảo hiểm xã hội là gì? 

Những loại hình bảo hiểm xã hội là gì? 

Pháp luật đã quy định rõ ràng về các loại hình bảo hiểm xã hội tại Điều 3 Luật BHXH năm 2014. Theo đó, có hai loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Cụ thể:

  • BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
  • BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. 

Chính những cái tên đã nói lên các đặc điểm của từng loại hình bảo hiểm xã hội. Trường hợp thuộc trong nhóm đối tượng được quy định cụ thể trong luật, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải tham gia BHXh bắt buộc. Với BHXH tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia. 

Xem thêm: Tích lũy linh hoạt cùng TOPI

Các chế độ bảo hiểm xã hội là gì? 

Theo quy định của pháp luật tại Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã cung cấp thông tin chi tiết về các chế độ nằm trong phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm: 

  • Các chế độ quy định trong BHXH bắt buộc: Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, Tử tuất.
  • Các chế độ quy định trong BHXH tự nguyện: Hưu trí, Tử tuất.

Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được cơ quan BHXH giải quyết dựa theo các chế độ đã đề cập trên đây.

Các chế độ bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng

Quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì? 

Những quyền lợi người lao động nhận được trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội đã được quy định cụ thể trong Điều 18 Luật BHXH. Cụ thể như sau:

  1. Người lao động được tham gia và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như trong quy trình của Luật này.
  2. Được cơ quan BHXH cấp sổ và quản lý sổ bảo hiểm xã hội
  3. Người lao động nhận lương hưu và các trợ cấp đầy đủ theo điều khoản quy định dưới một trong các hình thức chi trả sau đây:
  • Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc các tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền thực hiện việc chi trả.
  • Nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động tại các ngân hàng.
  • Nhận thông qua người sử dụng lao động. 
  1. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành trong những trường hợp sau:
  • Đang trong thời gian hưởng lương hưu
  • Trong thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
  • Trong thời gian nghỉ hưởng được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng
  • Được hưởng trợ cấp ốm đau nếu mắc bệnh nằm trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày đã được Bộ Y tế ban hành
  1. Nếu thuộc trường hợp quy định trong điểm b Khoản 1 Điều 45 của Luật BHXH 2014 và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động được chủ động đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động, được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm xã hội. 
  2. Được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, nhận trợ cấp theo quy định.
  3. Định kỳ 06 tháng/lần, người lao động được thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội. Định kỳ hàng năm được phía cơ quan BHXH thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội, được quyền yêu cầu người sử dụng lao động và phía cơ quan BHXH thông tin chi tiết về việc đóng và hưởng các chế độ.
  4. Quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội trường hợp các bên liên quan không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. 

Những quyền lợi người lao động được hưởng khi tham gia BHXH

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Với hai hình thức là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, được quy định cụ thể về hình thức đóng như sau:

Với BHXH bắt buộc 

Việc đóng BHXH bắt buộc được thực hiện thông qua phía người sử dụng lao động. Quy định cụ thể tại Điều 86 của Luật BHXH 2014, người sử dụng lao động sẽ tiến hành đóng theo các phương thức sau đây:

  • Đóng định kỳ hàng tháng
  • Trường hợp trả lương theo sản phẩm hoặc theo khoản thì có thể đóng hàng tháng, 03 tháng/lần hoặc 06 tháng/lần

Với BHXH tự nguyện

Theo quy định tại Khoản 01 Điều 09 Nghị định 134/2015/NĐ-CP cho phép người lao động chọn một trong các phương thức thanh toán BHXH tự nguyện như sau: 

  • Đóng hàng tháng
  • Đóng 03 tháng/lần
  • Đóng 06 tháng/lần
  • Đóng 12 tháng/lần
  • Đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng tối đa 5 năm/lần
  • Với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu theo quy định. Tuy nhiên thời gian đóng BHXH còn thiếu, nhưng không quá 10 năm (120 tháng) có thể đóng 1 lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để được hưởng lương hưu theo như quy định.

Tiền lương của người lao động sẽ được trích đóng BHXH gồm những khoản nào?

Quy định nào cũng được phân chia cụ thể theo hai loại hình là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. 

Với loại hình BHXH bắt buộc 

Quy định về tiền lương tháng trích đóng BHXH của người lao động theo chế độ lương được Nhà nước tiến hành chi trả, cụ thể bao gồm các loại: 

  • Tiền lương tính theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm
  • Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề

Quy định về tiền lương tháng trích đóng BHXH của người lao động tính theo chế độ tiền lương do phía người sử dụng lao động quyết định sẽ gồm:

  • Tiền lương (trong đó mức tiền lương tối đa đóng BHXH = 20* mức lương cơ sở).
  • Phụ cấp lương
  • Các khoản bổ sung khác được quy định trong hợp đồng lao động

Quy định về việc đóng bảo hiểm BHXH dựa trên lương người lao động được nhận

Với loại hình BHXH tự nguyện

Người lao động có quyền tự chọn mức thu nhập đóng BHXH tuy nhiên vẫn cần tuân theo mức giới hạn thấp nhất và cao nhất trong quy định hiện hành. Cụ thể, theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH năm 2014.

 Mức thu nhập thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (=700.000 đồng) 

Mức thu nhập cao nhất = Mức lương cơ sở * 20 = 29,8 triệu đồng

Trên đây, TOPI đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cụ thể về bảo hiểm xã hội là gì và giải đáp chi tiết những vấn đề liên quan. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích khi quyết định tham gia BHXH.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 3, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon