Facebook Topi

13/02/2023

Cổ phiếu ưu đãi là gì? Các loại cổ phiếu ưu đãi trên thị trường

Cổ phiếu ưu đãi là một loại sản phẩm chứng khoán có đặc điểm vừa giống cổ phiếu thường vừa giống trái phiếu, mang tới cho người sở hữu những lợi ích đặc biệt nhất định. Cùng TOPI tìm hiểu cổ phiếu ưu đãi là gì? Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi ngay nhé!

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Để tăng sức hấp dẫn với nhà đầu tư, thu hút thêm nhiều nguồn vốn mới thì công ty cổ phần sẽ phát hành thêm một loại cổ phiếu với nhiều quyền lợi gọi là cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu ưu đãi có 4 loại chính: cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và các cổ phiếu ưu đãi khác theo quy định của Điều lệ công ty. Vậy chính xác thì cổ phiếu ưu đãi là gì, có đặc điểm nào khác với cổ phiếu phổ thông?

I. Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi (tiếng Anh: Preferred Stock) là loại cổ phiếu đặc biệt trong các công ty cổ phần, có tính chất như cổ phiếu thường nhưng người sở hữu chúng được hưởng một số ưu đãi nhất định trong quá trình hoạt động và quản lý của công ty phát hành như: Ưu đãi về biểu quyết, ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại. 

Tuy nhiên, chủ sở hữu của loại cổ phiếu này cũng bị hạn chế một số quyền lợi so với cổ đông thông thường.

Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi là một trong những loại cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trên thị trường chứng khoán

II. Các loại cổ phiếu ưu đãi

Có 04 loại cổ phiếu ưu đãi chính, gồm: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn loại và cổ phiếu ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Trong đó, mỗi loại sẽ có đặc điểm và tính chất riêng, cụ thể như sau:

1. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là loại cổ phiếu có số phiếu biểu quyết cao hơn so với cổ phiếu phổ thông. Điều lệ công ty sẽ quy định số phiếu biểu quyết này là bao nhiêu. 

Chỉ cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền được quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.

Quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phiếu thường.

Ngoài ra, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ không được chuyển nhượng tự do mà phải đổi thành loại phổ thông thì mới chuyển nhượng được.

Các loại cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết nhằm đưa ra những quyết định quan trọng của công ty

2. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là loại cổ phiếu mang lại cho chủ sở hữu mức cổ tức cao hơn mức của cổ tức của cổ phiếu thường. 

Mức chi trả này được ghi cụ thể trên tờ cổ phiếu ưu đãi. Lợi thế này áp dụng cả cho cổ tức cố định (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty) và cổ tức thưởng.

Trong trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản, cổ đông ưu đãi cổ tức được nhận lại phần tài sản tương ứng với số cổ phần nắm giữ, nhưng độ ưu tiên thanh toán đứng sau trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.

Cổ đông ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông, đề cử, ứng của vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

3. Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là loại cổ phiếu duy nhất mà cổ đông nắm giữ có quyền yêu cầu công ty hoàn lại vốn góp vào bất cứ thời điểm nào, miễn là thỏa mãn các điều kiện và thỏa thuận đã ghi trên cổ phiếu. 

Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự đại hội cổ đông hoặc ứng cử hay đề cử người vào Hội đồng quản trị.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Loại cổ phiếu giao dịch phổ biến trên thị trường hiện nay

4. Cổ phiếu ưu đãi khác theo Điều lệ công ty quy định

Ngoài 3 loại CPƯĐ trên, các cổ đông của công ty cổ phần cũng có quyền bàn bạc, thỏa thuận về những loại cổ phiếu ưu đãi khác, đem lại quyền hạn và ưu đãi riêng dành cho cổ đông, tùy theo tính chất hoạt động và quy định trong Điều lệ công ty.

Ví dụ:

Công ty cổ phần có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, mệnh giá cổ phần là 10 ngàn đồng. Theo quy định của Điều lệ công ty, có 20% CPƯĐ biểu quyết, 1 CPƯĐ = 5 phiếu bầu dành cho cổ đông sáng lập.

Như vậy, trong 100 triệu cổ phiếu đang lưu hành, có 80 triệu cổ phiếu phổ thông và 20 triệu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ 20% vốn góp, nhưng cổ đông sáng lập luôn chi phối việc ra quyết định trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong 3 năm đầu thành lập công ty.

III. Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi có những đặc điểm cơ bản như sau:

- Cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết trừ trường hợp nắm giữ CPƯĐ biểu quyết. Không được tham gia ứng cử hay bầu cử vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc các chức vị quản lý công ty;

- Cổ đông ưu đãi được quy định mức cổ tức cố định, hoàn toàn không phụ thuộc kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và được chi trả trước cổ đông phổ thông;

- Khi doanh nghiệp thanh lý tài sản do phá sản hoặc giải thể thì tài sản thanh lý được phải chia cho cổ đông ưu đãi trước cổ đông phổ thông. Tương tự với trường hợp hoàn vốn, cổ đông ưu đãi sẽ được ưu tiên hoàn trước cổ đông phổ thông;

- Cổ phiếu ưu đãi có khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu thường, nhưng cổ phiếu phổ thông không thể chuyển đổi sang cổ phiếu ưu đãi được.

Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi

Những đặc điểm cơ bản của loại cổ phiếu ưu đãi

IV. Lợi ích và rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi

Lợi ích:

Với CTCP: 

Dễ dàng thu hút nhà đầu tư, nhờ đó gia tăng thêm nguồn vốn kinh doanh. Hơn nữa, công ty cũng có thể mua lại số cổ phiếu ưu đãi trong trường hợp vốn sử dụng được chi trả cho các quyền lợi của các loại cổ phiếu ưu đãi ở mức cao;

Với nhà đầu tư: 

Chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn so với cổ đông thông thường của công ty, chẳng hạn như được chia mức cổ tức cao hơn, dù công ty có hoạt động kinh doanh lỗ hay lãi thì phải phải trả cổ tức cho họ, có quyền ưu đãi biểu quyết cao hơn và có quyền yêu cầu hoàn vốn gốc bất cứ lúc nào;

Khi thị giá cổ phiếu theo xu hướng tăng liên tục, nhà đầu tư có thể chuyển đổi CPƯĐ thành cổ phiếu phổ thông để kiếm lời trên thị trường chứng khoán.

Lợi ích và rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi

Lợi ích lớn khi đầu tư vào dạng cổ phiếu ưu đãi

Rủi ro:

Với CTCP:

- Phát hành thêm CPƯĐ đồng nghĩa với việc chi phí doanh nghiệp gia tăng;

- Các cổ phiếu này tương đương với một món nợ dành cho công ty, nếu phá sản hay giải thể cũng phải có trách nhiệm hoàn lại vốn cho các cổ đông;

- Giá trị cổ phiếu sẽ giảm nếu phát hành CPƯĐ quá mức, lúc đó, lợi ích của cổ đông ưu đãi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Với nhà đầu tư:

- Tính thanh khoản thấp: CPƯĐ không được phép tự do chuyển nhượng khiến nhà đầu tư gặp phải rào cản trong việc kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu. Muốn chuyển nhượng thì bắt buộc phải chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, lúc đó, nhà đầu tư sẽ mất các quyền ưu đãi;

- Cổ đông nắm giữ CPƯĐ không có quyền biểu quyết như cổ đông thường trừ trường hợp đó là CPƯĐ biểu quyết.

V. Phân biệt cổ phiếu ưu đãi với cổ phiếu thường

Phân biệt cổ phiếu ưu đãi với cổ phiếu thường

Những đặc điểm giúp bạn phân biệt cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Giống nhau:

- Đều là công cụ vốn do công ty cổ phần phát hành;

- Người nắm giữ đều được gọi là cổ đông, họ là thành viên góp vốn cho công ty.

Khác nhau:

Tiêu chí Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu thường
Tên gọi chủ sở hữu Cổ đông ưu đãi Cổ đông phổ thông
Số lượng phát hành Giới hạn Nhiều
Chi trả cổ tức Mức chia ổn định, cao hơn cổ phiếu thường, không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh công ty Mức chia biến động, phụ thuộc vào tình hình hoạt động của công ty
Quyền cổ đông Cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết trừ trường hợp nắm giữ CPƯĐ biểu quyết. Không được tham gia ứng cử hay bầu cử vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc các chức vị quản lý công ty. Cổ đông phổ thông được quyền biểu quyết, được quyền tham gia ứng cử hay bầu cử vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc các chức vị quản lý công ty.
Quyền chuyển nhượng Không được tự do chuyển nhượng Được tự do chuyển nhượng
Khả năng chuyển đổi Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường Không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi
Thanh toán nợ Ưu tiên thanh toán trước cổ đông thường, bao gồm cả việc thanh lý tài sản, trả nợ vốn góp, trả cổ tức Thanh toán sau cổ đông ưu đã

VI. Cách tính cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

Nhà đầu tư có thể tính được cổ tức của CPƯĐ theo công thức như sau:

Tỷ lệ cổ tức = Cổ tức đã trả/Lợi nhuận ròng

Diễn giải: Tỷ lệ cổ tức ưu đãi mà cổ đông nhận được sẽ bằng cổ tức đã trả hằng năm chia cho lợi nhuận ròng/thu nhập ròng trên mỗi một cổ phiếu.

Hoặc ta cũng thể tính theo cách:

Tỷ lệ cổ tức = 1 - Tỷ lệ duy trì

Trong đó: Tỷ lệ duy trì sẽ bằng 1 trừ đi mức cổ tức nhận được dựa trên mỗi cổ phiếu chia cho tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần = 1 - DPS/EPS.

Cách tính cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

Cổ tức được tính nhanh thông qua nhiều công thức

VII. Cách mua cổ phiếu ưu đãi đơn giản, an toàn

Chỉ các cổ đông của công ty mới có thể mua cổ phiếu ưu đãi. Nghĩa là, trước đó, nhà đầu tư đã sở hữu một số lượng cổ phiếu thường nhất định, sau đó mới có thể đăng ký quyền mua cổ phiếu ưu đãi. Tùy quy định của từng công ty mà số lượng cổ phiếu thường cần phải nắm giữ là khác nhau.

Sau khi có quyền mua thì nhà đầu tư sẽ mua được CPƯĐ với giá mua thấp hơn giá hiện hành. Có thể mua trực tiếp tại công ty phát hành hoặc thông qua công ty môi giới chứng khoán.

Hiện nay, các cổ đông chủ yếu giao dịch qua tài khoản môi giới trực tuyến. Một số nền tảng đầu tư trực tuyến có thể tham khảo: VNDIRECT, VPS, BVSC, MBS, VCBS… Quan trọng nhất là phải nắm được ký hiệu mã chứng khoán của CPƯĐ muốn mua.

Nếu muốn mua cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận từ biến động giá trên thị trường thì cổ phiếu ưu đãi không khả thi, nó chỉ phù hợp trong trường hợp nhà đầu tư muốn hưởng các ưu đãi như ưu đãi cổ tức, ưu tiên về biểu quyết, ưu tiên về hoàn vốn… trong công ty cổ phần. Nên nhớ, tính thanh khoản của cổ phiếu ưu đãi là không cao, các thủ tục để sở hữu cũng khá rườm rà cho nên hãy cân nhắc thật cẩn thận nhu cầu của bản thân trước khi quyết định có nên mua cổ phiếu ưu đãi hay không nhé! TOPI chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI