Facebook Topi

17/10/2023

OBV là gì? Cách sử dụng chỉ báo OBV trong giao dịch chứng khoán hiệu quả

Chỉ báo OBV là gì? Dùng trong giao dịch chứng khoán thế nào? Tìm hiểu cách tính chỉ báo OBV trong chứng khoán và tìm mối liên hệ giữa OBV và giá cổ phiếu.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chỉ báo OBV được dùng trong phân tích kỹ thuật, giúp theo dõi xu hướng giá thị trường giúp nhà đầu tư giao dịch hiệu quả. Hãy cùng TOPI tìm hiểu về cách sử dụng chỉ báo OBV để nghiên cứu thị trường chứng khoán.

1. OBV là gì?

Chỉ báo OBV (On Balance Volume) là chỉ báo khối lượng cân bằng giúp nhà đầu tư đo lực mua và lực bán của một chứng khoán theo thời gian. Chỉ báo này theo dõi sự tăng, giảm của khối lượng giao dịch cổ phiếu trong các phiên để dự đoán những thay đổi trong xu hướng giá.

OBV là gì?

Chỉ báo OBV dự báo xu hướng giá dựa trên khối lượng giao dịch

Khái niệm chỉ báo OBV trong chứng khoán xuất hiện lần đầu trong cuốn sách “Granville's New Key to Stock Market Profits” của Joseph Granville (20/08/1923 – 07/09/2013) phát hành năm 1963.

Joseph Granville là một thiên tài phân tích kỹ thuật nổi tiếng vào những năm 1960, ông tin rằng khối lượng cổ phiếu được giao dịch là chỉ số quan trọng phản ánh tình hình thị trường. Từ đó ông thiết kế ra chỉ báo OBV để dự đoán thời điểm các động thái lớn trên thị trường có khả năng lớn sẽ xảy ra dựa trên sự thay đổi của khối lượng. 

Granville cho rằng, khi khối lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán tăng mạnh mà không có sự thay đổi đáng kể về giá thì giá cuối cùng cũng sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.

2. Ý nghĩa của chỉ báo OBV

Trong chứng khoán, chỉ báo khối lượng cân bằng có thể dùng để xác định xu hướng giá và xác định phân kỳ.

2.1 Xác định xu hướng giá

Những phiên giao dịch tăng giá thường sẽ có khối lượng giao dịch cao hơn ở những phiên giảm giá, trừ khi việc giảm giá do nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, lúc này chỉ số OBV sẽ tăng và ngược lại.

Ý nghĩa của chỉ báo OBV

Joseph Granville là người sáng tạo và phát triển chỉ báo OBV

Trong biểu đồ giá tăng, chỉ báo OBV cho thấy lực mua chủ động cao hơn lực bán, khối lượng giao dịch tăng nhanh và giá cổ phiếu sẽ tiếp diễn chu kỳ tăng trong thời gian tới. 

Chỉ báo OBV giảm thì lực bán chủ động chiếm ưu thế, khối lượng giao dịch giảm làm giá cổ phiếu có thể phá các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn và xác lập đáy.

OBV dựa vào sự tăng giảm khối lượng để xác nhận xu hướng giá cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu và OBV tiếp tục tăng là tín hiệu tốt cho thấy xu hướng tăng có thể vẫn tiếp diễn.

2.2 Xác định phân kỳ

Nếu hướng đi của nến giá ngược với chỉ báo OBV thì hiện tượng phân kỳ đang diễn ra.

Cụ thể: Nếu đường chỉ báo OBV giảm, đường dốc xuống trong khi nến giá lại tăng theo chiều dốc lên - đây là dấu hiệu chu kỳ tăng đang dần yếu đi do các yếu tố về khối lượng giao dịch không còn ủng hộ.

Xác định phân kỳ 

OBV thích hợp để xác định xu hướng giá trong dài hạn

Trường hợp chỉ báo OBV bắt đầu tăng nhưng nến giá vẫn ở xu hướng giảm cho thấy sự yếu dần của xu hướng giá giảm và chuẩn bị có một xu hướng tăng giá.

On Balance Volume thích hợp để xác định xu hướng giá cho các giao dịch dài hạn. Tuy nhiên, như bất kỳ chỉ báo kỹ thuật khác, cần kết hợp nhiều chỉ báo để có kết quả đúng đắn nhất.

3. Đặc điểm của chỉ báo OBV

Chỉ báo khối lượng cân bằng hoạt động có tính lũy kế, nếu phiên hôm nay giá cổ phiếu tăng thì khối lượng sẽ được cộng thêm vào chỉ số OBV của ngày hôm sau, ngược lại nếu giá phiên hôm nay giảm thì khối lượng bị trừ vào OBV sau. 

