Cổ phiếu ngành dược đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư muốn tham gia vào một lĩnh vực mang lại giá trị cả về sức khỏe và tài chính.
Ngành công nghiệp dược phẩm không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người mà còn là một lĩnh vực thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Vậy triển vọng của cổ phiếu dược phẩm trong năm 2024 ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
I. Cổ phiếu ngành dược là gì?
Cổ phiếu ngành dược là cổ phiếu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và y tế. Các công ty này thường chuyên sản xuất, phát triển và bán các sản phẩm dược phẩm như thuốc, vacxin, sản phẩm y tế và dịch vụ liên quan đến sức khỏe.
Ngành dược là một trong những ngành công nghiệp lớn và có tính toàn cầu, với nhu cầu không ngừng tăng lên do sự gia tăng của dân số, tuổi thọ trung bình tăng và sự xuất hiện của các bệnh tật mới. Các doanh nghiệp trong ngành dược thường phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm quy định nghiêm ngặt, cạnh tranh khốc liệt và yêu cầu về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Cổ phiếu ngành dược thường được xem là một phần của danh mục đầu tư đa dạng, đặc biệt là với những nhà đầu tư quan tâm đến các lĩnh vực có tính kháng kháng sinh cao và tiềm năng tăng trưởng dài hạn trong lĩnh vực y tế.
Cổ phiếu ngành y dược là một lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư
II. Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành dược phẩm
Trước khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu dược phẩm, bạn cũng nên lưu ý một số đặc điểm của cổ phiếu ngành dược phẩm như sau:
Cổ phiếu dược phẩm thường có xu hướng đi ngang, vì ngành này không có quá nhiều biến động. Vì vậy, cổ phiếu này không thích hợp với những nhà đầu tư lướt sóng. Chỉ khi có chiến tranh, dịch bệnh, dược phẩm trở nên cần thiết, khi ấy, giá cổ phiếu dược phẩm mới tăng trưởng dữ dội.
Ít được chú ý nên thường tính thanh khoản của cổ phiếu dược phẩm không cao.
Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu dược phẩm phần lớn là các công ty có vốn hoá nhỏ, vì thế nên không được các nhà đầu tư đánh giá cao về tiềm năng phát triển lâu dài.
Ngành dược phẩm đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến quy định và thị trường. Các biện pháp an toàn và kiểm soát chất lượng cần phải tuân thủ chặt chẽ, và các thay đổi trong chính sách quy định có thể tác động đáng kể đến sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hầu hết các công ty dược phẩm tại Việt Nam đều phải nhập khẩu các loại thiết bị, máy móc về, cho nên rơi vào thế bị động trong sản xuất.
Việc phát triển một loại thuốc mới đòi hỏi nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, điều này có thể kéo dài nhiều năm và đòi hỏi đầu tư lớn mà không có sự chắc chắn về thành công. Nếu một sản phẩm không đạt được chấp thuận hoặc gặp khó khăn trong quá trình phát triển, đó có thể làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu dược phẩm của công ty.
Một số doanh nghiệp dược phẩm phụ thuộc nhiều vào các loại thuốc độc quyền, và khi hết hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ, có thể xuất hiện cạnh tranh giả mạo từ các sản phẩm đối thủ hoặc phiên bản thuốc giá rẻ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận.
Thay đổi trong chính sách bảo hiểm và thanh toán y tế có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu dược phẩm, đặc biệt là khi các chính phủ và tổ chức bảo hiểm giảm chi phí hoặc thay đổi cách thức thanh toán.
III. Triển vọng của ngành dược phẩm năm 2024
Năm 2023, ngành dược phẩm phải đối mặt với nhiều khó khăn như cầu tiêu dùng yếu, biến động giá năng lượng, các nguyên liệu đầu vào tăng, sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành và áp lực tỷ giá gia tăng, chưa kể đến việc nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam phụ thuộc tới 90% vào nguồn nhập khẩu nước ngoài khiến giá thành sản phẩm cao. Đa phần các doanh nghiệp trong nước tập trung sản xuất những loại thuốc phổ biến trên thị trường, còn các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại thì chưa được quan tâm một cách đúng đắn.
Cổ phiếu y dược thường ít biến động về giá
Đánh giá tổng quan triển vọng của ngành dược phẩm trong năm 2024, Tổng giám đốc Vietnam Report cho biết, về dài hạn, các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường dược phẩm mới nổi, có tiềm năng tăng trưởng cao, dư địa phát triển lớn, tỷ lệ thâm nhập dược phẩm tương đối thấp.
Nhu cầu về dược phẩm ngày càng gia tăng
Ngành dược phẩm trong nước có những cơ hội quan trọng để thay đổi toàn diện và bứt phá trở thành một ngành trụ cột của kinh tế Việt Nam. Những điều kiện thuận lợi có thể kể đến như quy mô dân số lớn, dân số đang trong quá trình già hoá nhanh, mức sống và trình độ dân trí ngày càng cải thiện, người dân quan tâm nhiều đến sức khoẻ hơn, nhận thức chăm sóc sức khoẻ được đề cao, sẵn sàng chi tiền mua các sản phẩm dược phẩm để phục vụ cho cuộc sống.
Ngành dược được cho là có tiềm năng lớn trong tương lai
Các hiệp định thương mại quốc tế hỗ trợ
Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã ký cũng là động lực thúc đẩy tăng trưởng ngành dược trong thời gian sắp tới, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển mạng lưới phân phối, tiếp cận thêm vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn, chẳng hạn như tiêu chuẩn EU-GMP.
Chính phủ hỗ trợ nhiều chính sách
Lợi thế của những doanh nghiệp dược hiện nay là được ưu đãi về thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, vì thế có thể tiếp cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn. Chính phủ cũng đã nỗ lực triển khai nhiều chính sách nhằm cải cách mạnh mẽ ngành công nghiệp dược chẳng hạn như Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn 2030 tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu để Việt nam trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm có giá trị cao của khu vực. Đây cũng sẽ là động lực tốt để thúc đẩy các doanh nghiệp dược phát triển trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên cũng phải nhìn vào một số thách thức trong năm 2024 của ngành dược phẩm:
- Thứ nhất, kinh tế có thể tăng trưởng chậm, do biến động từ địa chính trị trên thế giới và nhiều yếu tố khác.
- Hai, việc nghiên cứu phát triển dược phẩm đòi hỏi chi phí lớn, vô cùng tốn kém, nếu không có nguồn vốn đầu tư thì các doanh nghiệp khó có thể triển khai được.
- Sản lượng nhập khẩu các loại thuốc ngoại và nguyên liệu ngoại để sản xuất dược phẩm tại Việt Nam vẫn còn khá lớn, khiến doanh nghiệp chịu nhiều tác động từ biến động tỷ giá, giá nhập khẩu và những biến động liên quan đến nguồn cung hàng.
IV. Danh sách các cổ phiếu ngành dược trên sàn chứng khoán
Cập nhật danh sách mã cổ phiếu dược phẩm được niêm yết trên sàn HOSE:
Sàn niêm yết |
Mã cổ phiếu |
Tên công ty |
HOSE |
DBD |
CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định |
HOSE |
DBT |
CTCP Dược phẩm Bến Tre |
HOSE |
DCL |
CTCP Dược phẩm Cửu Long |
HOSE |
DHG |
CTCP Dược Hậu Giang |
HOSE |
DMC |
CTCP Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO |
HOSE |
IMP |
CTCP Dược phẩm Imexpharm |
HOSE |
JVC |
CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật |
HOSE |
OPC |
CTCP Dược phẩm OPC |
HOSE |
PME |
CTCP Pymepharco |
HOSE |
SPM |
CTCP SPM |
HOSE |
TRA |
CTCP Traphaco |
HOSE |
VDP |
CTCP Dược phẩm Trung Ương Vidipha |
HOSE |
VMD |
CTCP Y Dược phẩm Vimedimex |
Cập nhật các cổ phiếu dược phẩm được niêm yết trên sàn HNX năm 2024
Sàn niêm yết |
Mã cổ phiếu |
Tên công ty |
HNX |
AMV |
Cty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ |
HNX |
CPC |
Cty Cổ phần Thuốc sát trùng Cần Thơ |
HNX |
DHT |
Cty Cổ phần CTCP Dược phẩm Hà Tây |
HNX |
DTG |
Cty Cổ phần Dược phẩm Tipharco |
HNX |
DP3 |
Cty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3 |
HNX |
LDP |
Cty Cổ phần Dược Lâm Đồng – Ladophar |
HNX |
MKV |
Cty Cổ phần Dược thú Y Cai Lậy |
HNX |
PMC |
Cty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic |
HNX |
PPP |
Cty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú |
HNX |
VFG |
Cty Cổ phần Khử trùng Việt Nam |
Cập nhật cổ phiếu dược phẩm được niêm yết trên sàn UPCOM năm 2024
Sàn niêm yết |
Mã cổ phiếu |
Tên công ty |
UPCOM |
AMP |
Cty Cổ phần Armephaco |
UPCOM |
BCP |
Cty Cổ phần Dược ENLIE |
UPCOM |
CEC |
Cty Cổ phần Thiết kế Công Nghiệp Hóa chất |
UPCOM |
DBM |
Cty Cổ phần Dược – Vật tư Y Tế Đắk Lắk |
UPCOM |
DCI |
Cty Cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng |
UPCOM |
DDN |
Cty Cổ phần Dược và Thiết bị Y tế Đà Nẵng |
UPCOM |
DHD |
Cty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương |
UPCOM |
DNM |
Cty Cổ phần Y tế DANAMECO |
UPCOM |
DP2 |
Cty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 |
UPCOM |
DPP |
Cty Cổ phần Dược Đồng Nai |
UPCOM |
DVN |
Tổng Cty Dược Việt Nam – CTCP |
UPCOM |
HDP |
Cty Cổ phần Dược Hà Tĩnh |
UPCOM |
MTP |
Cty Cổ phần Dược Medipharco |
UPCOM |
NDC |
Cty Cổ phần Nam Dược |
UPCOM |
NDP |
Cty Cổ phần Dược phẩm 2/9 |
UPCOM |
TW3 |
Cty Cổ phần Dược Trung ương 3 |
UPCOM |
UPH |
Cty Cổ phần Dược phẩm TW25 |
V. Top 5 mã cổ phiếu ngành dược phẩm tiềm năng cho năm 2024
TOPI sẽ tổng hợp lại các mã cổ phiếu ngành y - dược được dự báo có tốc độ tăng trưởng tốt trong thời gian tới giúp nhà đầu tư dễ dàng đưa ra lựa chọn.
Tham khảo danh sách các mã chứng khoán tiềm năng thuộc ngành y dược
Mã cổ phiếu dược phẩm DHG (Cty Cổ phần Dược Hậu Giang)
Năm 2023 là một năm rực rỡ với DHG khi lợi nhuận sau thuế của công ty vượt mức nghìn tỷ đồng, đạt 1,051 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước. Doanh thu thuần của DHG đạt 5,015 tỷ đồng, cũng tăng 7% so với năm 2022, tương đương công ty lãi gần 2.9 tỷ đồng/ngày. Có được kết quả này, theo lãnh đạo doanh nghiệp nguyên nhân chính là tập trung vào bán các sản phẩm chiến lược, thiết lập hệ thống phối hợp chặt chẽ và kết nối với khách hàng nhanh chóng, linh hoạt.
Đến cuối năm 2023, tổng tài sản của DHG đã tăng thêm 17%, đạt 6,071 tỷ đồng. Thành tích này đã giúp Dược Hậu Giang đứng đầu trong top 10 công ty dược phẩm uy tín nhất năm 2023.
Mã cổ phiếu dược phẩm TRA (Cty Cổ phần Traphaco)
Luỹ kế 9 tháng năm 2023, doanh thu thuần của TRA là 1,712 tỷ đồng, lãi ròng gần 229 tỷ đồng. Tổng tài sản của TRA tăng hơn so với đầu năm 10%, lên 2,011 tỷ đồng. Traphaco là đơn vị thứ hai, xếp sau Dược Hậu Giang nằm tron top 10 công ty dược phẩm uy tín nhất năm 2023.
Chuyên gia dự báo sự tăng trưởng ngành y dược trong thời gian tới
Kể từ cuối tháng 06/2023, cổ phiếu dược phẩm TRA có xu hướng giảm giá kéo dài đến tháng 12, đưa giá cổ phiếu TRA từ 94,000 VND/cp xuống còn 76,500 VND/cp. Sau đó, vọt tăng trở lại vào tháng 01/2024, và lại giảm sút trở lại vào đầu tháng 02. Nhìn về dài hạn, TRA có thể tăng trưởng trở lại.
Mã cổ phiếu dược phẩm IMP (Cty Cổ phần Imexpharm)
Lợi nhuận cả năm 2023 của dược phẩm IMP đạt gần 300 tỷ đổng, cũng là mức cao nhất kể từ khi lên sàn chứng khoán cho đến nay. Doanh thu thuần của IMP là 1,994 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước đó.
Tổng tài sản của IMP đến cuối năm 2023 đạt 2,392 tỷ đồng, cũng tăng trưởng hơn 5% so với giia đoạn đầu năm. Điểm nổi bật của Imexpharm là doanh thu kênh ETC (thuốc kê đơn) tăng trưởng tốt từ năm 2028 cho đến nay, khiến biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng. Biên EBIT tăng liên tục trong 3 năm, cụ thể năm 2021 tăng 17.4%, 2022 tăng 18.5%, 9 tháng đầu năm 2023 đạt 19.8%.
Hiện nay, IMP sở hữu 11 dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn Châu u EU-GMP. Trong bối cảnh Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi, thúc đẩy việc sử dụng thuốc nội địa chất lượng cao thì TMP còn rất nhiều dư địa tăng trưởng trong giai đoạn 2023 - 2028 sắp tới. Bên cạnh đó, IMP còn được nguồn hỗ trợ rất lớn từ cổ đông hàng đầu doanh nghiệp là SK Investment Vina III trong quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc, giúp việc hoàn thiện các dòng sản phẩm dịch truyền lẫn thuốc viên được thuận lợi hơn.
Mã cổ phiếu dược phẩm DBD (Cty Cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định)
Cả năm 2023, dược phẩm DBD thu được doanh thu thuần về bán hàng là 1,651.7 tỷ đồng, tăng 6.2% svck năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt 269.2 tỷ đồng, cũng tăng 10.5% so với năm 2022. DBD cũng thuộc top những công ty dược uy tín đánh giá trên năng lực tài chính (theo BCTC năm gần nhất), uy tín truyền thông và khảo sát các đối tượng liên quan.
Y tế Bình Định rất mạnh về mảng sản phẩm thuốc điều trị ung thư, dung dịch màng bụng, lọc máu, chống nhiễm khuẩn và thuốc giảm đau, hạ sốt, vitamin các loại. Những sản phẩm này đóng góp đến 68% tổng doanh thu của công ty. Năm 2024 sắp tới, DBD đặt mục tiêu doanh thu chạm ngưỡng 2,000 tỷ đồng. Ngoài ra, Bidiphar cũng đang dự định phát triển trung tâm nghiên cứu theo quy định ICH Q8, đạt tầm nhìn đến năm 2026, DBD sẽ trở thành một trong top 5 công ty sản phẩm trong nước tốt nhất.
Mới đây, tỉnh Bình Định cũng đã phê duyệt dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ của DBD tại Quy Nhơn, chính thức khởi công xây dựng trong đầu tháng 12 này, dự kiến đây sẽ là nơi để sản xuất thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt và các dạng thuốc vô trùng khác theo tiêu chuẩn EU - GMP, sản lượng hàng năm có thể tương đương 1,600 tấn.
Mã cổ phiếu dược phẩm DMC (Cty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco)
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DMC trong quý III/2023 đã tăng 11.3% svck năm ngoái, đạt mức 444.8 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, công ty này đạt doanh thu thuần là 1,250 tỷ đồng, cũng tăng trưởng gần 8% svck năm 2022, lãi ròng ghi nhận là 125.3 tỷ đồng, giảm khoảng 3% so với năm ngoái. Do cơ cấu chi phí tương đối cao, cho nên mặc dù mức doanh thu tăng trưởng tích cực nhưng lợi nhuận vẫn sụt giảm.
Tính từ đầu năm cho đến cuối năm 2023, cổ phiếu dược phẩm DMC có thị giá tăng từ 41,900 VNĐ/cổ phiếu lên 57,600 VND/cổ phiếu, như vậy là đã tăng trưởng 27%. Hiện tại, cổ phiếu dược phẩm DMC vẫn khá ổn định, biến động không mạnh và có xu hướng tăng nhẹ.
Như vậy, trên đây TOPI đã cung cấp đến nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về cổ phiếu dược phẩm và triển vọng của ngành dược trong năm 2024 này. Để biết những biến động về các cổ phiếu dược phẩm và nhiều cổ phiếu khác, bạn có thể theo dõi các chỉ số được cập nhật thường xuyên và liên tục trên ứng dụng TOPI, để sàng lọc và đánh giá chính xác về những cơ hội đầu tư của mình.