Facebook Topi

07/09/2022

Bollinger band là gì? Cách sử dụng chỉ báo Bollinger band

Bollinger band là chỉ báo được sử dụng phổ biến trong phân tích xu hướng thị trường chứng khoán. Tìm hiểu cách sử dụng chỉ báo Bollinger band.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chỉ báo Bollinger band được phát triển bởi nhà phân tích tài chính trứ danh John Bollinger từ năm 1980. Cho đến nay, nhiều trader vẫn sử dụng công cụ này để phân tích và xây dựng chiến lược giao dịch trên sàn chứng khoán hiệu quả.

1. Bollinger band là gì?

Chỉ báo Bollinger band được cấu tạo từ đường trung bình động MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn giá

Dải Bollinger gồm 3 phần: Đường SMA20 - trung bình động chu kỳ 20 ngày (nằm giữa) và hai dải di động phía trên và dưới.

Hai dải trên và dưới sẽ mở rộng ra khi thị trường biến động mạnh và ngược lại sẽ thu hẹp khi biến động giảm.

Bollinger band là một chỉ báo quan trọng giúp nhà đầu tư vào lệnh cũng như xác định xu hướng rất hiệu quả

Bollinger band là gì?

Bollinger band được coi là chỉ báo “thần thánh” của các trader

Thông thường các trader sử dụng chỉ báo Bollinger band để xác định xu hướng của thị trường, dự đoán về khả năng tiếp tục hay dừng lại xu hướng đó. Ngoài ra, chỉ báo Bollinger band giúp trader xác định được thị trường đang trong giai đoạn Sideway (đi ngang), hay đang bắt đầu cho một giai đoạn tích lũy, từ đó đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp.

2. Đặc điểm và ý nghĩa của Bollinger band 

Bollinger band là chỉ báo quan trọng và phổ biến. Nhiều trader cho rằng giá càng di chuyển lên đến dải trên của Bollinger band thì thị trường càng mua quá mức, ngược lại nếu giá di chuyển đến dải thấp hơn thì thị trường càng bán quá mức.

2.1 Dải Bollinger band thu hẹp (siết chặt)

Bollinger band siết chặt khi dải trên và dải dưới di chuyển lại gần nhau và tiến sát đến đường SMA 20. Sự thu hẹp này thể hiện cổ phiếu đang trong giai đoạn biến động thấp tối thiểu. Đây được coi là tín hiệu cho thấy giá sẽ tăng trở lại trong thời gian tới và thời điểm này là cơ hội vào lệnh tiềm năng cho các nhà đầu tư kiếm lời.

Ngược lại khi các dải dịch chuyển rộng ra thì độ biến động càng giảm mạnh và phần trăm thoát vị thế càng lớn. Tuy nhiên, những biến động này không được coi là tín hiệu giao dịch vì nó không dự báo được tiếp theo giá sẽ tăng hay giảm.

Dải Bollinger band thu hẹp (siết chặt)

Khi xuất hiện Bollinger band siết chặt là tín hiệu giá sẽ tăng trở lại

2.2 Điểm bứt phá - Break out

Sự đột phá ở hai dải Bollinger luôn thu hút sự quan tâm lớn của các trader, nhưng đây không được coi là tín hiệu giao dịch. Nhiều nhà đầu tư nhầm tưởng khi giá vượt ra khỏi một trong hai dải Bollinger thì là tín hiệu để tham gia thị trường nhưng thực tế điểm break out này không cho ta biết xu hướng giá hoặc mức độ biến động của giá.

Thông thường, giá chỉ có thể di chuyển trong một vùng nhất định và ít khi có sự đột phá, do đó có thể áp dụng Bollinger band để đánh giá xu hướng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn khá chính xác.

Điểm bứt phá - Break outĐiểm bứt phá - Break out

Sự đột phá từ Bollinger band luôn gây chú ý lớn

3. Công thức tính Bollinger band

Để biết cách tính Bollinger band bạn chỉ cần nắm được các thông số sau:

- Dải ở giữa là đường SMA20 tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa trong chu kỳ 20 ngày.

- Dải trên =  SMA20 ngày + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày;

- Dải dưới  = SMA20 ngày – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.

Ví dụ bạn muốn mua cặp tiền tệ USD/JPY có tỷ giá là 109,35; giá trị SMA là 80 và độ lệch giá trong 20 ngày là 1,3. Ta tính được: 

- Dải giữa =80

- Dải trên =  80 + 2 x 1,3 = 82,6

- Dải dưới  = 80 – 2 x 1,3 = 77,4.

4. Cách sử dụng Bollinger band 

Trước tiên, bạn cần cài đặt Bollinger band trong MetaTrader 4 (MT4) sau đó có thể lên chiến lược giao dịch với chỉ báo này như sau:

Cách sử dụng Bollinger band 

Lên chiến lược với chỉ báo Bollinger band 

4.1 Mua thấp, bán cao

Mua thấp bán cao là chiến lược trading đơn giản và phổ biến. Nếu thị trường đang trong giai đoạn sideway thì khá hiệu quả nhưng khi có biến động mạnh mẽ thì sẽ tiềm ẩn rủi ro.

Có thể coi dải trên Bollinger band có vai trò giống đường kháng cự trong khi dải dưới có vai trò giống đường hỗ trợ. Khi giá tăng chạm vào dải trên thì bán ra. Khi giá giảm chạm đến dải dưới thì mua vào. Xem thêm:  Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Đặc điểm và cách xác định

Đây là phương pháp sử dụng Bollinger band đơn giản nhất và phù hợp với các nhà đầu tư mới vốn ít kinh nghiệm phân tích thị trường.

Mua thấp, bán cao

Mua thấp bán cao là cách áp dụng Bollinger band đơn giản nhất 

4.2 Nút thắt cổ chai

Khi giá liên tục biến động nhỏ trong khoảng thời gian dài thì đây là dấu hiệu cho một biến động mạnh trong tương lai. Sử dụng Bollinger band, nhà đầu tư dễ dàng nhận biến giá biến động một phạm vi hẹp thông qua nút thắt cổ chai. Hình dáng nút thắt cổ chai xuất hiện trên biểu đồ là tín hiệu chuẩn bị có những biến động mạnh mẽ và các trader nên vào lệnh.

Cách đặt lệnh như sau:

Khi giá phá vỡ và vượt khỏi vùng tích lũy >>> Đặt lệnh mua

Khi giá phá vỡ đi xuống khỏi vùng tích lũy >>> Đặt lệnh bán

4.3 Kết hợp Bollinger band với các chỉ báo khác

- Kết hợp Bollinger band và chỉ báo RSI

Với các trader già rơ thì sẽ luôn biết cách kết hợp Bollinger band cùng nhiều chỉ báo trong các trường hợp khác nhau. Khi thị trường không có thay đổi lớn và xu hướng rõ ràng thì kết hợp Bollinger band và RSI giúp trader biết thị trường đang ở vùng quá mua hay quá bán, giá đang ở mức quá cao hay quá thấp.

Biết cách kết hợp chỉ báo Bollinger band với chỉ số RSI thì việc tính toán điểm vào lệnh, thoát lệnh hợp lý sẽ trở nên vô cùng đơn giản.

Kết hợp Bollinger band và chỉ báo RSI

Kết hợp Bollinger band cùng chỉ báo khác để dự đoán rõ ràng hơn

- Kết hợp Bollinger band và chỉ báo MACD

Bollinger band giúp nhà đầu tư nhìn nhận được bản chất chu kỳ biến động của giá, trong khi MACD chỉ báo động lượng theo xu hướng hiệu quả. Kết hợp hai công cụ này với nhau có thể đảm bảo độ chắc chắn trong giao dịch vì chúng là những công cụ phân tích xu hướng và đo sức mạnh của một xu hướng hiện tại có cùng dao động.

Dựa vào hai chỉ báo trên trader có thể nhận định xem giá trong giai đoạn giảm tốc hay tăng tốc, dự bán cho một cú breakout sắp diễn ra. Hơn nữa, chỉ báo Bollinger band có thể giúp các nhà đầu tư chứng khoán xác định xu hướng và vị trí vào lệnh hợp lý.

4.4 Bollinger band chuyên sâu

Nhà đầu tư có thể áp dụng các chiến thuật Bollinger band chuyên sâu phổ biến sau đây:

- Chiến thuật Bollinger band phá vỡ: Khi mức giá đóng cửa của cây nến xác nhận vượt ra khỏi dải Bollinger là lúc áp dụng chiến thuật này, đây là chiến thuật dài hạn và càn kết hợp với đường hỗ trợ, kháng cự cùng chỉ báo khác.

Khi giá breakout khỏi đường kháng cự >>> Đặt lệnh mua vào.

Khi giá breakout khỏi đường hỗ trợ >>> Đặt lệnh bán ra.

Bollinger band chuyên sâu

Áp dụng Bollinger band chuyên sâu lên kế hoạch đầu tư

- Chiến thuật giao dịch theo biến động: Có 2 phương thức giao dịch chủ yếu: Mua khi giá có mức dao động nhỏ với kỳ vọng giá sẽ tăng và bán khi giá có mức dao động lớn với kỳ vọng giá sẽ giảm

5. Những hạn chế của chỉ báo Bollinger band mà nhà đầu tư nên biết

Không dự đoán được xu hướng breakout của giá: Đây là hạn chế lớn nhất khi phân tích bằng Bollinger band. Nó chỉ cho biết sự biến động của thị trường nhưng lại không xác định được xu hướng giá. Do đó, cần kết hợp với các chỉ báo khác để dự đoán thị trường.

Phân tích bằng Bollinger band không thể hiện thời điểm quá mua và quá bán kết thúc. Các trader cần đặt stop loss để bảo vệ tài khoản nếu thấy giá đi lệch dự đoán. 

Nếu thị trường ít biến động, giá lên xuống trong một phạm vi nhẹ nhàng thì Bollinger band sẽ phát huy rất tốt, ngược lại nếu giá dao động mạnh và nhanh thì chỉ báo này không còn đúng nữa.

Mong rằng qua thông tin TOPI chia sẻ, các bạn có thể nắm rõ được các sử dụng chỉ báo Bollinger band để phân tích thị trường chứng khoán và lên chiến lược đầu tư hiệu quả.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI