Với người đầu tư lâu năm, có một quy tắc luôn được nằm lòng đó là “không bỏ trứng vào cùng một giỏ” hiểu đơn giản là ta nên đưa tiền vốn của mình đầu tư vào đa kênh. Vậy nên phân bổ dòng tiền trong đầu tư sao cho hiệu quả?
Phân bổ dòng tiền trong đầu tư là gì?
Phân bổ dòng tiền trong đầu tư là việc bạn chọn lựa và phân bổ dòng tiền thặng dư của mình vào các loại tài sản phù hợp nhằm gia tăng tài sản hiện có, ít nhất là phải tăng trưởng hơn mức lạm phát cộng với một chút lợi nhuận phù hợp với khẩu vị rủi ro của mỗi người.
Những sản phẩm hiện nay có thể phân bổ dòng tiền trong đầu tư gồm: tiền gửi kỳ hạn, vàng, tăng thêm mức độ rủi ro có các lớp tài sản tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư hàng hoá, tiền kỹ thuật số. Tiền kỹ thuật số mặc dù chưa được pháp luật công nhận và bảo vệ, nhưng thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư trẻ. Lớp tài sản “vua” tại thị trường Việt Nam là bất động sản - có sự tham gia của hầu hết người dân nước ta.
Vai trò của phân bổ dòng tiền trong đầu tư trong việc quản lý tài sản cá nhân?
Việc phân bổ dòng tiền trong đầu tư hiệu quả sẽ đem lại 3 lợi ích chính:
- Một, gia tăng tài sản, giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính;
- Hai, bảo toàn dòng vốn mà bạn đã vất vả tích luỹ được;
- Ba, định hướng được một bức tranh tài chính bền vững, từ đó, bạn sẽ có đủ thời gian để tận hưởng cuộc sống với người thân, gia đình và bạn bè.
Để vừa có được lợi nhuận, gia tăng giá trị tài sản của bản thân, vừa đảm bảo sự an toàn cho số vốn đầu tư thì đòi hỏi mỗi người đều cần có hai hành động:
- Đa dạng danh mục đầu tư bằng nhiều loại tài sản
- Nên điều chỉnh tỷ lệ mỗi loại tài sản vào từng thời điểm khác nhau, sao cho phù hợp nhất
Để xem xét và đánh giá hiệu quả đầu tư vào các lớp tài sản này, đồng thời tìm ra mức độ chịu đựng rủi ro thì bạn có thể xét trên 6 khía cạnh sau:
Về chu kỳ kinh tế, chẳng hạn giai đoạn lãi suất đang cao như hiện nay thì sẽ gia tăng tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm, giảm tỷ lệ sở hữu bất động sản càng nhanh càng tốt, đồng thời cũng giảm tỷ lệ cổ phiếu. Vì chúng là những lớp tài sản có tính đầu cơ cao và nhạy cảm với các yếu tố liên quan đến suy thoái.
Về tính thanh khoản - là khoảng thời gian mà chúng ta có thể chuyển đổi tài sản nắm giữ thành tiền mặt. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều có một lớp tài sản cho quỹ dự phòng cho các tình huống về sức khỏe, nhất là khi chưa có các cơ chế bảo vệ như bảo hiểm nhân thọ, các bảo hiểm sức khoẻ khác. Hoặc có thể đó là các khoản chi tiêu trong gia đình như sửa nhà, mua xe, học phí cho con cái…, đặc biệt trong những tình huống giảm hoặc mất thu nhập ngắn hạn. Hoặc đơn giản là chúng ta dự trù cho những biến động lớn và nhanh trên thị trường, chẳng hạn như năm 2022, khoản dự phòng này sẽ là “cứu cánh” cho chúng ta khi mà tất cả các lớp tài sản bị định giá ở mức rất thấp.
Về khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính, mỗi một loại tài sản có mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính khác nhau. Hay trong cùng một loại tài sản có nhiều phân khúc khác nhau, ví dụ đất nền ta sử dụng đòn bẩy tài chính thấp hơn so với tài sản là căn hộ, do mức độ rủi ro sở hữu đất nền sẽ cao hơn sở hữu căn hộ.
Về chu kỳ và thời gian đầu tư, ví dụ bất động sản, đặc biệt là phân khúc không tạo dòng tiền ngay lập tức như đất nền, chúng ta sẽ phải chờ đợi vài năm mới có thể có lợi nhuận, chứ không có lợi nhuận đều đặn như tiền gửi. Chứng khoán nhìn dưới góc độ đầu tư, thì lợi nhuận cũng sẽ có sau vài năm. Như vậy, mỗi lớp tài sản sẽ có thời hạn đầu tư khác nhau để có thể sinh lời
Về biến động lợi nhuận, ví dụ bất động sản dân sinh sẽ ít biến động về giá, cũng cùng là bất động sản như thế nhưng dùng để đầu cơ, khu vực chưa có nhiều dân cư sinh sống, ít tiện ích, đặc biệt còn mua vào thời điểm “sốt đất” thì khả năng chôn vốn, lỗ vốn là rất cao. Nhóm cổ phiếu cũng là nhóm biến động mạnh, đôi khi biến động rất lớn chỉ trong vòng một vài ngày. Nhưng ngược lại, những lớp tài sản như vàng, tiền gửi thì mức biến động lợi nhuận sẽ thấp hơn.
Về tính chất của các lớp tài sản cần phân bổ, cần xem xét đến các thủ tục đầu tư và phí, thuế. Chẳng hạn lớp bất động sản là lớp tài sản phức tạp nhất về mặt thủ tục đầu tư và phí, thuế. Các lớp khác như trái phiếu doanh nghiệp cũng có sự phân loại về năng lực tài chính của nhà đầu tư. Cần phải xem lại xem khả năng và kiến thức nhà đầu tư đến đâu, không phải ai cũng phù hợp đều đầu tư loại hình đó.
Tiêu chí lựa chọn các tài sản để phân bổ dòng tiền trong đầu tư
Tính hiệu quả của danh mục - xét về tỷ suất lợi nhuận cho chúng ta biết cần có loại tài sản nào trong danh mục. Ví dụ, lợi nhuận kỳ vọng là 12%/năm hoặc hơn, nếu ko có tài sản là bất động sản, cổ phiếu thì khó có thể đạt được mức lợi nhuận này, do những tài sản như tiền gửi, vàng, trái phiếu không thể có được số lợi nhuận là 12% và duy trì trong một thời gian dài. Chưa kể xét trên tính chất thời điểm của tài sản để tối ưu lợi nhuận.
Tính cân bằng về thanh khoản trong danh mục - cần hiểu rõ tính thanh khoản của từng lớp tài sản, chẳng hạn, bất động sản sẽ có thanh khoản chậm nhất, trong bất động sản sẽ có nhiều phân khúc ứng với từng khả năng thanh khoản khác nhau. Việc nắm vững tính thanh khoản này nhằm mục đích khi có nhu cầu phát sinh về dòng vốn về chi tiêu trong cuộc sống thì ta có thể dễ dàng tách ra một phần trong số tài sản đó để không làm ảnh hưởng tới giá trị và lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai.
Tính đa dạng của tài sản trong danh mục - trong danh mục đầu tư luôn nên phân chia thành nhiều lớp tài sản khác nhau, tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi người, có thể chọn lựa tài sản có mức độ rủi ro khác nhau từ thấp đến cao, như đã liệt kê ở trên: tiền gửi, vàng, trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản…
Tính tối ưu về quản trị rủi ro trong danh mục - xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng, các tài sản có thể bù đắp thiếu sót cho nhau, để có thể đạt được mục tiêu về lợi nhuận kỳ vọng đã đề ra, đồng thời hạ thấp rủi ro nhất có thể, ít nhất là bảo toàn được nguồn vốn.
Cách phân bổ dòng tiền trong đầu tư hiệu quả
Theo chuyên gia tài chính Ngô Thành Huấn, lớp tài sản đầu tiên nên có trong danh mục đầu tư đó là tiền gửi ngân hàng, dành 10% nguồn tiền đầu tư cho tiền gửi ngân hàng, nên gửi theo 3 kỳ hạn 1 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng hoặc có thể kết hợp 2 trong số 3 kỳ hạn này đều được.
Do kỳ hạn tiền gửi trong 3 tháng gần như không có khác biệt với kỳ hạn 1 tháng, kỳ hạn 9 tháng không khác nhiều so với kỳ hạn 6 tháng. Chọn gửi kỳ hạn 1 tháng, 6 tháng thay vì 3 tháng, 9 tháng sẽ giúp bạn linh hoạt trong việc rút vốn hơn. Cần gia tăng lớp tài sản tiền gửi khi có biến động trong lãi suất.
Lớp tài sản thứ hai là từ 2% - 5% vốn dùng để mua vàng, để có tính phòng thủ và tăng thêm tính thanh khoán cho danh mục đầu tư, khi cần tiền mặt hoặc cần vốn cho việc tái đầu tư thì vàng là rất hữu ích.
Lớp tài sản thứ ba là chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, luôn phải có sự tăng và điều chỉnh tỷ lệ vốn thường xuyên và liên tục theo thị trường. Có thể có những thời điểm bạn lãi rất nhiều, nhưng cũng có thời điểm bạn phải trả lại hết cho thị trường. Nguyên tắc giao dịch mà ông Huấn chọn là khi thị trường có đợt điều chỉnh lớn thì sẽ áp dụng phương thức đầu tư tích sản, mua rải trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm. Và sau khi thị trường hồi phục trong khoảng 2 - 3 năm thì sẽ hạ tỷ trọng xuống. Với tiềm năng của thị trường chứng khoán thì nên có khoảng từ 10 - 15% tổng nguồn vốn trên loại tài sản này. Với những nhà đầu tư có khả năng chịu đựng rủi ro lớn hơn thì mục chứng khoán này có thể điều chỉnh lên đến 30%.
Lớp tài sản thứ tư là bất động sản, có thể phân bổ nguồn vốn vào nhiều phân khúc bất động sản khác nhau, tuỳ thuộc vào số vốn mà bạn có. Khi lãi suất có biến động gia tăng thì động thái đầu tiên là nên giảm tỷ lệ vốn đầu tư bất động sản xuống, chọn những bất động sản có tính thanh khoản cao để thu hồi vốn trước, đồng thời, tăng tỷ lệ tiền gửi lên.
Với những nhà đầu tư có lợi nhuận kỳ vọng cao từ 12%/năm trở lên thì tỷ trọng cho lớp tài sản như chứng khoán và bất động sản phải từ 50% - 70% nguồn vốn của mình.
Bạn còn có thể đầu tư thêm vào nhiều lớp tài sản khác nữa như tiền kỹ thuật số hoặc hàng hoá…
Vậy trong năm 2024 này, phân bổ dòng tiền trong đầu tư theo các lớp tài sản thế nào mới hợp lý? Căn cứ theo tình hình thị trường tài chính trong thời gian sắp tới, TOPI gợi ý cho bạn cách điều chỉnh tỷ trọng nguồn vốn trong danh mục đầu tư dựa theo hồ sơ rủi ro như sau:
Hồ sơ rủi ro |
An toàn |
Thận trọng |
Thận trọng vừa phải |
Cân bằng |
Tăng trưởng |
Tăng trưởng mạnh |
Tiền gửi |
50% |
45% |
35% |
30% |
25% |
15% |
Trái phiếu |
25% |
15% |
15% |
10% |
10% |
10% |
Vàng |
25% |
20% |
15% |
15% |
10% |
10% |
Cổ phiếu |
0% |
20% |
35% |
45% |
55% |
65% |
Tại sao tỷ trọng tiền gửi tại TOPI lại được điều chỉnh cao như thế?
Thứ nhất, theo phân tích của một số chuyên gia kinh tế tài chính, thị trường vẫn còn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, nên đầu tư vào những tài sản có tính phòng thủ như tiền gửi, vàng, trái phiếu vẫn được ưu tiên.
Thứ hai, tiền gửi tại TOPI có lợi nhuận đầu tư tích lũy khá cao, cao hơn những ngân hàng kể cả những ngân hàng top đầu. Nhà đầu tư có thể gửi tích luỹ tại TOPI với mức lợi nhuận hấp dẫn. Như vậy, với những người đặt mục tiêu là đạt được lợi nhuận kỳ vọng từ 12%/năm trở lên thì ngoài khoản đầu tư tại TOPI, bạn chỉ cần đầu tư thêm 1 lớp tài sản như trái phiếu, vàng, cũng đã có thể “chạm” tới được mục tiêu đã đề ra.
Như vậy, trên đây, TOPI đã cung cấp cho bạn cách để có thể phân bổ dòng tiền trong đầu tư một cách hiệu quả, hiệu quả ở đây không chỉ dừng lại ở việc tăng trưởng giá trị tài sản mà theo đó là một tài chính bền vững. Nếu bạn là nhà đầu tư mới, chưa rõ ràng về cách phân bổ dòng tiền trong đầu tư thì cũng có thể truy cập vào ứng dụng TOPI bắt đầu tích luỹ, tham gia đầu tư và được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn cách phân bổ dòng tiền trong đầu tư phù hợp với khả năng tài chính cũng như khẩu vị rủi ro của mình. Ứng dụng TOPI có mặt trên cả hệ điều hành Android và iOS, là một ứng dụng đầu tư đa lớp tài sản, rất phù hợp với những người mới tham gia vào đầu tư.