Facebook Topi

15/04/2024

Cẩm nang về thuế thu nhập cá nhân chi tiết nhất 2024

Thông tin chi tiết về cách tính và tra cứu thuế cá nhân năm 2024. Điều kiện để giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân được cập nhật mới nhất.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có thay đổi gì về cách tính trong năm 2024 hay không? Điều kiện để giảm trừ thuế thu nhập cá nhân có gì mới cần cập nhật? Việc tra cứu mã số thuế được thực hiện như thế nào và hình thức nộp ra sao? Tất tần tật những câu hỏi liên quan đến thuế TNCN năm 2024 sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

I. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Cẩm nang về thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân 

Căn cứ vào Luật Quản lý thuế năm 2019 thì có thể hiểu TNCN là một loại thuế trực thu, nó được đánh và nhóm cá nhân có mức thu nhập cao. Tiền thuế sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước và mức thu nhập chịu thuế sẽ được tính theo quy định của luật thuế TNCN .

Căn cứ để tính thuế TNCN là thu nhập chịu thuế (bao gồm khoản thu nhập thường xuyên và không thường xuyên) và thuế suất. 

II. Thuế thu nhập cá nhân có ý nghĩa gì?

Thuế TNCN đóng vai trò quan trọng trong kinh tế - xã hội. Nó là một nguồn thu đáng kể của ngân sách nhà nước.

Thuế thu nhập cá nhân cũng chỉ áp dụng với những cá nhân có mức thu nhập cao mà không đánh thuế đối với những đối tượng có thu nhập thấp nên việc thu thuế TNCN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội.

Thuế thu nhập cá nhân cũng được xem là một công cụ để điều tiết vĩ mô. Phân phối lại thu nhập giữa người có thu nhập cao và người thu nhập thấp.

Cẩm nang về thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN có ý nghĩa lớn trong việc điều tiết kinh tế - xã hội 

Thuế TNCN cũng là một công cụ đển góp phần phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật như nhận hối lội, trốn thuế, chiếm đoạt tài sản,…

Thuế TNCN tính theo phương pháp lũy tiến từng phần nên sẽ khác phục được những hạn chế của các loại thuế khác. Ví dụ như thuế tiêu dùng, thuế giá trị gia tăng đều đánh thuế tất cả mọi đối tượng như nhau mà không có điều kiện và mức áp thuế.

Thuế TNCN cũng góp phần hạn chế thất thu trong thuế thu nhập doanh nghiệp khi mà các doanh nghiệp kê khai chi phí phải trả cho nhân viên cao hơn so với thực tế thì các cá nhân khi kê khai tăng thêm sẽ phải chịu thêm thuế TNCN với phần phát sinh.

III. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế TNCN như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

- Thu nhập chịu thuế = Tổng số tiền công, tiền lương, tiền thù lao và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương - các khoản thu nhập được miễn thuế.

- Thuế suất: Thuế suất sẽ được áp dụng theo quy định trong biểu thuế lũy tiến từng phần tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

- Số thuế TNCN sẽ được tính theo từng bậc thu nhập tính thuế của nhân (×) với thuế suất tương ứng.

Biểu tính thuế được quy định tại Phụ lục 01/PL-TNCN theo thông tư 111/2013/TT-BCT:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (triệu đồng)

5%

0 triệu đồng + 5% TNTT

5% TNTT

2

> 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng

10%

0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng

10% TNTT - 0,25 triệu đồng

3

> 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng

15%

0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng

15% TNTT - 0,75 triệu đồng

4

> 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng

20%

1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng

20% TNTT - 1,65 triệu đồng

5

> 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng

25%

4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng

25% TNTT - 3,25 triệu đồng

6

> 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng

30%

9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng

30 % TNTT - 5,85 triệu đồng

7

> 80 triệu đồng

35%

18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng

35% TNTT - 9,85 triệu đồng

IV. Đối tượng và thu nhập phải chịu thuế

Đối tượng nộp thuế TNCN được quy định trong điều 2 của luật thuế TNCN năm 2007 như sau:

Đối tượng nộp thuế TNCN là các cá nhân đang cư trú và không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Cá nhân cư trú có một trong những điều kiện:

- Có mặt từ 183 ngày trở lên tại Việt Nam tính trong một năm dương lịch hoặc được tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

- Có nơi ở tại Việt Nam thường xuyên, bao gồm có nơi đăng ký thường trú hoặc có hợp đồng thuê nhà có thời hạn ở Việt Nam.

Cẩm nang về thuế thu nhập cá nhân

Đối tượng đóng thuế là những người có thu nhập cao

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng những điều kiện quy định tại (2) mục này.

Thu nhập phải chịu thuế được tính:

Nếu không có người phụ thuộc thì tổng thu nhập trên 11 triệu đồng/tháng là phải đóng thuế.

Nếu có một người phụ thuộc thì tổng mức thu nhập trên 15,4 triệu đồng/tháng mới phải đóng thuế.

V. Điều kiện được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Giảm trừ gia cảnh được quy định trong khoản 1 Điều 19 Luật Thuế TNCN 2007 là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế của các cá nhân cư trú. Trong đó, bao gồm giảm trừ gia cảnh bản thân và giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc.

Với đối tượng giảm trừ gia cảnh là người phụ thuộc được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

- Con dưới 18 tuổi (con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng).

- Con từ 18 tuổi trở lên nhưng lại bị khuyết tật và không có khả năng để lao động (con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng).

- Con đang đi học, kể cả con trên 18 tuổi đang học THPT mà không có thu nhập hoặc thu nhập không quá 9 triệu/tháng (con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng).

- Người nằm ngoài độ tuổi lao động, người đang trong độ tuổi lao động nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động không có thu nhập hoặc thu nhập không vượt quá 9 triệu/tháng, bao gồm:

+ Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.

+ Cha, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ của người nộp thuế.

+ Cá nhân khác không có nơi nương tựa mà người nộp thuế phải nuôi dưỡng.

Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc sẽ được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập trung bình tháng trong năm từ mọi nguồn thu không quá 1 triệu đồng.

Người nộp thuế sẽ tự kê khai số lượng người phụ thuộc cùng giấy tờ hợp pháp. Đồng thời tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tờ khai đó.

VI. Cách tra cứu MST bằng CCCD nhiều người sử dụng

Để tra cứu MST bằng CCCD thì các cá nhân có thể sử dụng bằng cách đăng nhập vào các trang web như sau:

Tra cứu tại website http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Tra cứu qua app eTax Mobile

Tra cứu qua website https://tracuumst.com/ca-nhan

Tra cứu mã số thuế qua https://tncnonline.com.vn

Tra cứu qua website https://masothue.com/

Các thao tác thực hiện dễ dàng, chỉ điền số CCCD vào trong ô tìm kiếm, kết quả sẽ trả về ngay lập tức cho bạn.

Cẩm nang về thuế thu nhập cá nhân

Tra cứu MST qua Masothue.com

VII. Thời hạn và hình thức nộp thuế thu nhập cá nhân

Thời hạn nộp thuế TNCN được chia thành hai loại:

Nộp thuế TNCN theo tháng: Thời hạn nộp muộn nhất là vào ngày 20 của tháng tiếp theo có phát sinh nghĩa vụ thuế.

Nộp thuế TNCN theo quý: Thời hạn nộp thuế TNCN muộn nhất được tính là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong quý có phát sinh nghĩa vụ thuế.

Hình thức nộp thuế TNCN

Khi nộp thuế TNCN thì người nộp thuế sẽ có 2 cách:

Ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập

Áp dụng cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một hoặc nhiều nơi làm việc trong năm.

Ưu điểm:

  • Thủ tục đơn giản, thuận tiện cho người nộp thuế.
  • Tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho người nộp thuế.

Nhược điểm:

  • Người nộp thuế không trực tiếp tham gia vào việc kê khai, nộp thuế nên có thể thiếu thông tin hoặc không nắm rõ nghĩa vụ thuế của mình.
  • Một số trường hợp tổ chức chi trả thu nhập có thể kê khai, nộp thuế không đúng quy định, dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi của người nộp thuế.

Tự nộp thuế TNCN

Áp dụng cho cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, không thuộc diện nộp thuế qua tổ chức chi trả thu nhập.

Ưu điểm:

  • Người nộp thuế có thể trực tiếp tham gia vào việc kê khai, nộp thuế, từ đó nắm rõ nghĩa vụ thuế của mình và có thể bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Nhược điểm:

  • Thủ tục nộp thuế phức tạp hơn so với nộp thuế qua tổ chức chi trả thu nhập.
  • Người nộp thuế phải tự chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế đúng quy định.

VIII. Không nộp thuế thu nhập cá nhân có sao không?

Việc không nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân vi phạm, bao gồm:

1. Phạt tiền

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân, mức phạt đối với hành vi không nộp tờ khai thuế TNCN quá hạn quy định như sau:

  • Phạt cảnh cáo: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 31 ngày đến 90 ngày.
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá hạn trên 90 ngày.

Lưu ý:

  • Mức phạt nêu trên là mức phạt đối với tổ chức, mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
  • Ngoài ra, cá nhân vi phạm còn có thể bị truy thu thuế TNCN chưa nộp và tính lãi chậm nộp theo quy định của pháp luật.

2. Gây khó khăn cho việc đi lại, xuất cảnh

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCN nhưng không thực hiện nghĩa vụ khai thuế, nộp thuế theo quy định thì cơ quan thuế có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính như:

  • Tạm thu, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngân hàng: Của cá nhân vi phạm để bảo đảm thu hồi số thuế còn lại.
  • Cấm xuất cảnh: Đối với cá nhân vi phạm.

3. Ảnh hưởng đến uy tín cá nhân

Việc không nộp thuế TNCN có thể ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người vi phạm, gây khó khăn cho họ trong việc vay vốn ngân hàng, tham gia đấu thầu, giao dịch thương mại…

4. Khó khăn trong việc hưởng các chế độ, chính sách xã hội:

Theo quy định của pháp luật, việc hưởng các chế độ, chính sách xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… có thể bị hạn chế đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCN nhưng không thực hiện nghĩa vụ khai thuế, nộp thuế theo quy định.

IX. Cách tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân trực tuyến

Các cá nhân có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào https://thuedientu.gdt.gov.vn/ và đăng nhập

Bước 2: Nhập “mã số thuế” và “mã kiểm tra”. Sau đó, nhập “mã số thuế” và  “mật khẩu” và đăng nhập.

Bước 3: Chọn “Quyết toán thuế”, vào “kê khai trực tuyến”.

Bước 4: Chọn thông tin tờ khai quyết toán 

Bước 5: Khai tờ khai.

Bước 6: Chọn kết xuất XML

Bước 7: Chọn “nộp tờ khai” -> hệ thống sẽ báo nộp tờ khai thành công.

Bước 8: In tờ khai. 

Bước 9: Người nộp thuế mang theo CCCD, chứng từ, tờ khai thuế đến nộp tại cơ quan thuế đã nộp tờ khai.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về thuế TNCN năm 2024. Hy vọng TOPI đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và thiết thực nhất trong việc tìm hiểu về thuế TNCN của mình.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon