Chỉ báo RS là chỉ số khá cơ bản cần xem xét khi nhà đầu tư muốn biết một cổ phiếu nào đó mạnh hay yếu, so với cổ phiếu cùng ngành hoặc khác ngành nó ở mức nào. Cùng TOPI tìm hiểu cách tính RS và ứng dụng RS vào phân tích chứng khoán.
1. Chỉ số RS là gì?
Chỉ số Sức mạnh tương quan RS (Comparative Relative Strength) là một chỉ báo cơ bản để so sánh sức mạnh và khả năng sinh lời của một cổ phiếu so với các cổ phiếu khác trên thị trường.
Nếu sử dụng chỉ báo cũng có thể được sử dụng để so sánh với ngành, từ đây có thể xác định xem cổ phiếu đang xem xét mạnh hay yếu hơn các cổ phiếu trong ngành. Chỉ báo RS cũng có thể được sử dụng để tìm các cổ phiếu tăng tốt hơn trong thị trường Uptrend và giảm ít hơn trong thị trường Downtrend.
Sử dụng RS Rating để so sánh khả năng sinh lời của cổ phiếu
2. Phân biệt RS và RSI
RSI (Relative Strength Index) - Chỉ số sức mạnh tương đối lại thể hiện lực mua hoặc lực bán đang tăng lên hay giảm đi khi phân tích biểu đồ nến. Chỉ số RSI cũng dùng để phân tích sức mạnh của 1 cổ phiếu thế nhưng nếu muốn nhìn nhận một cách tổng quát, nhà đầu tư cần xem xét chỉ số RS.
RS Rating dao động từ 1 đến 99 trong khi đó RSI thường dao động từ 30 đến 70.
Trong khi chỉ số RS so sánh thức mạnh tương quan của cổ phiếu so với các cổ phiếu khác thì RSI lại thể hiện sức mạnh nội tại của một cổ phiếu riêng lẻ.
Nhà đầu tư cũng có thể dựa vào công thức tính để phân biệt được sự khác nhau giữa hai chỉ báo này:
3. Công thức tính RS nhanh chóng
Công thức tính chỉ báo RS như sau:
% thay đổi về giá = 40% mức thay đổi % giá so với 12 tuần trước + 30% mức thay đổi % giá so với 24 tuần trước + 20% mức thay đổi % giá so với 36 tuần trước + 10% mức thay đổi % giá so với 48 tuần trước
Từ công thức trên ta sẽ có được kết quả RS với thang điểm từ 0 đến 10 và dựa vào đây để so sánh.
Chỉ báo RS có thể đánh giá tổng quát hơn so với RSI
Công thức tính chỉ báo RSI:
RSI = 100 – 100 / (1+A)
Trong đó:
A là trung bình giá đóng cửa tăng của x kỳ / Trung bình giá đóng cửa giảm của x kỳ
Thông thường, chỉ số RSI sẽ được lấy theo số kỳ mặc định x = 14 kỳ, 14 giờ, 14 ngày hay 14 tuần. Đôi khi nhà đầu tư cũng sử dụng các chu kỳ 5, 7, 9, 21 hoặc 25.
4. Ý nghĩa của chỉ số RS trong chứng khoán
Dựa vào việc tính toán và phân tích chỉ số RS, nhà đầu tư chứng khoán sẽ có khá nhiều thông tin hữu ích:
Có thể nhận định toàn cảnh thị trường, dựa vào chỉ số có thể nhận biết được ngành nghề dẫn dắt.
Có thể dự đoán khá sát các ngành nghề nào có cơ hội bùng nổ lợi nhuận trong tương lai để tích lũy trước.
Tính toán RS có thể giúp nhà đầu tư tìm ra cổ phiếu tiềm năng và điểm mua phù hợp
Phân tích RS giúp nhà đầu tư lựa chọn ngành và cổ phiếu có chỉ số sức mạnh đứng đầu để luôn gia tăng lợi nhuận.
Nhận thấy các cổ phiếu ngược dòng trong khi thị trường đồng loạt giảm.
5. Ứng dụng RS trong phân tích cổ phiếu
Từ những lợi ích trên, có thể thấy việc tính toán và phân tích chỉ số RS vô cùng quan trọng đối với những nhà đầu tư chứng khoán. Hãy luôn theo dõi biến động RS Rating của cổ phiếu để ra quyết định mua / bán phù hợp.
Hành động mua bán cổ phiếu theo chỉ số RS là mua cổ phiếu giá cao và bán với giá cao hơn khi thị trường tăng ổn định. RS Rating sẽ thay đổi khi cổ phiếu có biến động nến giá về đường MA và khối lượng.
RS được ứng dụng để lựa chọn cổ phiếu tốt: Khi sử dụng RS phân tích cổ phiếu liên quan đến phương pháp CANSLIM, nhà đầu tư có thể nhận định cổ phiếu dẫn đầu ngành đang xem xét. Dựa vào xếp hạng chỉ số RS sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường và lựa chọn được cổ phiếu có vị thế dẫn đầu.
Chỉ báo RS vô cùng quan trọng trong phân tích chứng khoán
Tính toán chỉ báo RS cũng cho biết điểm mua cổ phiếu tối ưu. Khi cổ phiếu có nến giá tăng đều qua một khoảng thời gian và tiệm cận với đường MA20, MA50 để vượt lên, có thể xác định chỉ số RS đã tăng nhiều. Khi cổ phiếu vượt lên đường MA20, MA50 thì chính là lúc mua vào và đợi cổ phiếu hướng đến vùng giá MA150.
Việc tìm điểm mua cổ phiếu đã quan trọng, tìm điểm bán cổ phiếu cũng khó khăn không kém. Nếu cổ phiếu có xu hướng giảm liên tục trong nhiều phiên tuy nhiên vẫn chưa cắt đường MA100 và MA50, nhà đầu tư cần kết hợp với việc theo dõi chặt chẽ chỉ số RS.
Nếu cổ phiếu cắt MA50 thì đây chính là điểm cắt lỗ, hãy bán ra nhanh chóng để tránh khoản lỗ lớn.
Hy vọng từ những thông tin chia sẻ của TOPI về chỉ số RS và cách ứng dụng vào phân tích cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể áp dụng và tìm ra cổ phiếu có sức mạnh tốt nhất cũng như điểm mua vào, bán ra phù hợp.
Đừng quên theo dõi TOPI hàng ngày để biết thêm những phương pháp đầu tư hiệu quả từ các chuyên gia tài chính nhé.