Đặc điểm của chỉ báo OBV

Chỉ báo OBV có tính lũy kế

Tính lũy kế này tạo thành các đường lên xuống, giúp nhà đầu tư xác định được quá mua, quá bán của thị trường.

4. Cách tính OBV nhanh chóng

Công thức tính chỉ báo khối lượng cân bằng phụ thuộc vào khối lượng giao dịch và giá đóng cửa từ phiên hôm trước. Có 3 quy tắc tính OBV như sau:

Trường hợp 1: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại > giá đóng cửa phiên trước đó, thì: 

OBV hiện tại = OBV trước đó + khối lượng hiện tại

Trường hợp 2: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại < giá đóng cửa phiên trước đó, thì: 

OBV hiện tại = OBV trước đó - khối lượng hiện tại

Trường hợp 3: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại = giá đóng cửa phiên trước đó, thì: 

OBV hiện tại = OBV trước đó

Mời các bạn tham khảo ví dụ về cách tính OBV theo bảng sau:

Ngày Giá đóng của (đồng) Khối lượng giao dịch (cổ phiếu) Chỉ báo OBV
Ngày 1 100 0 0
Ngày 2 105 12.5 0 + 12.500 = 12.500
Ngày 3 106 11 12.500 + 11.000 = 23.500
Ngày 4 103 14 23.500 - 14.000 = 9.500
Ngày 5 103 12 9.5

Ngày thứ 2 và ngày thứ 3 là những ngày tăng giá nên OBV được áp dụng theo công thức 1. Ngày thứ 4 là ngày giá giảm nên OBV được tính theo trường hợp 3. Còn ngày thứ 5 giá giữ nguyên nên áp dụng theo trường hợp 2.

Cách tính OBV nhanh chóng

Nên kết hợp chỉ báo khối lượng cân bằng với nhiều chỉ báo khác

5. Cách sử dụng chỉ báo OBV trong giao dịch chứng khoán

5.1 Cách xác định xu hướng giá bằng OBV

Khi khối lượng giao dịch những phiên giá tăng cao hơn lượng giao dịch ở những phiên giá giảm thì giá trị OBV sẽ tăng và ngược lại.

Khi chỉ số OBV tăng, đường OBV có xu hướng đi lên, thể hiện lực mua đang cao hơn lực bán và giá sẽ được đẩy lên cao hơn.

Cách xác định xu hướng giá bằng OBV

OBV hoạt động như công cụ xác nhận xu hướng giá

Khi OBV giảm thê rhienej lực bán đang cao hơn lực mua và giá có thể sẽ tiếp tục giảm xuống thấp hơn.

Nguyên lý hoạt động của OBV tương tự như một công cụ xác nhận xu hướng giá. Giá và OBV cùng chiều cho thấy xu hướng sẽ tiếp tục.

5.2 Cách xác định phân kỳ dựa vào OBV

Các nhà giao dịch cũng thường sử dụng OBV để theo dõi sự phân kỳ. Khi sự phân kỳ xảy ra khi đường OBV và đường giá tách ra, đi theo các hướng khác nhau.

Phân kỳ xảy ra khi OBV tăng lên mức cao mới, lực mua đang chiếm ưu thế, thế nhưng giá lại giảm, điều này cho thấy đà giảm của xu hướng đang dần yếu, dự đoán giá sẽ đảo chiều và tăng cao hơn.

Phân kỳ khi giá tăng trong khi OBV bằng hoặc giảm thấp hơn mức trước đó, chứng tỏ đà tăng đang yếu dần và khả năng cao giá sẽ đảo chiều giảm.

6. Mối liên hệ giữa chỉ báo OBV với giá cổ phiếu

Khối lượng giao dịch cổ phiếu cũng như giá cổ phiếu, ,khi tiến đến các vùng quan trọng thì khối lượng sẽ xảy ra biến động rất lớn. Theo đó, khi giá có dấu hiệu tăng sau một xu hướng giảm, nếu OBV liên tiếp vượt lên trên vùng kháng cự thì khả năng rất cao thị trường sẽ đảo chiều đi lên.

Mối liên hệ giữa chỉ báo OBV với giá cổ phiếu

Mối liên hệ mật thiết của OBV và giá cổ phiếu hiện hành

Ngược lại, khi giá cổ phiếu đang có dấu hiệu giảm sau một xu hướng tăng, nhưng OBV liên tục đi xuống phá vỡ vùng hỗ trợ thì khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều đi xuống.

Qua những thông tin TOPI chia sẻ, chắc hẳn phần nào các bạn đã hiểu về chỉ số OBV - chỉ số cân bằng khối lượng là gì và nắm được cách vận dụng vào phân tích để tìm ra xu hướng thị trường, giao dịch hiệu quả.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI