Facebook Topi

15/11/2024

CIR là gì? Vai trò và cách tối ưu chỉ số CIR trong ngân hàng

CIR là viết tắt của Cost to Income Ratio hay còn được hiểu là chỉ số chi phí trên thu nhập. Chỉ số CIR thể hiện về sự hiệu quả trong việc vận hành của ngân hàng được các nhà đầu tư rất quan tâm trước khi đưa ra quyết định có nên đầu tư vào các mã ngành ngân hàng này.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Ngân hàng luôn được xem là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả được nhiều người lựa chọn bởi tính lâu dài và ổn định. Tuy nhiên, trước khi đầu tư, nhất là đầu tư chứng khoán, nhiều người sẽ theo dõi chỉ số CIR của từng ngân hàng để biết được hiệu quả hoạt động và tình hình phát triển của ngân hàng.

Vậy bản chất của chỉ số CIR là gì? Nó có vai trò và công thức tính như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong những thông tin dưới đây.

1. CIR là gì?

CIR là gì?

CIR là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng

CIR (Cost to Income Ratio) là một chỉ số được tính toán để thể hiện về tình hình hoạt động của từng ngân hàng. Nó được tính dựa trên chi phí hoạt động của mỗi ngân hàng trên % doanh thu. Ngân hàng đó vận hành hiệu quả hay không sẽ được thể hiện rõ ràng trong chỉ số này.

Chỉ số CIR càng thấp thì ngân hàng đó hoạt động càng hiệu quả. Các chuyên gia về quản trị của ngân hàng sẽ luôn nỗ lực để giữ chỉ số này ở mức càng thấp càng tốt.

2. Ý nghĩa chỉ số CIR

Chỉ số CIR có những ý nghĩa như sau:

Ý nghĩa chỉ số CIR

Chỉ số CIR có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hiệu suất vận hành doanh nghiệp và tính toán để đầu tư

CIR được dùng để đánh giá về hiệu suất vận hành của doanh nghiệp

CIR được coi là một công cụ để các nhà quản lý có thể đánh giá toàn diện kết quả kinh doanh của ngân hàng đang sở hữu. Với mức chi phí đó thì sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh ra sao và nếu thêm chi phí thì có thay đổi tăng hay giảm doanh thu thực tế không.

CIR càng thấp càng chứng minh được tính hiệu quả của hoạt động vận hành doanh nghiệp. Và để giảm thấp chỉ số này, các ngân hàng sẽ thường lựa chọn tăng đầu tư hoạt động, trải nghiệm khách hàng để tăng trưởng thu nhập nhiều hơn mức chi phí đã bỏ ra.

CIR là căn cứ để lựa chọn đầu tư

Các nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số CIR để làm căn cứ so sánh, đưa ra lựa chọn ngân hàng nào để đầu tư. Chỉ số CIR sẽ giúp cho họ có được cái nhìn tổng quát nhất về tính hiệu quả trong hoạt động vận hành kinh doanh của các ngân hàng để lựa chọn cho mình được mã cổ phiếu tốt nhất khi đầu tư chứng khoán.

CIR giúp thiết kế các mục tiêu chiến lược

Thông qua CIR, những người hoạch định chiến lược phát triển của ngân hàng đó sẽ biết được rõ hơn về điều kiện thực tế của ngân hàng, đưa ra được các mục tiêu thiết thực, có giá trị và hiệu quả hơn để đạt được mức tăng trưởng cũng như lợi nhuận hợp lý.

Họ có thể lựa chọn giảm chi phí cho các hoạt động hoặc tập trung vào để cải thiện doanh thu.

Nắm bắt xu hướng thị trường

Nắm bắt xu hướng thị trường

Chỉ số CIR thể hiện rõ về xu hướng thị trường và phản ánh được kinh tế nội địa

Nghiên cứu về tỷ lệ CIR và một số chỉ số khác trong kinh doanh, các nhà đầu tư sẽ có góc nhìn kỹ hơn về thị trường và có được những nhận định đúng đắn về tiềm năng trong tương lai của các ngân hàng. 

Đồng thời biết được xu hướng của thị trường để có những lựa chọn phù hợp trong việc xây dựng kế hoạch phát triển..

CIR giúp so sánh các ngân hàng

Nhìn vào CIR, chúng ta sẽ biết được ngân hàng nào đang hoạt động hiệu quả trong kinh doanh và vận hành. 

Phản ánh kinh tế nội địa

Chỉ số CIR cũng thể hiện được tình hình phát triển của nền kinh tế nội địa. Các ngân hàng TW sẽ nắm bắt tình hình hoạt động của các ngân hàng dưới để đưa ra được chính sách phát triển phù hợp cho tương lai.

3. Vai trò của CIR trong lĩnh vực ngân hàng

Vai trò của CIR trong lĩnh vực ngân hàng

CIR có nhiều vai trò quan trọng đối với quản lý và lập chiến lược ở các ngân hàng

Đối với lĩnh vực ngân hàng, CIR có những vai trò như sau:

- Đo lường hiệu quả trong quản lý chi phí: Chỉ số CIR cho phép đánh giá về mức độ hiệu quả trong quản lý cũng như kiểm soát chi phí hoạt động. Nếu CIR thấp có nghĩa là ngân hàng có xu hướng phát triển, sinh lời cao.

- Đánh giá về hiệu suất tài chính: Nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan về chi phí và lợi nhuận để có quyết định đúng đắn khi lên chiến lược.

- Quản lý được rủi ro tài chính: CIR giúp ngân hàng có thể đánh giá khả năng quản lý rủi ro về tài chính. 

- Tăng cường cạnh tranh trên thị trường: Khi chỉ số CIR thấp sẽ giúp cho ngân hàng có được sự cạnh tranh trên thị trường với những tối ưu trong dịch vụ và sản phẩm.

- Định hướng để cải tiến: Chỉ số CIR giúp ngân hàng đưa ra được các định hướng để cải tiến hoạt động. Nếu CIR cao thì cần có biện pháp cắt giảm chi phí và đẩy mạnh hoạt động để tăng trưởng doanh thu.

4. Quy tắc tính CIR chính xác

Quy tắc tính CIR chính xác

Áp dụng đúng các quy tắc sẽ đưa ra chỉ số CIR chính xác

Dưới đây là những quy tắc được dùng để tính chỉ số CIR một cách chính xác nhất:

- Phải xác định được tổng chi phí hoạt động như lương, phí bảo trì, thuế, quản lý, marketing,…

- Phải xác định được toàn bộ chi phí trong hoạt động tài chính bao gồm tất cả các khoản thanh toán có liên quan đến tài sản hay còn gọi là dịch vụ nợ của mỗi ngân hàng.

- Phải xác định được tổng thu nhập trong tài chính. Đây là nguồn thu mà chưa trừ ra các chi phí và thuế.

- Tính chỉ số thu nhập trong hoạt động kinh doanh. Đây là toàn bộ doanh thu được tính sach khi trừ đi các chi phí tài chính và trước khi tính vào chi phí hoạt động. Kết quả này sẽ thể hiện rõ nguồn thu đến từ kinh doanh của các doanh nghiệp. 

- Sử dụng công thức tính CIR chuẩn

5. Công thức tính chỉ số CIR

Chỉ số CIR sẽ được tính theo công thức:

CIR = Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập

Trong đó: 

- Chi phí hoạt động được tính là tất cả chi phí mà ngân hàng đó đã bỏ ra không bao gồm khoản dự phòng trường hợp rủi ro.

- Tổng thu nhập sẽ được tính là tất cả các nguồn thu trong kinh doanh của ngân hàng như: chứng khoán, tín dụng, dịch vụ, sản phẩm, ngoại hối,…

6. Phương pháp tối ưu chỉ số CIR

Phương pháp tối ưu chỉ số CIR

Có thể lựa chọn gia tăng năng suất trong việc bán hàng bằng cách cải thiện chất lượng và dịch vụ sản phẩm để tối ưu CIR

Mỗi ngân hàng sẽ có những cách làm riêng, chiến lược riêng để tối ưu chỉ số CIR. 

Có thể lựa chọn gia tăng năng suất trong việc bán hàng bằng cách cải thiện chất lượng và dịch vụ sản phẩm. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu, mong muốn của khách hàng, giúp người dùng sẵn sàng chấp nhận và bỏ tiền ra để có được sự hài lòng đó.

Ngoài ra trong nội bộ vận hành như công nghệ, con người cũng phải có những thay đổi để bắt kịp xu hướng của thị trường, dẫn đầu trong các xu hướng mới để tăng trải nghiệm của người dùng, đón đầu cơ hội.

CIR là một chỉ số quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Tối ưu chỉ số CIR luôn là mục tiêu hướng đến của các chiến lược gia kinh tế. Để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích về kinh tế - tài chính, hãy theo dõi các bài viết mới nhất của TOPI để cập nhật nhanh chóng những thông tin về thị trường bạn nhé!

Xem thêm:  Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon