Facebook Topi

24/04/2023

Price action là gì? Hướng dẫn giao dịch với Price action hiệu quả

Price action trong chứng khoán là gì? Giao dịch cổ phiếu theo phương pháp Price action dựa vào công cụ nào, có các chiến lược nào? Cùng TOPI tìm hiểu Price action.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Price action là phương pháp giao dịch cổ phiếu dựa trên biểu đồ giá, sử dụng các công cụ và chiến lược đặc thù. Đây là cách giao dịch chứng khoán khá hiệu quả mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên tìm hiểu.

I. Price action là gì?

Trong đầu tư chứng khoán có rất nhiều phương pháp để giao dịch, mua bán cổ phiếu. Một trong những phương pháp được nhiều nhà đầu tư và trader sử dụng là phương pháp Price action - giao dịch theo hành động giá.

Với phương pháp này, trader/nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định mua vào hay bán ra dựa trên các thông tin thu được từ biểu đồ giá, sử dụng đường trung bình động để xác định vùng hỗ trợ và kháng cực với đường xu hướng.

Các thông số trên biểu đồ giá thể hiện niềm tin và hành động của tất cả những người tham gia vào thị trường, giao dịch trong thời gian cụ thể. Những tin tức, sự kiện cũng là chất xúc tác cho sự biến động giá cả.

Price action là gì?

Phương pháp giao dịch Price action dựa trên việc phân tích biểu đồ giá

Do thị trường biến động rất nhanh nên phương pháp giao dịch này sẽ ít khai thác các chỉ số giá bị trễ như Dao động Stochastic, RSI (Chỉ số sức mạnh tương đối), MACD (Chuyển động hội tụ trung bình di chuyển), và đôi khi có thể là một sự lãng phí của thời gian.

Thông thường, nhà đầu tư sẽ nghiên cứu các đường hỗ trợ và kháng cự, tìm kiếm các mẫu hình nến, mô hình giá để tìm điểm vào lệnh hợp lý.

Việc giao dịch theo hành động giá, phân tích biểu đồ giá được cho là có độ chính xác cao, thế nhưng cũng đòi hỏi một trader/nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm và am hiểu cách phân tích này.

II. Đặc điểm của phương pháp Price action

Theo nguyên lý của phương pháp Price Action: Hành động giá là dấu chân của tiền. Mọi giao dịch trao đổi đều để lại dấu vết. Giá đều chịu tác động từ các bên mua và người bán. Sự di chuyển của giá có xu hướng lặp lại thế nên có thể dựa vào phân tích đường giá để dự đoán xu hướng.

Do đó, họ sẽ phân tích hành vi của phe mua và phe bán, tìm ra phe nào đang áp đảo, kiểm soát thị trường, từ đó dự đoán chiều hướng biến động tiếp theo của giá.

- Nếu phe mua đang kiểm soát thị trường (tức là cầu lớn hơn cung), thì giá sẽ có xu hướng tăng => Trader có thể nghiên cứu vào lệnh BUY.

- Nếu phe bán đang kiểm soát thị trường (nghĩa là cung lớn hơn cầu), thì giá sẽ có xu hướng giảm => Trader cân nhắc vào lệnh SELL.

Với trường phái Price Action, trader sẽ dựa vào các hình dạng nến và mô hình nến hoặc những vùng giá đặc biệt mà cây nến xuất hiện, từ đó phân tích hành vi của giá nhằm dự đoán hướng đi tiếp theo là tăng, giảm hay tiếp diễn.

Đặc điểm của phương pháp Price action

Price action giúp dự đoán xu hướng giá để vào lệnh ở điểm thích hợp

III. Ưu và nhược điểm của phương pháp Price action

Ưu điểm

Ưu điểm được đánh giá cao nhất là phương pháp này giao dịch đơn giản. Trader không cần sử dụng nhiều chỉ báo mà chỉ quan sát cây nến, nhận diện mẫu hình nến xuất hiện trên biểu đồ để phân tích và đưa ra quyết định giao dịch.

Ngay cả những nhà đầu tư mới tham gia thị trường cũng có thể tiếp cận với phương pháp này khi nhận biết thông qua các cây nến, mô hình giá đặc biệt để phát hiện ra tín hiệu.

Hơn nữa, cách phân tích này không có độ trễ như sử dụng các loại chỉ báo kỹ thuật. Nhà đầu tư có thể nhận thấy ngay động thái của thị trường để phản ứng kịp thời với chúng.

Price action đòi hỏi trader phải tư duy nhiều hơn, quan sát hành vi giá thông qua các cây nến và nhận định tình huống.

Nhược điểm

Bên cạnh đó, phương pháp giao dịch dựa theo hành động giá cũng có mặt hạn chế. Khi hiểu được những nhược điểm này, nhà đầu tư/trader sẽ vận dụng hiệu quả hơn.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là mang tính chủ quan. Mặc dù thông tin trên biểu đồ giá không đổi nhưng mỗi nhà giao dịch sẽ có cách xác định các vùng hỗ trợ, vùng kháng cự khác nhau, từ đó có những phân tích hành động giá khác nhau, dẫn đến cách thức giao dịch hay xác định điểm cắt lỗ, chốt lời cũng khác nhau. 

Ưu và nhược điểm của phương pháp Price action

Mỗi trader có một nhận định riêng khi theo phương pháp Price action

Giao dịch theo hành động giá không phải là phương pháp hoàn hảo bởi không phải lúc nào thị trường cũng thể hiện đầy đủ qua hành vi của giá, nhất là khi có những thông tin đặc biệt được tung ra khiến giá biến động mạnh.

Nhà đầu tư phải tự quan sát biểu đồ, phân tích diễn biến để đưa ra dự đoán về hướng đi tiếp theo của thị trường, không thể cài đặt giao dịch tự động theo robot.

Yêu cầu nhiều thời gian hơn của Trader hơn: Cần thường xuyên theo dõi biểu đồ giá để nắm rõ thông tin thị trường. Điều này đặc biệt bất lợi đối với những trader bán thời gian, những nhà đầu tư mới vào nghề hoặc không có nhiều thời gian theo dõi biểu đồ giá.

IV. Các công cụ sử dụng trong Price action

Có 3 công cụ chính thường xuyên được vận dụng đó là: Đường kháng cự/hỗ trợ, mô hình giá và mẫu hình nến. Những công cụ này giúp ích cho việc phân tích hành vi của giá và tìm hiểu xem bên nào đang nắm quyền kiểm soát thị trường.

1. Dựa vào thông tin 1 cây nến mang lại

Dựa vào thông tin 1 cây nến mang lại

Dựa vào một cây nến, nhà đầu tư có thể biết được giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất của phiên giao dịch và hành vi của 2 phe mua và bán trong suốt phiên.

- Màu sắc thân nến: Cho biết kết thúc phiên giao dịch giá tăng hay giảm so với khi mở cửa.

- Độ dài thân nến: Cho biết phe mua hay phe bán đang áp đảo.

- Râu nến trên càng dài >>> lực bán mạnh, nếu râu nến dưới dài >>> lực mua mạnh.

- Độ dài của toàn bộ cây nến cho thấy mức độ biến động của giá trong phiên giao dịch mạnh hay ít.

2. Mẫu hình nến - Hình dáng đặc biệt nến

Mẫu hình nến - Hình dáng đặc biệt nến

Dự đoán xu hướng giá theo mẫu hình nến khá phổ biến. Bạn có thể dựa vào các mẫu hình nến sau:

- Nến tiếp diễn xu hướng: Mô hình Rising Three Nethods, Falling Three Methods, mô hình nến Gap tăng Tasuki hay Upside Gap Tasuki, mô hình nến Bullish Harami…

- Nến đảo chiều tăng: Nến búa Hammer, nến búa ngược, nến Doji chuồn chuồn, nến sao mai…

- Nến đảo chiều giảm: Nến Doji bia mộ, nến sao hôm, Hanging man, nến ba con quạ đen…

3. Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự

Phương pháp Price Action thường dựa vào đường Hỗ trợ và kháng cự để vào lệnh giao dịch. Đây là các vùng giá quan trọng mà tại đó xu hướng được kỳ vọng sẽ đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng. 

Nếu giá đi lên và gặp vùng kháng cự thường sẽ chững lại hoặc quay đầu đi xuống (nếu lực bán đủ mạnh) >>> có thể cân nhắc vào lệnh SELL.

Nếu giá đi xuống, gặp vùng hỗ trợ sẽ chững lại hoặc đảo chiều đi lên nếu lực mua đủ mạnh >>> có thể xem xét vào lệnh BUY.

Xem thêm:  Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Đặc điểm và cách xác định

4. Mô hình giá

Mô hình giá

Khi nhiều cây nến kết hợp lại theo những mô hình đặc biệt như: Mô hình 2 đỉnh, 3 đỉnh, mô hình 2 đáy, 3 đáy, mô hình cốc tay cầm, vai đầu vai, mô hình cái nêm, cờ đuôi nheo, hình chữ nhật, hình tam giác…

Mỗi mô hình sẽ đưa ra dự báo khác nhau về xu hướng giá, vì thế bạn phải ghi nhớ từng mô hình để nhận biết ngay khi nó xuất hiện trên biểu đồ.

V. Các chiến lược Price action tối ưu nhất

1. Giao dịch theo chiến lược Breakout

Giao dịch theo chiến lược Breakout

Khi giá phá vỡ các vùng quan trọng (vùng hỗ trợ, kháng cự) sẽ có xu hướng di chuyển mạnh mẽ theo hướng bứt phá. Lúc này, nên quan sát biểu đồ giá (tốt nhất là sử dụng khung thời gian từ M15 đến D1), xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Chờ giá break out khỏi vùng hỗ trợ và đi xuống thì cân nhắc vào lệnh SELL, giá break out khỏi vùng kháng cự rồi đi lên thì xem xét vào lệnh BUY.

Điểm đặt lệnh: Tại mức giá đóng cửa của cây nến bứt phá khỏi hỗ trợ/kháng cự.

Điểm cắt lỗ: Bên dưới đường kháng cự vài pip hoặc đáy gần nhất đối với lệnh Buy và bên trên vùng hỗ trợ một vài pip hoặc tại đỉnh gần nhất với lệnh Sell.

Điểm chốt lời: Cách điểm đặt lệnh bằng đúng khoảng cách giữa hỗ trợ và kháng cự.

2. Chiến lược giao dịch Retest

Chiến lược giao dịch Retest

Để an toàn hơn, nhà giao dịch có thể đợi giá quay lại Retest vùng phá vỡ mới vào lệnh để tránh rủi ro. Lúc này, vào lệnh BUY nếu giá phá vỡ vùng kháng cực rồi quay lại chạm vào vùng kháng cự, có sự xác nhận của nến xanh. Vào lệnh SELL nếu giá phá vỡ đường hỗ trợ, sau đó quay lại vùng hỗ trợ và có sự xác nhận của cây nến đỏ.

Điểm cắt lỗ: Đặt tại đáy gần nhất đối với lệnh BUY và đỉnh gần nhất đối với lệnh SELL.

Điểm chốt lời: Đặt cách điểm vào lệnh bằng khoảng cách từ đường hỗ trợ đến đường kháng cự hoặc theo tỷ lệ R:R mong muốn.

3. Chiến lược Pullback

Đầu tiên cần xác định vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng, chờ đợi hành động giá diễn ra tại các vùng này rồi tiến hành giao dịch.

Khi giá chạm vùng kháng cự và đi xuống, có sự xuất hiện của các cây nến xanh ngắn dần hoặc mô hình nến đảo chiều giảm thì nên cân nhắc vào lệnh SELL.

Khi giá chạm vùng hỗ trợ và đi lên, có sự xuất hiện của các cây nến đỏ ngắn dần hoặc mô hình đảo chiều tăng cho thấy phe bán đã yếu thế thì nên xem xét vào lệnh BUY.

Lưu ý trường hợp khi tiến đến các vùng quan trọng mà các cây nến không ngắn đi lại có xu hướng dài hơn cây trước nhiều chứng tỏ lực mua hoặc lực bán đang rất mạnh, nên tránh vào lệnh lúc này, cần chờ thêm để xem xét các dấu hiệu khác để đảm bảo an toàn.

Chiến lược Pullback

Tham khảo những chiến lược giao dịch với hành động giá

4. Dùng mô hình giá để xác định giao dịch

Để áp dụng chiến lược này, bạn cần nắm rõ các mô hình giá để có thể nhận diện ngay khi nó bắt đầu xuất hiện. Có 3 loại mô hình giá chính là tiếp diễn, đảo chiều tăng và đảo chiều giảm.

Dựa vào sự xuất hiện của mô hình giá để phân tích diễn biến trên biểu đồ thuộc mô hình loại nào để vào lệnh phù hợp. Tùy từng mô hình giá sẽ có điểm chốt lời, cắt lỗ khác nhau.

VI. Các bước giao dịch với Price action

Bước 1: Xác định rõ phong cách giao dịch của mình

Giao dịch với hành động giá phù hợp với những giao dịch trung và dài hạn, không phù hợp cho lướt sóng bởi tín hiệu giao dịch từ giá xuất hiện không quá nhiều nên khó có thể liên tiếp vào lệnh trong ngày.

Các bước giao dịch với Price action

Nếu chọn giao dịch với hành động giá thì không nên quá phụ thuộc vào chỉ báo

Bước 2: Xây dựng hệ thống giao dịch

Đây là bước lên kế hoạch giao dịch của mình, bao gồm:

- Lựa chọn tài sản giao dịch: Phương pháp này có thể áp dụng để giao dịch bất cứ loại tài sản nào chịu tác động của mối quan hệ cung-cầu, không bó hẹp trong phạm vi cổ phiếu, trái phiếu.

- Lựa chọn khung thời gian giao dịch: Phương pháp hành động giá thường cho tín hiệu tốt trên những khung thời gian lớn như H1, H4, D1 hoặc W1. Tuy nhiên, cần quan sát đồ thị giá trên nhiều timeframe khác nhau để có nhận định chính xác.

- Xây dựng chiến lược giao dịch: Xác định các vùng hỗ trợ, vùng kháng cự trên đồ thị giá, nhận diện các mẫu hình nến/mô hình giá để xác định xu hướng hiện tại, từ đó đưa ra quyết định giao dịch, đặt điểm vào lệnh, điểm chốt lời, cắt lỗ.

Bước 3: Quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn

Cần lựa chọn phương pháp quản trị rủi ro, quản lý nguồn vốn phù hợp với chiến lược và mức độ chịu đựng của bạn. Quản trị rủi ro được thể hiện ngay khi nhà giao dịch xác định điểm cắt lỗ ở bước trên.

VII. Những lưu ý khi giao dịch với Price action

Để trở thành một nhà giao dịch thành công với hành động giá, bạn phải thực sự ưa chuộng phương pháp này và nghiêm túc tìm hiểu, liên tục thực hành. Đây là phương pháp thiên về sự rõ ràng, đơn giản, dựa trên thông tin trực quan có thể thấy được.

Hãy bớt phụ thuộc vào các chỉ báo bởi nó sẽ làm nhiễu loạn quá trình phân tích thông tin của bạn. Luôn tuân thủ các nguyên tắc:

Bắt đầu từ những kiến thức cơ bản: Bạn cần liên tục học hỏi, tìm hiểu để xác định chính xác các mô hình giá, mẫu hình nến nâng cao, đưa ra nhận định từ sự xuất hiện của cây nến với các vùng hỗ trợ, kháng cự. Hãy chắc chắn rằng mỗi cây nến xuất hiện có thể nói cho bạn về tình hình thị trường, hành vi, tâm lý của phe mua và phe bán.

Những lưu ý khi giao dịch với Price action

Thường xuyên luyện tập quan sát và đưa ra dự đoán từ diễn biến giá thị trường

Luôn quan sát đồ thị theo nhiều timeline khác nhau để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự - đây là điểm rất quan trọng trong toàn bộ quá trình phân tích.

Luôn thay thế việc sử dụng chỉ báo bằng các hành động giá nếu có thể. Hãy nghiên cứu mỗi chỉ báo bạn đang sử dụng có mục đích gì và tìm kiếm công cụ của Price action nào có thể thay thế được. Nếu không thì giữ lại indicators để kết hợp với price action.

Không ngừng luyện tập - Đối với phương pháp này, luyện tập càng nhiều sẽ giúp bạn quan sát các mô hình càng sắc bén, đồng thời qua mỗi lần luyện tập, bạn sẽ biết công cụ nào phù hợp, giao dịch thế nào tối ưu và biến nó thành bí quyết riêng của mình.

Trên đây là những chia sẻ của TOPI về giao dịch theo Price action - hành động giá, hy vọng có thể giúp các bạn tạo dựng một phong cách riêng trong phân tích và giao dịch cổ phiếu, đưa ra những giao dịch hiệu quả để tối ưu lợi nhuận.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI