Facebook Topi

21/11/2022

Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trong tài chính

Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như đời sống người dân. Cùng TOPI tìm hiểu hai khái niệm này nhé.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Lạm phát phản ánh tình hình nền kinh tế quốc gia, trong khi lãi suất là chính sách tiền tệ do ngân hàng Nhà nước quy định để ứng phó với lạm phát. Hai thành tố này có mối tương quan chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

1. Lạm phát là gì? Các cấp độ của lạm phát

Lạm phát là sự gia tăng tăng liên tục mức giá chung của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ theo kinh tế vĩ mô.

Hiểu một cách đơn giản, trong phạm vi một quốc gia, khi giá cả tăng lên, 1 đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn trước đây. Điều này dẫn đến suy giảm sức mua của người dân trên 1 đơn vị tiền tệ.

Nếu tính ngoài phạm vi quốc gia, lạm phát được hiểu là sự mất giá của giá trị tiền tệ của quốc gia này so với tiền của quốc gia khác.

Chỉ tiêu lạm phát được tính theo % và là biểu hiện của quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, chỉ tiêu này được Chính phủ trình quốc hội quyết định.

Lạm phát là gì? Các cấp độ của lạm phát

Lạm phát xảy ra khi giá cả của hàng hóa đồng loạt tăng cao

Có 3 cấp độ lạm phát, bao gồm:

STT

Mức độ

Đặc điểm

1

Lạm phát tự nhiên

Có tỷ lệ lạm phát từ 0 - 10%/năm. Với mức độ này, các hoạt động của nền kinh tế diễn ra bình thường, ít rủi ro, đời sống của người dân ổn định.

2

Lạm phát phi mã

Có tỷ lệ lạm phát từ 10% - dưới 1000%/năm. Ở mức độ lạm phát này, nền kinh tế quốc gia sẽ có những biến động nghiêm trọng; đồng tiền mất giá trầm trọng khiến thị trường tài chính bị phá vỡ.

3

Siêu lạm phát

Đây là tình trạng lạm phát vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ lạm phát trên 1000%/năm. Khi nền kinh tế của 1 quốc gia xảy ra siêu lạm phát, thị trường tài chính sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, thậm chí là thảm hoạ và rất khó để khôi phục lại trạng thái bình thường.

Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng lạm phát của nền kinh tế có thể kể đến như sau:

  • Do cầu kéo
  • Do xuất khẩu
  • Do nhập khẩu
  • Lạm phát tiền tệ

Tìm hiểu thêm:  Lạm phát là gì? Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế chung

2. Lãi suất là gì? Các loại lãi suất phổ biến

Lãi suất (interest rate) là giá cả (tính bằng tỷ lệ phần trăm) của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong 1 thời hạn nào đó. Lãi suất cũng được xem là tỷ lệ sinh lời mà người chủ sở hữu khoản vốn cho vay thu được.

Trong đời sống hàng ngày, sự biến động của lãi suất vô cùng quan trọng và tác động đến chủ thể kinh tế, quyết định chi tiêu của cá nhân (nên mua hay giữ tiền), quyết định kinh tế của các doanh nghiệp (nên đầu tư mở rộng sản xuất hay gửi tiết kiệm trong 1 ngân hàng).

Hiện nay, có các loại lãi suất phổ biến như sau:

Lãi suất là gì? Các loại lãi suất phổ biến

Lãi suất là giá cả cho quyền sử dụng khoản vay

2.1 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm

Là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền được gửi vào ngân hàng. Mức lãi suất cao hay thấp phụ thuộc vào loại tiền gửi (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn), kỳ hạn gửi (1 tháng, 6 tháng, 1 năm…) và quy mô của khoản tiền.

2.2 Lãi suất tín dụng ngân hàng

Đây là lãi suất tính trên khoản vay từ ngân hàng mà người đi vay phải trả. Mức lãi suất tín dụng do ngân hàng ấn định, tùy theo loại hình vay (vay trả góp, vay qua thẻ tín dụng, vay thương mại…), quan hệ giữa ngân hàng và khách, sự thỏa thuận giữa 2 bên… Lãi suất tín dụng là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại.

2.3 Lãi suất chiết khấu

Lãi suất này được ngân hàng áp dụng khi cho khách vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán. Mức lãi suất được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và khấu trừ ngay khi ngân hàng giải ngân khoản vay cho khách.

2.4 Lãi suất tái chiết khấu

Là lãi suất được ngân hàng Trung Ương áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán hoặc tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi giải ngân.

Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất và lạm phát có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong nền kinh tế

2.5 Lãi suất liên ngân hàng

Khi các ngân hàng cho nhau vay thì sẽ áp dụng lãi suất liên ngân hàng. Mức lãi này được tính dựa trên lãi suất cơ sở do ngân hàng Trung Ương ban hành và chịu sự chi phối của cung cầu vốn vay.

2.6 Lãi suất cơ sở

Đây là lãi suất cơ bản, được ngân hàng Trung Ương sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Lãi suất cơ sở phải phù hợp với sự biến động thị trường, cao hơn mức lạm phát nhằm đảm bảo cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng có mức độ rủi ro thấp nhất. Các ngân hàng thương mại sẽ dựa vào mức lãi suất này để tính toán lãi suất cho ngân hàng mình. 

Xem ngay: Lãi suất là gì? Tìm hiểu về các loại lãi suất hiện nay

3. Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất

Lý thuyết Fisher cho rằng yếu tố lạm phát và lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Mức lãi suất danh nghĩa sẽ bằng tổng kỳ vọng lạm phát và lãi suất thực.

Khi lạm phát gia tăng, để đảm bảo mức lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa sẽ phải tăng theo, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư và các chỉ tiêu kinh tế.

Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất

Trong kinh tế vĩ mô, lãi suất ngân hàng sẽ tăng khi lạm phát tăng cao

Nhiều người thắc mắc: Vì sao khi lạm phát tăng thì lãi suất cũng tăng? Lý do là bởi lạm phát gia tăng khiến cho đồng tiền bị mất giá. Nếu tỷ lệ gia tăng lạm phát quá cao, Nhà nước sẽ phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, đồng thời ngân hàng Trung Ương cũng sẽ tăng mức lãi suất nhằm giảm nguồn cung tiền ra thị trường.

Lãi suất ngân hàng tăng khiến doanh nghiệp hạn chế vốn vay nhưng lại khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng dẫn đến lượng tiền lưu thông trên thị trường giảm, giá trị đồng tiền tăng, kiềm chế lạm phát.

Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống mức tiêu cực khiến nền kinh tế trì trệ, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ để kích thích nền kinh tế. Lúc này, lãi suất ngân hàng giảm nhằm kích thích các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Từ những phân tích trên có thể thấy giữa lạm phát và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau  và diễn biến cùng chiều với nhau. Sự biến động của bất cứ yếu tố nào cũng ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và hoạt động đầu tư, kinh doanh. Để nền kinh tế phát triển ổn định, hai yếu tố này cần được duy trì ở tỷ lệ cân bằng tốt nhất.

Bài viết liên quan: https://topi.vn/lam-phat-nen-dau-tu-gi.html

Hy vọng những kiến thức về lạm phát và lãi suất mà TOPI chia sẻ sẽ giúp bạn phần nào hiểu được hai khái niệm này làm cơ sở để lên kế hoạch đầu tư. Hãy theo dõi chuyên trang tài chính TOPI hàng ngày để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư do chuyên gia chia sẻ nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI