Facebook Topi

19/01/2024

4 chỉ số giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả

Tài chính cá nhân hay mục tiêu tự do tài chính hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ. Sau đây là 4 quy tắc giúp kế hoạch tài chính của bạn trở nên hiệu quả hơn.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng và được khuyến khích thực hiện từ khi bạn vẫn còn trẻ tuổi. Làm cách nào để có thể quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả? Tham khảo ngay một số nguyên tắc chi - tiêu - dành dụm dưới đây nhé!

1. Chi tiêu theo quy tắc 50-20-30

Áp dụng quy tắc chi tiêu 50-20-30 tức là bạn đang chia thu nhập của mình thành 3 nhóm chính: nhu cầu thiết yếu - 50%, đầu tư và tiết kiệm - 20% và nhu cầu cá nhân - 30%.

Nhu cầu thiết yếu của mỗi người hầu hết là giống nhau. Các khoản chi gồm: tiền nhà (tiền thuê nhà, tiện ích sử dụng: điện, nước), ăn uống, nhu yếu phẩm cơ bản, chi phí di chuyển, sẽ chiếm 50% tổng thu nhập mà bạn kiếm được. Nếu các khoản chi này vượt quá 50% thì bạn cần cân nhắc cắt giảm chi phí sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp không thể cắt giảm được thì bắt buộc bạn phải giảm 5% ở danh mục tiếp theo.

Chi tiêu theo quy tắc 50-20-30

Quy tắc 50 - 30 - 20 rất hiệu quả trong việc thiết lập kế hoạch tài chính thông minh

Đầu tư và tiết kiệm chiếm 20% thu nhập gồm các khoản: quỹ tiết kiệm, quỹ dành cho hưu trí, quỹ dự phòng khẩn cấp và các khoản đầu tư khác như kinh doanh, chứng khoán… Trước hết, bạn phải dành tiền cho quỹ dự phòng khẩn cấp trước đề phòng các trường hợp bất trắc, sự cố bất ngờ xảy ra thì bạn cũng không quá lúng túng với tài chính bản thân. Sau đó mới tập trung vào tiết kiệm kết hợp với đầu tư sinh lời để đảm bảo khoản tích lũy dự phòng cho tương lai hoặc hướng tới mục tiêu lâu dài khác. Việc tạo thói quen tiết kiệm và đầu tư nên được hình thành càng sớm càng tốt cho cuộc sống sau này.

Nhu cầu cá nhân sẽ được 30% thu nhập. Sau thời gian làm việc vất vả thì việc giải tỏa bằng cách thỏa mãn nhu cầu cá nhân sẽ giúp thể chất tinh thân của bạn được thả lòng và thoải mái hơn. Bạn có thể thực hiện bất cứ các sở thích nào (vui chơi, mua sắm, du lịch, đam mê riêng…) miễn là trong khoảng 30% thu nhập đã trích ra.

Những đối tượng có thể áp dụng được quy tắc này là nhóm người đã đi làm, không có khoản nợ nào hoặc nợ không đáng kể. Còn đối với nhóm người có nhiều khoản vay chưa kịp trả, sinh lãi nhiều thì áp dụng quy tắc này không khả thi, sẽ rất khó để chia đủ thu nhập theo các nhóm. 

Cho nên, hãy đảm bảo các khoản nợ đã được thanh toán trước khi thực hiện quy tắc 50-20-30, hoặc thay vì dành tiền tiết kiệm đầu tư thì bạn trích quỹ 20% để trả nợ. Số nợ quá lớn thì bớt thêm phần của nhu cầu cá nhân san sẻ qua.

2. Thiết lập quy tắc 4% trong tự do tài chính

Quy tắc 4% được phải triển dựa trên một nghiên cứu phân tích dữ liệu thị trường của William P.Bengen. Ông nhận xét, 90% nhà đầu tư có thể bảo toàn được khoản tiền đầu tư của mình khi mỗi năm rút ra 4% số tiền ấy, với mức lạm phát trung bình được tính là 3%.

Để có thể thiết lập được quy tắc 4% thì trước hết mỗi người “phải thành thật ước lượng được số tiền mình muốn chi tiêu hàng năm sau khi nghỉ hưu là bao nhiêu”, theo chia sẻ của chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân người Mỹ - Bob Dockendorff.

Thiết lập quy tắc 4% trong tự do tài chính

Nắm vững quy tắc 4% để nhanh chóng đạt tự do tài chính

Ví dụ: bạn tính sau khi về hưu thì mức chi phí trung bình khoảng 300 triệu đồng/năm thì số tiền cần cho việc nghỉ hưu tối thiểu phải là: 300 triệu/4% = 7.5 tỷ đồng.

Tuy vậy, quy tắc nào cũng sẽ không trọn vẹn, ông Bob Dockendorff cũng chỉ ra rằng mức độ lạm phát ngày này không cố định mà vô cùng khó đoán, kèm theo đó là các yếu tố vĩ mô như suy thoái kinh tế, chính trí biến động, dịch bệnh thiên tai… cho nên bạn cần phải phân bổ số tiền thật hợp lý.

Giải pháp mà ông đưa ra là thay vì để 4% tiền đó trong két thì mang đi đầu tư thêm. Đầu tư là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro và những điểm chưa hoàn thiện của quy tắc 4%, đảm bảo dòng tiền của bạn không bị mất giá dù tình huống nào xảy ra. Ông Bob Dockendorff cũng đề cập đến việc sử dụng tỷ lệ đầu tư 21% - 39.5% -39.5%.

Xem thêm:  Tự do tài chính là gì? 5 bước lập kế hoạch tự do tài chính hiệu quả

Cụ thể với ví dụ như trên:

21% tiền sẽ đầu tư vào loại hình ít rủi ro, thanh khoản tốt, ngắn hạn từ 1 - 5 năm tương đương số tiền 1.575 tỷ đồng;

39.5% đầu tư vào loại hình rủi ro trung bình, thời hạn có thể lên đến 15 năm, tương đương số tiền 2,962,500,000 đồng;

Còn lại 2,962,500,000 đồng sẽ đầu tư vào loại hình rủi ro lớn trong dài hạn từ 15 - 30 năm.

Tỷ lệ còn tùy thuộc vào cấu trúc tài chính của mỗi người, sao cho cân bằng nhất là được.

3. Tỷ lệ tiết kiệm chiếm 15% thu nhập

Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Hưu trí của Đại học Boston, những người có thu nhập trung bình cần tiết kiệm 15% thu nhập hàng năm, bắt đầu ở độ tuổi 25 và kết thúc ở độ tuổi 60 mới có thể sống thoải  mái khi nghỉ hưu. Khoản tiết kiệm này có thể tăng giảm tùy theo mức lương của bạn.

Con số lý tưởng được người ta đặt ra là: tới năm bạn 35 tuổi bạn tích lũy được một khoản gấp đôi tổng thu nhập, gấp 3 lần vào năm 40 tuổi và gấp 6 lần vào năm bạn 50 tuổi.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, hãy dành hơn 50% số tiền tiết kiệm được để đầu tư suốt cuộc đời, thay vì để khoản tiền này nằm im chờ sử dụng. Bạn có thể tái đầu tư vào các tài sản có tính an toàn cao như ngân hàng, quỹ hưu trí…

Nên nhớ, quỹ tiết kiệm này không bao gồm những chi tiêu cho mục tiêu lớn như mua nhà xe, đầu tư giáo dục, đầu tư cho con cái.

Tỷ lệ tiết kiệm chiếm 15% thu nhập

Hãy tiết kiệm từ sớm để có một sức khỏe tài chính tốt nhất cho tương lai

Ví dụ, thu nhập hàng tháng của bạn là 10 triệu đồng, tương đương tổng thu nhập theo năm là 120 triệu đồng. 15% thu nhập sẽ là 18 triệu đồng.

Bạn bắt đầu tiết kiệm từ năm 25 tuổi và định hướng tới năm 50 tuổi, ít nhất khoản tiết kiệm cũng phải tương đương 720 triệu đồng.

Như vậy, mỗi năm bạn phải tiết kiệm được 28.8 triệu đồng, nhưng lương trích 15% chỉ có 18 triệu đồng, dẫn đến việc bạn bắt buộc phải tăng thu nhập lên. Làm sao để dư thêm 10.8 triệu nữa là được.

4. Dành 10% thu nhập cho đầu tư

Việc dành 10% thu nhập cho đầu tư để có thể sinh thêm lợi và tạo ra nhiều thu nhập thụ động hơn.

Chuyên gia tài chính nào cũng sẽ khuyên chúng ta nên mang tiền đi đầu tư hơn là để tiền “chết” ở một chỗ. Có rất nhiều mô hình có thể đầu tư thích hợp với cả những người thích an nhàn, ít mạo hiểm cho tới những người ưa rủi ro, thích thử thách.

Bạn có thể góp vốn chung để kinh doanh, chơi chứng khoán, gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, chứng chỉ quỹ, đầu tư vàng và ngoại hối, mua bảo hiểm đầu tư… miễn là chúng phù hợp với khả năng tài chính và độ hiểu biết thị trường của bạn.

Trước khi đầu tư bất cứ mô hình nào bạn cần tìm hiểu thật kỹ về ưu điểm, nhược điểm, độ rủi ro của chúng. Không nên hùa theo tâm lý đám đông, việc này chỉ khiến bạn mất nhiều hơn được.

Dành 10% thu nhập cho đầu tư

Lựa chọn cho mình kênh đầu tư phù hợp để gia tăng tài sản của mình

Tựu chung lại, những quy tắc nêu trên chủ yếu hướng bạn tới việc tự do tài chính, không bị đè nặng bởi áp lực của tiền bạc và có một cuộc sống thoải mái khi đến tuổi nghỉ hưu. Hãy thử lập kế hoạch tài chính cá nhân với TOPI, không chỉ giúp bạn kiểm soát được dòng tiền của bạn mà còn có những sản phẩm đầu tư và tích lũy cực hiệu quả.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/EOwdGS736fIL7NNMN6FvcSoYwOHGvZYbs570X1IR.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger