Facebook Topi

12/04/2023

CE trong chứng khoán là gì? Cách phân tích giá CE trong giao dịch chứng khoán

Thuật ngữ CE trong chứng khoán được dùng để biểu thị giá cao nhất cổ phiếu đạt đến trong phiên. Trên bảng điện tử, cổ phiếu đạt giá CE hiển thị bằng màu tím.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

CE trong chứng khoán có vai trò giữ ổn định cho thị trường, bảo vệ quyền lợi cho người đầu tư, Cùng TOPI tìm hiểu cách tính CE, cách làm tròn và vận dụng CE hiệu quả.

1. CE là gì?

Khái niệm CE rất dễ bị nhầm lẫn bởi CE trong chứng khoán khác hoàn toàn với CE thông thường. Nếu một hàng hóa được gắn chứng nhận CE thì được hiểu là nó đã được đánh giá và kiểm định kỹ càng, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của các nước thành viên châu Âu về an toàn sức khỏe và môi trường.

Thế nhưng trong chứng khoán thì CE là hai chữ cái đầu của từ “Ceiling” - có nghĩa là mức trần, trần nhà - dùng để chỉ giá chứng khoán cao nhất, hay còn gọi là “giá trần”.

2. CE trong chứng khoán là gì?

Trong chứng khoán, CE là mức giá cao nhất của một cổ phiếu mà nhà đầu từ có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong ngày giao dịch. 

Trong phiên giao dịch, một cổ phiếu sẽ có giới hạn về biên độ giá và nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh giao dịch với mức giá tối đa bằng giá trần, không thể vượt giá này. Khi một cổ phiếu đạt giá trần, trên bảng điện tử sẽ hiển thị mã cổ phiếu đó màu tím.

Giá trần CE không cố định mà thay đổi theo từng ngày giao dịch, vì thế nhà đầu tư cần theo dõi thường xuyên để nắm mức giá trần mỗi ngày.

CE trong chứng khoán là gì?

Bán cổ phiếu với giá CE thu về lợi nhuận mơ ước

3. Ý nghĩa của CE trong chứng khoán

Chắc hẳn các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán đều sẽ thắc mắc tại sao lại cần phải quy định mức giá trần trong giao dịch chứng khoán? 

Việc quy định mức giá CE sẽ mang lại lợi ích cho thị trường chứng khoán cũng như nhà đầu tư bởi 3 điểm sau đây:

- Giá CE giúp thị trường ổn định: Quy định về mức giá trần trong phiên giúp ổn định và cân bằng thị trường, sẽ tránh việc người bán đẩy quá lên quá cao hay xuất hiện nhiều mức giá khác nhau cho một mã cổ phiếu. 

- Giá CE tạo ra sự nhất quán, minh bạch, cân bằng: Nếu không áp giá trần sẽ khiến người bán thả giá, đẩy giá khiến cho giá cổ phiếu bị lên xuống thất thường, thiếu nhất quán khiến thị trường rối loạn, ảnh hưởng nhiều tới nhà đầu tư.

- Áp dụng giá CE trong để bảo vệ quyền lợi cho những nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán.

Có thể thấy chỉ số giá CE đóng vai trò quan trọng, quyết định thời điểm mua hay là bán cổ phiếu trong phiên giao dịch. Nhà đầu tư thường sử dụng mức giá này để xem xét nên mua hay bán mã cổ phiếu nào, thời điểm nào. Những điều này quyết định lãi hay lỗ trong quá trình giao dịch cổ phiếu. 

Ý nghĩa của hệ số CE trong đầu tư chứng khoán

Giá trần có vai trò quan trọng giúp ổn định thị trường chứng khoán

4. Cách vận dụng CE trong chứng khoán

Dựa vào công thức tính giá trần CE, nhà đầu tư nhanh chóng xác định được giá tham chiếu và biên độ giao động của cổ phiếu. Dựa trên cơ sở giá CE và giá tham chiếu để mua hoặc bán cổ phiếu trong ngày giao dịch, hạn chế tính trạng cháy tài khoản.

Trong chứng khoán, giá CE của cổ phiếu thể hiện giá trị tiềm năng của cổ phiếu đó và thời điểm mua vào, bán ra phù hợp.

Khi giá trần cao hoặc thấp hơn giá tham chiếu, nhà đầu tư sẽ phân tích và dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm, từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định bán cổ phiếu đang nắm giữ hay tiếp tục giữ để đợi cơ hội tốt hơn.

Mua bán cổ phiếu đúng thời điểm là một thành công, thể hiện sự am hiểu thị trường chứng khoán và thu lại lợi ích lớn. Vì thế những thông tin cơ bản về giá CE trong chứng khoán là vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, dù là chi tiết nhỏ. 

Cách vận dụng CE trong chứng khoán

CE giúp xác định tiềm năng đầu tư của một cổ phiếu

5. Cách tính giá CE trong chứng khoán

Giá CE trong chứng khoán đóng vai trò quan trọng, nắm được giá CE so sánh với giá tham chiếu sẽ giúp nhà đầu tư giao dịch hiệu quả, đúng thời điểm then chốt gia tăng lợi nhuận. Trước tiên, nhà đầu tư cần biết công thức tính giá trần như sau:

CE = Giá tham chiếu + biên độ giao động

Trên bảng điện tử, giá tham chiếu sẽ hiển thị màu vàng. Mỗi sàn chứng khoán sẽ có quy định về giá tham chiếu khác nhau.

- Sàn HNX và HOSE quy định giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của cổ phiếu trong ngày giao dịch trước.

- Sàn Upcom quy định giá tham chiếu là trung bình cộng các mức giá giao dịch lô chẵn được khớp lệnh của ngày giao dịch trước.

Biên độ giao động giá cổ phiếu là số % của giá cổ phiếu có thể gia tăng, hoặc giảm ở trong một phiên giao dịch. Mức độ giao dịch tùy vào quy định của từng sàn, HOSE quy định biên độ giao động là 7%, HNX là 10%, Upcom là 15%.

Ví dụ: Cổ phiếu của ngân hàng Techcombank (TCB) trên sàn HOSE giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/4 là 45.000 VNĐ/ cổ phiếu, biên độ giá HOSE quy định là 7% Giá tham chiếu ngày tiếp theo 5/4 sẽ là 45.000 VNĐ. Giá trần của TCB vào ngày 5/4 sẽ là 48.200 VNĐ ( +7%). Giá sàn của TCB ngày 5/4 là 42.000 VNĐ (-7%)

Sau khi tính toán xong theo công thức trên thì CE có thể sẽ khá lẻ cho nên giá trần sẽ được làm tròn số. Nguyên tắc làm tròn giá trần CE như sau:

- Giá trị của biên độ phù hợp với quy định của bước giá chia hết.

- Giá trị của biên độ làm tròn nhỏ hơn giá trị của biên độ lý thuyết nhân với % biên độ giao động (tùy theo từng sàn quy định).

giá trần CE

Giá CE ra kết quả số lẻ sẽ được làm tròn

6. Cách phân tích và cách làm tròn giá CE

Quy tắc làm tròn giá CE

Sau khi tính toán giá CE theo công thức trên, kết quả có thể là số lẻ nên cần có quy tắc làm tròn giá để cho con số cuối cùng ễ tính toán và phân tích.

Nguyên tắc làm tròn giá CE như sau:

Giá trị của biên độ phải phù hợp theo quy định bước giá chia hết

Giá trị của biên độ sau khi làm tròn phải nhỏ hơn giá trị biên độ theo lý thuyết khi nhân với phần trăm biên độ giao động của từng sàn đã quy định.

Cách phân tích CE trong chứng khoán

Việc phân tích giá CE trước khi quyết định mua hay bán là vô cùng quan trọng . 

Dựa vào giá CE, nhà đầu tư có thể xác định cổ phiếu đó có tiềm năng không, có đáng đầu tư hay không.

Cách phân tích CE trong chứng khoán

Mỗi sàn có quy định giá CE và biên độ giao động giá khác nhau

Khi so sánh giá trần và giá tham chiếu, nhà đầu tư có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để đặt lệnh mua, bán cổ phiếu, tránh bị cháy tài khoản trong 1 ngày.

Dựa vào giá trần và giá tham chiếu có thể biết cổ phiếu đang có xu hướng tăng hay giảm và có căn cứ ra quyết định giao dịch để tối ưu lợi nhuận.

Mỗi phiên giao dịch đều có giới hạn với biên độ giá. Khi giá tăng đến hết biên độ thì gọi là cổ phiếu tăng trần.

Sàn HOSE: Khi biên độ giá giao động tối đa 7% thì được gọi là tăng trần, áp dụng cho tất cả các phiên giao dịch trừ phiên đầu tiên (có thể giao động đến 20%).

Tại sàn HNX: Khi biên độ giao động đạt mức tối đa 10% sẽ gọi là tăng trần, chỉ có phiên giao dịch đầu tiên có biên độ giao động tối đa 30%.

Sàn Upcom: Biên độ giao động tối đa 15% với các phiên giao dịch thường, phiên giao dịch đầu tiên thì biên độ giao động tối đa là 40%.

Hy vọng những thông tin TOPI chia sẻ có thể giúp các bạn nắm rõ về khái niệm CE là gì trong chứng khoán cũng như biết cách vận dụng giá CE vào phân tích và dự đoán xu hướng, áp dụng trong giao dịch.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI