Facebook Topi

31/10/2024

9 rủi ro khi đầu tư chứng khoán và cách giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư

Đầu tư chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn, lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phân tích 9 rủi ro khi đầu tư chứng khoán và giải pháp giảm thiểu rủi ro.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách quản trị rủi ro, nhà đầu tư có thể giảm rủi ro xuống mức thấp nhất. Cùng TOPI tìm hiểu các loại rủi ro khi tham gia đầu tư chứng khoán và biện pháp khắc phục.

I. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì?

Chứng khoán là hình thức đầu tư có thể kiếm lợi nhuận cao, nhiều người chọn cách đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu… từ nguồn tiền nhàn rỗi để tạo thu nhập thụ động, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn rủi ro thua lỗ.

Rủi ro chứng khoán là khả năng giá trị của khoản đầu tư bị sụt giảm khiến nhà đầu tư bị thua lỗ, thậm chí mất trắng. Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, hiểu về từng loại rủi ro có thể giúp nhà đầu tư phòng tránh hoặc giảm thiệt hại.

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì?

Bất kỳ ai cũng phải đối mặt với rủi ro khi đầu tư chứng khoán

II. Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán

1. Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường): Đây là dạng rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ các mã ngành trên thị trường chứng khoán.

Các nhà đầu tư không thể tránh các loại rủi ro này mà chỉ có thể đề phòng và giảm thiểu thiệt hại.

Ví dụ: Chiến tranh hay các sự kiện chính trị bất ngờ có tác động đến nền kinh tế vĩ mô, biến động về lãi suất, gây suy thoái kinh tế. Những sự kiện này là rủi ro hệ thống.

Có 4 loại rủi ro hệ thống:

- Rủi ro mô hình: Mỗi nhà đầu tư thường chọn cho mình một mô hình đầu tư phù hợp, có thể là mô hình định giá vốn hoặc tài sản. Nhưng khi thị trường chứng khoán biến động không theo một quy tắc nào, nhà đầu tư có thể sử dụng phân tích kỹ thuật chọn ra mô hình đầu tư lý tưởng nhất nhưng không thể tránh khỏi rủi ro.

- Rủi ro thanh khoản: Khả năng thanh khoản là khả năng chuyển từ chứng khoán sang tiền và ngược lại. Chứng khoán luôn được biết đến là có khả năng thanh khoản cao, tuy nhiên nếu điều kiện giao dịch thay đổi tạo ra sự bất ổn của thị trường chứng khoán sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Thông thường, khối lượng giao dịch thấp tương ứng với mức thanh khoản thấp và ngược lại.

Rủi ro hệ thống

Không thể tránh được rủi ro mang tính hệ thống

- Rủi ro hàng hóa: Đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu là gián tiếp đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp phát hành. Khi có sự thay đổi về giá hàng hóa (giá xăng, dầu, điện…) do chính sách tài khóa của Nhà nước thì rủi ro khi đầu tư chứng khoán cũng lớn hơn.

- Rủi ro biến động lãi suất và rủi ro lạm phát: Thông thường, giá chứng khoán luôn tỉ lệ nghịch với lãi suất thị trường. Khi lãi thị trường tăng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn dẫn đến giá cổ phiếu, trái phiếu càng thấp và đây cũng là cơ hội tốt để mua vào. Lạm phát tăng sẽ khiến giá trị của đồng tiền giảm thấp, ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai.

2. Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống chỉ xảy ra với từng ngành hoặc từng lĩnh vực và chỉ ảnh hưởng đến một nhóm nhà đầu tư. Với những rủi ro này, nhà đầu tư cần học cách phân tích, nhận diện để tránh gặp phải.

Ví dụ: Thông tin bê bối về chất lượng sản phẩm, nhà quản lý… ảnh hưởng đến một công ty nào đó và gây rủi ro cho những nhà đầu tư đặt tiền vào doanh nghiệp này.

Có 5 loại rủi ro phi hệ thống như sau:

- Rủi ro lỗi thời: Sản phẩm có dấu hiệu lỗi thời so với các doanh nghiệp khác khiến cho doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, giá trị cổ phiếu cũng giảm theo.

- Rủi ro kiểm toán: Rủi ro này xảy ra khi doanh nghiệp quản lý nguồn vốn kém ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của doanh nghiệp, thiệt hại tới cổ phiếu.

Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một nhóm nhà đầu tư nhất định

- Rủi ro xếp hạng: Nếu doanh nghiệp bị đánh giá tụt hạng so với năm trước chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ khiến giá trị doanh nghiệp giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm.

- Rủi ro pháp lý: Nếu nhà đầu tư không nắm rõ luật chứng khoán sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro pháp lý. Đối với doanh nghiệp, rủi ro pháp lý cũng có thể xảy ra nếu không hiểu rx những thay đổi của pháp luật như quy định vốn, thắt chặt thuế…

- Rủi ro truyền thông: Nếu doanh nghiệp bị phát tán tin xấu, độc hại, ảnh hưởng đến uy tín sẽ khiến giá trị cổ phiếu giảm nhanh chóng. Loại rủi ro này có sức ảnh hưởng rất lớn và được truyền bá rộng rãi.

III. Đầu tư chứng khoán nhiều rủi ro, có nên tham gia?

Có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị của cổ phiếu, trái phiếu khiến cho nhiều nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí trắng tay. Nhiều người băn khoăn có nên tham gia hay không?

Trong thực tế, bất kỳ hình thức đầu tư nào lợi nhuận cao cũng đi kèm với rủi ro lớn. Nhà đầu tư nào có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, biết nắm bắt thị trường, quản trị rủi ro tốt có thể phòng tránh những rủi ro phi hệ thống và giảm tối đa thiệt hại đến từ rủi ro hệ thống.

Đầu tư chứng khoán không phải trò đỏ đen mà cần phải có sự học hỏi và nghiên cứu, lên kế hoạch cụ thể, đồng thời phải có tâm lý vững vàng trước biến động. Khi biết nắm bắt tốt cơ hội vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường, nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận lớn.

Đầu tư vào thị trường chứng khoán sẽ thua lỗ, có lời hay lãi đậm phụ thuộc vào chiến lược đầu tư cũng như cách đối mặt, giải quyết rủi ro ra sao. Bạn không nên quá e dè với những gì có khả năng sẽ mất mà bỏ lỡ cơ hội sinh lời hấp dẫn.

IV. Cách giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán

TOPI xin chia sẻ một số giải pháp giúp nhà đầu tư giảm thiệt hại trước những rủi ro chứng khoán:

Cách giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Học hỏi kiến thức và kinh nghiệm thị trường để đối mặt với rủi ro

- Đầu tư đa dạng hóa: Việc đầu tư đa mạng các mã ngành, các loại chứng khoán là cách giảm thiểu rủi ro tốt nhất. Không nên tập trung vào chỉ một hoặc hai loại cổ phiếu mà cần đầu tư theo các nhóm ngành, mã chứng khoán để hạn chế rủi ro về xếp hạng, lỗi thời, thông tin ngành…

Tuy nhiên, nếu đầu tư vào quá nhiều mã ngành khác nhau sẽ dẫn đến sự khó khăn khi phân tích thị trường và có những lĩnh vực bạn không am hiểu thì không có cơ sở để đánh giá.

- Tập trung đầu tư chứng khoán dài hạn: Khoản đầu tư trong thời gian dài sẽ ít chịu tác động khi thị trường lên xuống thất thường. Việc đầu tư dài hạn sẽ mang lại cơ hội nhận lợi nhuận bền vững.

- Tìm hiểu kỹ về thị trường: Việc hiểu rõ bản chất, đặc điểm của thị trường sẽ giúp nhà đầu tư có tâm lý vững vàng, tỉnh táo trong phân tích và nắm bắt xu hướng. Chính vì thế, hãy không ngừng học hỏi những kiến thức mới và nâng cao kỹ năng phân tích thị trường.

- Đầu tư tại công ty môi giới chuyên nghiệp: Để khoản đầu tư của bạn được an toàn và sinh lời ổn định thì cần phải chọn một công ty môi giới chuyên nghiệp, khớp lệnh nhanh chóng, thị trường chứng khoán minh bạch, thông tin chính xác và không bị thao túng giá.

- Tuân thủ kỷ luật khi đầu tư: Muốn đầu tư an toàn và hiệu quả thì phải có kế hoạch và nguyên tắc, tuân thủ kỷ luật. Khi giao dịch, nhà đầu tư cần có mục tiêu về giá rõ ràng và tuân thủ giới hạn về lỗ/lãi. Việc này sẽ giúp bạn không bị cuốn theo những biến động bất ngờ và đưa ra những quyết định theo cảm tính.

V. Những kinh nghiệm khi đầu tư chứng khoán bạn nên biết

Học hỏi kinh nghiệm từ những nhà đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán sẽ giúp bạn tìm ra con đường ngắn và an toàn nhất để đi đến thành công.

Những kinh nghiệm khi đầu tư chứng khoán bạn nên biết

Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư chứng khoán hiệu quả

- Xác định trường phái đầu tư phù hợp: Tùy theo khẩu vị rủi ro, kinh nghiệm thực tế, thời gian theo dõi bảng điện tử, đặt lệnh để chọn hình thức đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn, đầu tư giá trị hay lướt sóng…

- Xác định phương pháp và chiến lược đầu tư

- Luôn học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, bậc thầy đầu tư, sách vở…

- Tham vấn các chuyên gia hoặc chuyên viên đầu tư chứng khoán

- Xác định nguyên tắc đầu tư: Nguyên tắc mua, bán, chốt lời, cắt lỗ…

- Tuân thủ kỷ luật: Hãy tuân thủ những nguyên tắc mình đã đặt ra, tối kỵ giao dịch theo cảm xúc nhất thời.

- Luôn rà soát danh mục đầu tư để bổ sung thêm mã chứng khoán tốt hoặc loại bỏ mã kém.

- Giữ vững tâm lý trong đầu tư, tránh chạy theo đám đông.

Mong rằng những chia sẻ từ TOPI có thể giúp những nhà đầu tư nhận định rõ ràng và kiểm soát tốt rủi ro. Đừng sợ rủi ro, hãy là một nhà đầu tư thông minh, biến rủi ro thành cơ hội nhé.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon