Trong thị trường tài chính, chứng khoán nợ đóng vai trò quan trọng với những đặc trưng riêng biệt. Hãy cùng khám phá khái niệm, đặc điểm và các loại chứng khoán nợ để nắm bắt cơ hội đầu tư hiệu quả!
Chứng khoán nợ là gì?
Chứng khoán nợ (tiếng Anh là Debt Security) là một loại chứng khoán đại diện cho khoản nợ mà nhà phát hành (thường là Chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính) phải trả cho người sở hữu chứng khoán. Người sở hữu chứng khoán nợ được xem như chủ nợ của nhà phát hành và có quyền nhận lãi suất định kỳ cũng như hoàn trả gốc khi đáo hạn.
Chứng khoán nợ ghi nhận khoản nợ của tổ chức phát hành
Đặc điểm của chứng khoán nợ
Chứng khoán nợ mang những điểm đặc trưng, khác với các loại hình chứng khoán thông thường là:
- Lãi suất cố định hoặc thả nổi: Chứng khoán nợ thường trả lãi suất cố định hoặc thả nổi theo thị trường. Lãi suất phụ thuộc vào tín nhiệm của người đi vay.
- Thời hạn xác định: Chứng khoán nợ có thời hạn cụ thể từ ngắn hạn (dưới 1 năm) đến dài hạn (trên 10 năm), sau đó nhà phát hành phải hoàn trả gốc cho người sở hữu.
- Ưu tiên thanh toán: Trong trường hợp nhà phát hành phá sản, chủ sở hữu chứng khoán nợ được ưu tiên thanh toán trước chủ sở hữu chứng khoán vốn.
- Rủi ro thấp hơn chứng khoán vốn: Do có lãi suất cố định và ưu tiên thanh toán, chứng khoán nợ thường ít rủi ro hơn so với chứng khoán vốn.
- Tính thanh khoản:Chứng khoán nợ có thể được mua bán trên thị trường thứ cấp, giúp tăng tính thanh khoản cho nhà đầu tư.
- Ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường: Giá trị của chứng khoán nợ có thể biến động ngược chiều với lãi suất thị trường. Khi lãi suất tăng, giá trị chứng khoán nợ thường giảm và ngược lại.
Chứng khoán nợ gồm những loại nào?
Có thể chia chứng khoán nợ thành nhiều loại, tùy theo cách phân loại mà chứng khoán nợ có các hình thức sau:
Dựa theo tổ chức phát hành
Xét theo tổ chức phát hành, chứng khoán nợ được chia làm 2 loại là:
- Trái phiếu doanh nghiệp: Do các doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích huy động vốn để mở rộng kinh doanh hoặc đổi mới công nghệ.
- Trái phiếu Chính phủ: Do Nhà nước phát hành, lãi suất cố định theo kỳ hạn. Đây là loại trái phiếu an toàn nhất hiện nay.
Chứng khoán nợ có thể được phát hành bởi doanh nghiệp hoặc Chính phủ
Xét theo hình thức định danh
Phân loại theo hình thức định danh, chứng khoán nợ chia thành 2 loại là:
- Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không có tên người mua, không có tên doanh nghiệp phát hành và được phép chuyển nhượng tự do trên thị trường.
- Trái phiếu định danh: Là trái phiếu có tên người mua và đơn vị phát hành.
Phân loại dựa vào khả năng đảm bảo của tổ chức phát hành
Dựa vào khả năng đảm bảo của đơn vị phát hành, chứng khoán nợ được chia thành hai loại:
- Trái phiếu đảm bảo: Trái phiếu được đảm bảo khả năng thanh toán bằng tài sản. Nếu tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán (phá sản, giải thể…) thì tài sản đảm bảo sẽ được dùng để thanh toán nợ trái phiếu.
- Trái phiếu không có đảm bảo: Là loại trái phiếu phát hành chỉ dựa vào uy tín của tổ chức phát hành, không có tài sản đảm bảo. Hiện nay, để tăng độ uy tín, một số tổ chức phát hành trái phiếu thông qua ngân hàng.
Ngoài ra, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu đô thị, cổ phiếu ưu đãi cũng được xem là chứng khoán nợ.
Phân biệt chứng khoán nợ và chứng khoán vốn
Khác với chứng khoán nợ, chứng khoán vốn (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ) lại chứng nhận sở hữu của nhà đầu tư với một phần thu nhập và tài sản của doanh nghiệp phát hành.
Nếu như người nắm giữ chứng khoán nợ được xem là “chủ nợ” của công ty thì người nắm giữ chứng khoán vốn là người góp vốn đầu tư vào công ty và có thể nhận lợi nhuận tương ứng với số vốn đã góp, có quyền tham gia vào các quyết định liên quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty.
Chứng khoán nợ có mức độ an toàn tương đối cao
Để phân biệt cụ thể hai loại chứng khoán nợ và chứng khoán vốn, các bạn có thể tham khảo bảng sau:
Tiêu chí phân biệt |
Chứng khoán nợ |
Chứng khoán vốn |
Tính chất |
Ghi nhận nợ của bên phát hành (Chính phủ, doanh nghiệp) đối với người mua |
Ghi nhận vốn góp của người mua vào đơn vị phát hành |
Vai trò của nhà đầu tư |
Là “chủ nợ” |
Là cổ đông, người đầu tư |
Xét theo pháp lý |
Làm tăng vốn vay, tăng nợ của doanh nghiệp Không gây ảnh hưởng tới quyền quản trị của Hội đồng quản trị (HĐQT) |
Làm tăng vốn chủ sở hữu Ảnh hưởng tới quyền quản trị của HĐQT |
Quyền sở hữu |
Không có quyền sở hữu, không có quyền quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp |
Có quyền sở hữu một phần doanh nghiệp và có quyền tham gia quyết định một số hoạt động của doanh nghiệp |
Ưu tiên thanh toán |
Nếu doanh nghiệp phá sản, “chủ nợ” được ưu tiên trả tiền trước |
Nằm cuối danh sách ưu tiên trả tiền trong trường hợp doanh nghiệp phá sản |
Lợi tức |
Được trả lãi suất theo cam kết từ đầu |
Lợi nhuận dựa vào tình hình kinh doanh của công ty |
Rủi ro |
Rủi ro thấp hơn |
Rủi ro cao hơn |
Thời hạn |
Có thời hạn cụ thể |
Không có thời hạn cụ thể |
Những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư chứng khoán nợ
Mặc dù là hình thức đầu tư có mức độ an toàn cao nhưng chứng khoán nợ cũng có những rủi ro nhất định:
Rủi ro tín dụng (rủi ro vỡ nợ)
Việc mua chứng khoán nợ đồng nghĩa với việc bạn cho doanh nghiệp vay tiền. Hình thức này cũng có rủi ro, đó là khi nhà phát hành trái phiếu kinh doanh thua lỗ, phá sản, không có khả năng thanh toán lãi hoặc gốc khi đáo hạn. Lúc này, người sở hữu chứng khoán nợ có thể mất một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư.
Chứng khoán nợ phù hợp với nhà đầu tư ưu tiên an toàn, ổn định
Rủi ro thanh khoản
Trái phiếu có thể khó bán trên thị trường thứ cấp do thiếu người mua hoặc thị trường kém thanh khoản. Nhà đầu tư có thể phải bán trái phiếu với giá thấp hơn giá trị thực hoặc không thể bán được khi cần tiền.
Rủi ro lạm phát
Lãi suất của chứng khoán nợ không quá cao, bởi vậy nếu lạm phát cao hơn lãi suất trái phiếu, lợi nhuận thực tế của nhà đầu tư sẽ âm.
Để giảm thiểu rủi ro, cần đa dạng hóa danh mục đầu tư, ưu tiên chọn trái phiếu của tổ chức uy tín có xếp hạng tín dụng cao. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn danh mục đầu tư dài hạn, giữ trái phiếu đến khi đáo hạn để tránh biến động giá.
Nên đầu tư chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn?
Quyết định đầu tư vào chứng khoán nợ (trái phiếu, tín phiếu…) hay chứng khoán vốn (cổ phiếu) phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro cũng như mục tiêu tăng trưởng của nhà đầu tư.
Đối với nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp, nên ưu tiên chứng khoán nợ trong danh mục đầu tư do tính an toàn cao, tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng tài sản sẽ hạn chế. Ngược lại, nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro tương đối cao, có hiểu biết về thị trường chứng khoán và đặt mục tiêu tăng trưởng tài sản ở mức cao, nên thiên về chứng khoán vốn.
Bạn có thể truy cập TOPI, test khẩu vị rủi ro và nhận những gợi ý về phân bổ tài sản đầu tư dựa theo hồ sơ rủi ro. Chúc các bạn đầu tư an toàn và hiệu quả!