Facebook Topi

31/10/2024

Dòng tiền tự do (Free cash flow) - Vai trò và công thức tính

Dòng tiền tự do (Free cash flow) là phần lợi nhuận còn lại khi đã khấu trừ hết các khoản chi phí không dùng tiền, bao gồm: tiền thuê mặt bằng, thiết bị, nhà máy, lương chi trả cho người lao động, thuế và hàng tồn trong kho. Dòng tiền tự do bằng lưu chuyển tiền thuần trừ đi chi phí vốn.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Dòng tiền tự do hay Free Cash Flow là một chỉ số tài chính quen thuộc với doanh nghiệp, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng biết và hiểu rõ vì chúng không được hiển thị trên các báo cáo tài chính.

FCF có những đặc điểm: không bao gồm các khoản tiền thu được từ hoạt động đầu tư, FCF tăng đồng nghĩa với việc thu nhập của doanh nghiệp tăng, chỉ đo lường được chi tiêu tại thời điểm thống kê.

FCF là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để định giá cổ phiếu của doanh nghiệp, chỉ số này thể hiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp. FCF có hỗ trợ gì cho việc đầu tư hay không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Dòng tiền tự do (Free cash flow) là gì?

Dòng tiền tự do (tiếng Anh: Free cash flow) viết tắt FCF là phần lợi nhuận còn lại khi đã khấu trừ hết các khoản chi phí không dùng tiền, cụ thể hơn đó là số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi đã chi trả cho mọi chi phí cần thiết để hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra bình thường.

Dòng tiền tự do (Free cash flow) là gì?

Khái niệm về dòng tiền tự do

Những chi phí này bao gồm: tiền thuê mặt bằng, thiết bị, nhà máy, lương chi trả cho người lao động, thuế và hàng tồn trong kho.

2. Đặc điểm của dòng tiền tự do (FCF)

FCF có đặc điểm như sau:

Không bao gồm các khoản tiền thu được từ hoạt động đầu tư vì những khoản này chỉ chi trong một số thời điểm nhất định chứ không phải hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp;

FCF tăng đồng nghĩa với việc thu nhập của doanh nghiệp tăng. Thực hiện bằng cách tối ưu hoá các chi phí, cải thiện hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, phân phối cổ tức, trả nợ hết cho các đối tác… Nếu giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp thấp nhưng FCF tăng trưởng tốt thì sớm muộn giá của cổ phiếu đó cũng tăng;

Ngược lại, khi FCF giảm thì thu nhập của công ty cũng cùng chiều giảm, cổ phiếu dù có giá nhưng cũng sẽ giảm theo;

FCF có thể hiện chi phí vốn CAPEX (Capital Expenditure). Những doanh nghiệp luôn đòi hỏi quá nhiều CAPEX hàng năm thì không nên đầu tư, theo tỷ phú Warren Buffett thì những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn thì chỉ sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm cho CAPEX để duy trì vị thế và hoạt động cạnh tranh của mình;

Đặc điểm của dòng tiền tự do (FCF)

Những đặc điểm của dòng tiền tự do mà bạn cần biết

Dòng tiền tự do đo lường được chi tiêu tại thời điểm thống kê, nếu doanh nghiệp cần một khoản chi lớn cho đầu tư thì sẽ FCF tại thời điểm đó sẽ giảm. Nhiều nhà đầu tư lầm tưởng đây là dấu hiệu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nhưng thực chất đây là một khoản đầu tư sinh lời, trong tương lai FCF sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại;

FCF không nằm trong quy tắc kế toán được chấp nhận chung nên trong BCTC của doanh nghiệp không có mục riêng FCF.

3. Vai trò và ý nghĩa của dòng tiền tự do

Đối với doanh nghiệp, dòng tiền tự do thể hiện số tiền mặt mà doanh nghiệp đang có, phục vụ trực tiếp cho các kế hoạch và mục tiêu của họ trong tương lai. FCF cao có nghĩa là doanh nghiệp có đủ khả năng để trả nợ, đóng góp vào tăng trưởng và chia sẻ với các cổ đông thông qua cổ tức, đồng thời, thể hiện triển vọng của một tương lai thành công.

Đối với nhà đầu tư, FCF phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc sản sinh ra dòng tiền mặt nên chỉ số này là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để định giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Như đã nói ở trên, khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp rẻ nhưng FCF tăng đều thì tương lai không xa cổ phiếu này cũng sẽ tăng giá. Nhà đầu tư có thể tận dụng mua lúc rẻ rồi bán ra ở lúc cao giá.

Vai trò và ý nghĩa của dòng tiền tự do

Lợi ích mà dòng tiền tự do mang lại cho dòng nghiệp

Ngoài ra, chỉ số FCF cũng cung cấp một lượng thông tin đáng kể về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu FCF tốt thì hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, ngược lại FCF không ổn định thì nghĩa là doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Nhưng, phải trừ trường hợp FCF tạm thời giảm do doanh nghiệp bỏ tiền đi đầu tư để sinh lời.

Đối với các cổ đông công ty, chỉ số FCFE (dòng tiền tự do trên vốn chủ sở hữu) càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng càng cao. Trong ngắn hạn, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ cổ tức. Và khi FCFE được tái đầu tư, thị phần của công ty tăng lên thì lợi nhuận trong dài hạn cũng cao hơn.

4. Công thức tính dòng tiền tự do

Có 3 cách để tính dòng tiền tự do, đó là: sử dụng lưu chuyển tiền thuần OCF, doanh thu bán hàng và lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế NOPAT. Phổ biến và đơn giản nhất là sử dụng OCF theo công thức dưới đây:

FCF = OCF (Lưu chuyển tiền thuần)  - CAPEX (Chi phí vốn)

Trong đó:

OCF = EBIT - Khấu hao - Thuế hoặc tính OCF bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí hoạt động. EBIT bằng tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

CAPEX (1 năm) = PPE hiện tại - PPE năm trước + Khấu hao tài sản

Công thức tính dòng tiền tự do

Công thức tính dòng tiền tự do nhanh chóng và chính xác

Hoặc cũng có thể tính FCF theo công thức:

FCF = Thu nhập ròng + Khấu hao - Thay đổi vốn lưu động - Chi phí vốn

5. Các bước chiết khấu dòng tiền tự do nhanh chóng

Quy trình chiết khấu dòng tiền tự do:

Bước 1: dự báo dòng tiền tự do của doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp đã tăng trưởng bền vững thì thời gian cần thiết là 5 năm để dự báo được dòng tiền; đối với doanh nghiệp còn non trẻ, đang trong quá trình tăng trưởng phát triển thì có thể lâu hơn, kéo dài hơn 5 năm đến khi doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng đó; đối với doanh nghiệp hoạt động theo thời hạn thì tính luôn theo thời hạn hoạt động.

Bước 2: ước lượng chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền:

Áp dụng công thức: 

WACC = Re x E/V + Rd x D/V x (1-Tc)

Trong đó:

Re là chi phí sử dụng VCSH;

Rd là chi phí sử dụng nợ;

E/V: giá trị VCSH trên tổng vốn dài hạn;

D/V: giá trị nợ vay trên tổng vốn dài hạn;

Tc: thuế suất thuế TNDN.

Bước 3, dự báo giá trị cuối kỳ

Bước 4, tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Các bước chiết khấu dòng tiền tự do nhanh chóng

Quy trình xây dựng dòng tiền tự do nhanh chóng, hiệu quả

6. Những lưu ý về dòng tiền tự do mà bạn nên biết

Một nhược điểm khi sử dụng phương pháp dòng tiền tự do để đánh giá doanh nghiệp đó là chi phí vốn có thể thay đổi rất nhiều từ năm nay sang năm khác và giữa các ngành khác nhau. Đó là lý do vì sao việc đo lường FCF qua nhiều giai đoạn và theo từng bối cảnh ngành của doanh nghiệp lại quan trọng đến thế.

FCF cao thì đương nhiên tốt, nhưng nếu quá cao thì cũng có thể là dấu hiệu cho thấy công ty không đầu tư đúng mực vào hoạt động kinh doanh của mình, có thể là nâng cấp thiết bị, nhà máy quá đà nhưng không đạt được kỳ vọng năng suất và chất lượng. Ngược lại, FCF âm cũng không nhất định thể hiện doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, có thể họ đang đầu tư mạnh để mở rộng thị phần, FCF tại thời điểm đo lường có thể giảm nhiều nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ tốt hơn.

FCF khác với NCF (Net Cash Flow) ở chỗ NCF là toàn bộ lượng tiền mặt mà một doanh nghiệp tạo ra được từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và hoạt động tài chính. Còn FCF cụ thể hơn, nó chỉ là lượng tiền mặt sinh ra từ hoạt động kinh doanh sau khi đã trừ đi chi phí hoạt động và chi phí vốn.

Tóm lại, bên cạnh các chỉ số ROI, D/E (tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu), EPS thì FCF hay dòng tiền tự do cũng là một chỉ số tài chính mà nhà đầu tư có thể dùng để phân tích sức khoẻ của doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư sinh lời của mình. Để biết thêm thông tin về các chỉ số tài chính, bạn có thể truy cập trực tiếp vào website: https://topi.vn bạn nhé!

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger