Lãi suất Ngân hàng Nhà nước, tìm hiểu những thông tin xung quanh về lãi suất và cập nhật những thông tin mới nhất. Nếu các bạn đang quan tâm về chủ đề này, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của TOPI để biết thêm chi tiết!
Lãi suất Ngân hàng Nhà nước - Phân loại chi tiết
Lãi suất Ngân hàng Nhà nước là hệ thống những công cụ, chính sách mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng để điều tiết hoạt động tài chính, tác động lên nền kinh tế nhằm duy trì sự ổn định, tăng trường.
Lãi suất Ngân hàng Nhà nước là gì? Bao gồm những loại nào?
Lãi suất Ngân hàng Nhà nước bao gồm 5 loại, được sử dụng để tác động lên nền kinh tế trong từng thời kỳ. Cụ thể:
Lãi suất thị trường mở (OMO)
Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước là việc mua bán giấy tờ có giá giữa phía Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (các chi nhánh được công nhận là thành viên thuộc thị trường mở). Thông qua đó, kiểm soát lượng cung tiền tệ trong toàn bộ thị trường.
Lãi suất thị trường mở được Ngân hàng Nhà nước công bố trong các lần giao dịch, có tỷ lệ % cao và linh hoạt. Đây là một công cụ hữu hiệu để thực thi các chính sách tiền tệ của Nhà nước. Phía Ngân hàng Nhà nước có thể tác động đến lượng mua bán giấy tờ có giá của các ngân hàng thành viên bằng việc thay đổi lãi suất thị trường mở OMO. Việc mua bán này có thể bao gồm các giao dịch mua bán hẳn hoặc có kỳ hạn.
Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản là một trong 5 loại lãi suất Ngân hàng Nhà nước được công bố trong từng thời kỳ và áp dụng cho cả các tổ chức tín dụng và còn được sử dụng làm cơ sở để xác định lãi suất kinh doanh. Căn cứ vào lãi suất cơ ban, các tổ chức tín dụng sẽ đưa ra mức lãi suất huy động, thực hiện hoạt động cho vay.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành xác định lãi suất cơ bản dựa trên các yếu tố như lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở, sự biến động cung cầu, tình hình nền kinh tế, lạm phát. Lãi suất cơ bản nằm trong hệ thống lãi suất Ngân hàng Nhà nước, có ý nghĩa vô cùng to lớn, tác động trực tiếp đến lãi suất của các tổ chức tín dụng. Từ đó, ảnh hưởng đến các hoạt động của nền kinh tế và của riêng các tổ chức tín dụng.
Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu trong hệ thống lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các khoản vay của tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trong ngắn hạn. Công cụ này được sử dụng để giúp Ngân hàng Nhà nước điều tiết lượng cung tiền tệ nhờ việc tăng hoặc giảm lãi suất chiết khấu tùy vào từng thời điểm nhất định.
Các ngân hàng thương mại sẽ so sánh lãi suất chiết khấu với lãi suất thị trường để điều tiết hoạt động kinh doanh của mình. Trường hợp lãi suất chiết khấu nhỏ hơn lãi suất thị trường thì các ngân hàng thương mại sẽ tăng tỷ lệ cho vay và đẩy tỷ lệ vốn dự trữ sát với mức bắt buộc để tăng cung tiền tệ. Ngược lại khi lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường thì các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ vốn dự trữ cao hơn mức bắt buộc để giảm cung tiền tệ.
Lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng trong hoạt động tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng. Các hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Cho vay đảm bảo bằng giấy tờ có giá ngắn hạn, chiết khấu hoặc tái chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay lại các khoản tín dụng,...
Lãi suất dự trữ bắt buộc
Các ngân hàng thương mại sẽ cần phải duy trì lượng tiền dự trữ tối thiểu theo quy định của Nhà nước để đảm bảo mọi hoạt động. Nếu trong trường hợp mức dự trữ lớn hơn mức tối thiểu này thì ngân hàng thương mại sẽ được phía Ngân hàng Nhà nước trả một mức lãi suất đối với số tiền chênh lệch. Mức lãi suất này chính là lãi suất dự trữ bắt buộc.
Lãi suất Ngân hàng Nhà nước gồm 5 loại với 5 chức năng khác nhau
Lãi suất Ngân hàng Nhà nước có cơ chế hoạt động như thế nào?
Lãi suất Ngân hàng Nhà nước là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia. Thông qua đó, Nhà nước có thể tác động lên mọi đối tượng đang hoạt động trong nền kinh tế bằng cơ chế dẫn truyền. Khi Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất điều hành thì các Ngân hàng Thương mại là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên. Qua đó, Ngân hàng Thương mại phải điều chỉnh mức lãi suất huy động, lãi suất cho vay, định hướng kinh doanh của mình để phù hợp với chính sách của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hoạt động kinh doanh.
Sau các Ngân hàng Thương mại là hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hoạt động đầu tư, tiêu dùng, tích lũy của người dân,...
Khi nền kinh tế gặp vấn đề, tỷ lệ lạm phát tăng cao thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất để giảm tốc độ tăng trưởng đang quá nóng của nền kinh tế. Điều này kéo theo hoạt động đầu tư giảm, tiêu dùng giảm, kích thích hoạt động tích lũy.
Ngược lại, khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm, để kích thích sản xuất kinh doanh, Nhà nước sẽ giảm lãi suất. Hành động như điều tiết giúp hoạt động của nền kinh tế ổn định hơn.
Cơ chế hoạt động của lãi suất Ngân hàng Nhà nước
3 tác động của lãi suất Ngân hàng Nhà nước với nền kinh tế
Bất kỳ sự thay đổi nào của Lãi suất Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội. Dưới đây là 3 tác động chính
Kiểm soát lạm phát
Đây là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu khi thực hiện chính sách tiền tệ. Bởi lạm phát tăng hay giảm đều có tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Lạm phát tăng đồng nghĩa với mất giá đồng tiền, ảnh hưởng đến các khoản tiết kiệm của người dân và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Lúc này, việc tăng lãi suất giúp kiềm chế sự mất giá của đồng tiền, giảm tỷ lệ lạm phát, giữ ở mức lạm phát dương vừa phải.
Điều tiết hoạt động của nền kinh tế
Khi nền kinh tế bị suy thoái, chậm phát triển, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất để kích thích phát triển trở lại. Trường hợp ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, Nhà nước sẽ tăng lãi suất để kiềm chế sự tăng trưởng. Do đó, lãi suất chính là công cụ để Nhà nước thực hiện việc quản lý trong từng giai đoạn.
Xem thêm: Bảng lãi xuất các ngân hàng
Giảm tỷ lệ thất nghiệp
3 vấn đề: Tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát và thất nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau. Trong ngắn hạn thì thất nghiệp và lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Tuy nhiên, trong dài hạn, cả 3 yếu tố này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, Vì vậy, khi ổn định lạm phát và phát triển nền kinh tế thì lãi suất Ngân hàng Nhà nước góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Những tác động của lãi suất Ngân hàng Nhà nước đến kinh tế - xã hội
Chi tiết mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước cập nhật mới nhất
Theo Quyết định số 1123/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/06/2023, bắt đầu có hiệu lực từ 19/06/2023 cụ thể lãi suất của Ngân hàng Nhà nước như sau:
- Lãi suất tái cấp vốn: 4.5%/năm
- Lãi suất chiết khấu: 3.0%/năm
- Lãi suất cho vay qua đêm/cho vay để bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ: 5.0%/năm
Theo Quyết định 1124/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/06/2023, bắt đầu có hiệu lực từ 19/06/2023:
- Lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn có có kỳ hạn dưới 1 tháng: 0.5%/năm
- Lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4.75%/năm
- Lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: 5.25%/năm
Theo Quyết định 1124/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/06/2023, bắt đầu có hiệu lực từ 19/06/2023:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (ngoại trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam: 4.0%/năm
- Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam: 5.0%/năm
Theo Quyết định 557/QĐ-NHNN ngày 31/3/2023 có hiệu lực ngày 03/04/2023:
- Lãi suất tiền gửi bằng VND của KBNN: 0.5%/năm
- Lãi suất tiền gửi bằng USD của KBNN: 0%/năm
- Lãi suất tiền gửi bằng VNĐ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 0.5%/năm
Theo Quyết định 578/QĐ-NHNN ngày 31/3/2023 có hiệu lực ngày 03/04/2023:
Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại NHNN: 0.5%/năm.
Trên đây, TOPI đã cung cấp đến các bạn những thông tin chi tiết về lãi suất Ngân hàng Nhà nước. Hy vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình đầu tư, gặt hái được thành công rực rỡ.