Facebook Topi

30/03/2023

Nợ dài hạn là gì? Phân biệt nợ dài hạn và nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn là một trong những khái niệm khá phổ biến và là bài toán khó đối với nhiều người. Các chỉ số liên quan đến nợ dài hạn càng cao thì khả năng doanh nghiệp mất kiểm soát và mất khả năng trả nợ càng lớn.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Nợ dài hạn là một chỉ tiêu cực kỳ quan trọng cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.  Vậy làm thế nào để biết chỉ tiêu này đang tốt hay đang xấu, có ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp và cách xác định ra sao?

I. Nợ dài hạn là gì?

Nợ dài hạn (tiếng Anh: Long term Liabilities/Debt) là những khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn thành thanh toán từ 12 tháng trở lên hoặc hơn một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo.

Nợ dài hạn được quy định rất rõ tại điểm G, mục 1.4 Khoản 1, Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Nợ dài hạn có thể được thanh toán bằng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ đầu tư trong tương lai hoặc bằng tiền mặt.

Nợ dài hạn là gì?

Nợ dài hạn là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực tài chính và chiến lược đầu tư

Lưu ý một số khoản nợ tái cấp vốn có thể biến thành nợ dài hạn.

II. Các loại nợ dài hạn

Nợ dài hạn sẽ bao gồm các khoản gồm:

Thuê và thuê mua: Để có thể sở hữu những thiết bị mới và tốt nhất cho quá trình sản xuất và vận hành thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn đi thuê máy móc, phương tiện nhà xưởng… hoặc cho thuế, tài trợ, thuê mua các nhà máy, phương tiện cùng các thiết bị phần cứng khác…

Nợ lương hưu: Vì doanh nghiệp sử dụng lao động nên phải có nghĩa vụ phải đóng lương hưu cho tất cả người lao động, khoản này sẽ được tính vào nợ dài hạn.

Các khoản thuế hoãn lại: Các khoản thuế này Cơ quan thuế cho doanh nghiệp nợ lại để họ có thể quản lý tốt dòng tiền của mình, thời hạn nộp loại thuế này trên 12 tháng nên được xếp vào nợ dài hạn.

Trái phiếu và ghi chú: trái phiếu chính là cổ phiếu nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán cả gốc lẫn lãi cho trái chủ vào ngày đáo hạn. Ngày đáo hạn này sẽ trên 12 tháng.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản: bao gồm toàn bộ các khoản nợ mà doanh nghiệp tích lũy trong dài hạn trên tài sản doanh nghiệp có, gồm cả tài sản hữu hình và vô hình.

Khoản cho vay: Đây là các khoản doanh nghiệp cho tổ chức hoặc cá nhân khác vay, gồm cả khoản vay khởi nghiệp, vay bắc cầu… để giữ cho dòng tiền của doanh nghiệp luôn ổn định và có thể trở thành nguồn bứt phá.

Các loại nợ dài hạn

Các dạng nợ dài hạn phổ biến hiện nay

III. Ý nghĩa biến động nợ dài hạn

Nợ dài hạn tăng hơn so với cùng kỳ (svck) cho thấy doanh nghiệp đang huy động nguồn vốn để mở rộng đầu tư, tăng quy mô sản xuất trong dài hạn, vị thế của doanh nghiệp đang dần mở rộng, tăng độ nhận diện cho khách hàng, như vậy khả năng là sẽ phát triển trong tương lai.

Nợ dài hạn giảm hơn svck cho thấy khả năng huy động vốn trong dài hạn của doanh nghiệp thấp, khả năng là công ty hoạt động xuống dốc, tài chính bất ổn, mất vị thế trên thị trường, đồng thời tập khách hàng mua sản phẩm dịch vụ cũng ít đi.

Ý nghĩa biến động nợ dài hạn

Các khoản nợ dài hạn mang lại những rủi ro tài chính rất lớn

IV. Cách xác định nợ dài hạn

Để xác định nợ dài hạn ta có thể xác định thông qua các chỉ tiêu sau:

Tài khoản 331: Phải trả người bán dài hạn, căn cứ vào số dư Có của tài khoản 331, để xác định số tiền còn phải trả cho người bán có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo;

Tài khoản 332: Người mua trả tiền trước dài hạn, căn cứ vào số dư Có của tài khoản 131, để xác định số tiền người mua đã ứng trước để mua hàng hóa, dịch vụ, đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp đủ số hàng hóa dịch vụ đó trong thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo;

Cách xác định nợ dài hạn

Xác định nợ dài hại thông qua các chỉ số trong bảng cân đối kế toán

Tài khoản 333: Chi phí phải trả dài hạn, căn cứ vào số dư Có của tài khoản 335, để xác định khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả do đã nhận hàng hóa dịch vụ nhưng chưa đủ hóa đơn, hồ sơ, tài liệu… thời hạn trả là từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo;

Tài khoản 334: Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh, căn cứ vào số dư Có tài khoản 3361, thực hiện phân cấp và quy định cho đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn do doanh nghiệp cấp vào chỉ tiêu vốn góp chủ sở hữu, hoặc vốn kinh doanh.

Tài khoản 335: Phải trả nội bộ dài hạn, căn cứ vào số dư Có của tài khoản 3362, 3363, 3368, để xác định các khoản phải trả nội bộ có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo;

Tài khoản 336: Doanh thu chưa thực hiện dài hạn, căn cứ vào số dư Có của tài khoản 3387, xác định các khoản doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện trong thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo;

Tài khoản 337: Phải trả dài hạn khác, căn cứ vào số dư Có của các tài khoản 338, 344, để phản ánh một số khoản phải trả trong thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo, như: các khoản nhận ký cược, ký quỹ dài hạn, khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay dài hạn, cho mượn dài hạn…;

Tài khoản 338: Vay nợ thuê tài chính dài hạn, căn cứ vào số dư Có của tài khoản 341, và kết quả tìm được của số dư Có TK 34311 - dư Nợ TK 34312 + dư Có TK 34313, để xác định các khoản mà doanh nghiệp đã vay của tổ chức tài chính, ngân hàng… và phải trả nợ trong thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo;

xác định nợ dài hạn nhanh chóng

Xác định các khoản nợ với rủi ro tài chính cáo

Tài khoản 339: Trái phiếu chuyển đổi, căn cứ vào số dư Có tài khoản 3432, để xác định giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi do DN đã phát hành tại thời điểm báo cáo;

Tài khoản 340: Cổ phiếu ưu đãi, căn cứ vào số dư Có tài khoản 41112, để xác định giá trị cổ phiếu ưu đãi theo mệnh giá mà bắt buộc DN phát hành phải mua lại vào một thời điểm đã xác định trong tương lai.

Tài khoản 341: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, căn cứ vào số dư Có tài khoản 347, để xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 342: Dự phòng phải trả dài hạn, căn cứ vào số dư Có của tài khoản 352, để xác định khoản dự phòng cho các kế hoạch dự kiến phải trả sau 12 tháng hoặc trên một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo, gồm: dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình, dự phòng tái cơ cấu, chi sửa chữa tài sản cố định định kỳ…

Tài khoản 343: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, căn cứ vào số dư Có của tài khoản 356, để xác định số tiền quỹ này chưa được sử dụng tại thời điểm báo cáo.

V. Phân biệt nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Nội dung so sánh Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn
Thời hạn thanh toán Không quá 12 tháng hoặc trên một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo Từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo
Mối quan hệ với tài sản Tài sản hiện tại phải đủ để bù đắp cho các khoản nợ ngắn hạn Tài sản dài hạn phải đủ để bù đắp cho các khoản nợ dài hạn
Các chỉ tiêu thể hiện - Phải trả người bán ngắn hạn (TK311)
- Người mua trả tiền trước ngắn hạn (TK312)
- Thuế và các khoản phải nộp NN (TK313)
- Phải trả người lao động (TK314)
- Chi phí phải trả ngắn hạn (TK315)
- Phải trả nội bộ ngắn hạn (TK316)
- Phải trả theo tiến độ KH hợp đồng xây dựng (TK317)
- Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (TK318)
- Phải trả ngắn hạn khác (TK319)
-Vay nợ thuê tài chính ngắn hạn (TK320)
- Dự phòng phải trả ngắn hạn (TK321)
- Quỹ khen thưởng phúc lợi (TK322)
- Quỹ bình ổn giá (TK323)
- Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (TK324)
- Phải trả người bán dài hạn (TK331)
- Người mua trả tiền trước dài hạn (TK332)
- Chi phí phải trả dài hạn (TK333)
- Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (TK334)
- Phải trả nội bộ dài hạn (TK335)
- Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (TK336)
- Phải trả dài hạn khác (TK337)
- Vay nợ thuê tài chính dài hạn (TK338)
- Trái phiếu chuyển đổi (TK339)
- Cổ phiếu ưu đãi (TK340)
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (TK341)
- Dự phòng phải trả dài hạn (TK342)
- Quỹ phát triển KH-CN (TK343)
Ý nghĩa Thể hiện tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp Thể hiện tình hình tài chính trong tương lai

Xem thêm:  Nợ ngắn hạn là gì? Cách xem và tính nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

VI. Cách tính nợ dài hạn

Đối với các nhà đầu tư, nếu tính được các khoản nợ dài hạn thì họ sẽ xác định được cấu trúc vốn của doanh nghiệp, từ đó, có thể đánh giá    được khả năng tiềm lực phát triển của các sản phẩm mà doanh nghiệp các cung cấp, như hàng hóa, dịch vụ, cổ phiếu…

Tỷ lệ nợ dài hạn/tổng nguồn tài sản = Nợ dài hạn/tổng nguồn tài sản 

Tổng nguồn tài sản = tài sản hiện tại + tài sản cố định + các tài sản khác

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + VCSH)

Hệ số khả năng trả lãi = LNTT và lãi vay/Lãi vay

Cách tính nợ dài hạn

Công thức tính nợ dài hạn nhanh chóng

VII. Nợ dài hạn ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Nợ dài hạn cung cấp cho người xem báo cáo tài chính bức tranh phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, khác với nợ ngắn hạn, chỉ hiểu được tình hình tài chính ở hiện tại. Do nợ dài hạn đáp ứng cho những nhu cầu đầu tư dài hạn, chẳng hạn: mở rộng nhà xưởng, dây chuyển sản xuất, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng…

Tuy vậy, tín dụng dài hạn cũng nhiều rủi ro cao. Vì thời gian đầu tư kéo dài, nên nợ dài hạn áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án, nhưng thời gian càng lâu thì càng nhiều biến động, nếu như công ty rơi vào thua lỗ kéo dài thì khả năng trả nợ vay sẽ thấp.

Ngoài ra, nợ dài hạn phản ánh được mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho đầu tư của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu ra sao. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì xác suất trả được nợ của doanh nghiệp càng lớn. 

Mặt khác, tỷ lệ vay nợ cao thì doanh nghiệp càng có lợi, vì chi phí trả lãi sẽ được khấu trừ thuế, như vậy, doanh nghiệp luôn có nguồn vốn để đầu tư kinh doanh. Nếu nợ dài hạn chiếm tỷ trọng quá thấp so với vốn chủ sở hữu nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn chưa hiệu quả, cần đòn bẩy tài chính để tăng mức sinh lời lên. 

Việc hiểu rõ nợ dài hạn rất có ích cho chủ doanh nghiệp cho việc phân bổ nguồn vốn và các khoản đầu tư khác trong quá trình quản lý và vận hành bộ máy hoạt động của công ty. Với các nhà đầu tư, nhìn vào các con số của mục nợ dài hạn, họ có thể nhìn thấy được tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai để có thể quyết định đầu tư hay không. 

Mong rằng, những thông tin về nợ dài hạn mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:  Các xử lý khoản nợ hiệu quả bằng phương pháp quả cầu tuyết

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon