Facebook Topi

31/10/2024

Vốn lưu động là gì? đặc điểm và công thức tính vốn lưu động

Vốn lưu động là thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Cùng TOPI tìm hiểu đặc điểm, vai trò và cách tính vốn lưu động chuẩn nhất.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Để doanh nghiệp hoạt động thường xuyên và liên tục cần có nguồn vốn lưu động, nguồn vốn này được quay vòng thường xuyên và chuyển qua nhiều hình thái khác nhau.

I. Tìm hiểu về vốn lưu động

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động (Working capital) của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thực hiện thường xuyên, liên tục. 

Ví dụ: Dùng để trả tiền mặt bằng, điện nước, trả lương nhân viên, mua văn phòng phẩm, trả nhà cung cấp…

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động giúp doanh nghiệp vận hành thuận lợi

Vốn lưu động là một dạng tài sản ngắn hạn, thể hiện khả năng thanh khoản và vận hành của một doanh nghiệp. Việc quản lý vốn lưu động liên quan tới quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả.

2. Ý nghĩa của vốn lưu động

Vốn lưu động có vai trò quan trọng trong việc duy trì và tồn tại của một doanh nghiệp. Căn cứ vào vốn lưu động sẽ xác định được tình trạng của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

Công ty có vốn lưu động dương chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn., nhờ đó doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ tới hạn.

Ý nghĩa của vốn lưu động

Trường hợp vốn lưu động âm tức là tài sản ngắn hạn đang thấp hơn nợ ngắn hạn, hay nói dễ hiểu là dù doanh nghiệp có chuyển hết tài sản ngắn hạn thành tiền mặt cũng không đủ trả nợ ngắn hạn.

Điều này vô cùng nguy hiểm bởi ngay cả khi doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận tốt nhưng nếu không có khả năng trả nợ trong ngắn hạn thì dễ dẫn đến phá sản.

Ý nghĩa vốn lưu động

3. Đặc điểm của vốn lưu động

Vốn lưu động thường quay được nhiều vòng trong 1 năm. Nguồn vốn này vận động liên tục và chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau tạo thành sự tuần hoàn, chu chuyển vốn. 

Working capital chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh. Việc quản lý vốn lưu động vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, khắc phục những ách tắc trong sản xuất, giải phóng hàng tồn kho để đồng vốn được lưu thông nhịp nhàng.

Có thể chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được tiền bán hàng.

Vốn lưu động được thể hiện qua nhiều hình thái khác nhau (tiền mặt, tài sản tương đương, khoản phải thu ngắn hạn…)

Đặc điểm của vốn lưu động

Nhu cầu sử dụng vốn lưu động thay đổi qua các giai đoạn

Nhu cầu sử dụng nguồn vốn này tăng giảm thất thường qua các giai đoạn.

Vòng quay của vốn lưu động gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp. Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì doanh thu càng cao, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý sẽ giúp tăng thu nhập của doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất.

II. Cách tính vốn lưu động

Công thức tính vốn lưu động khá đơn giản:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Để tìm hiểu sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn của công ty bạn có thể xem trong báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán) hàng kỳ.

Tài sản ngắn hạn (VD hàng hóa): Là loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 1 năm, bao gồm tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu, đầu tư tài chính ngắn hạn…

Nợ ngắn hạn: Là những khoản cần thanh toán trong thời hạn 1 năm, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, khoản phải trả, nợ dồn tích,..

Nhà quản lý phải theo dõi sát sao các thành phần nhằm duy trì vốn lưu động ở mức phù hợp và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại.

Cách tính vốn lưu động

Cần theo dõi và điều chỉnh vốn lưu động ở tỷ lệ hợp lý

III. Các yếu tố ảnh hưởng tới vốn lưu động

Sức mạnh của doanh nghiệp không hoàn toàn ở doanh thu, lợi nhuận mà nằm ở dòng tiền. Vốn lưu động gồm 3 thành phần chính là tiền mặt, dự trữ và các khoản phải thu. Đây là 3 nhân tố có thể lượng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến vốn lưu động của doanh nghiệp.

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến chứng khoán thanh khoản cao bởi có thể luân chuyển hai loại hình này khá dễ dàng, ít tốt các chi phí.

Doanh nghiệp không nên giữ quá nhiều tiền mặt tại quỹ tài chính, khi có nhu cầu đột xuất về tiền mặt có thể vay ngắn hạn tại ngân hàng. Việc này tốt hơn bán chứng khoán vì giữ chứng khoán trong thời gian dài sẽ có lợi hơn nhiều.

Việc quản lý dự trữ vật tư cũng ảnh hưởng tới nguồn vốn lưu động. Dự trữ nhiều sẽ tốn kém chi phí, gây ứ đọng vốn trong khi dự trữ quá ít khiến kinh doanh dễ rơi vào gián đoạn, mất thị trường, giảm lợi nhuận.

Điểm đặt hàng lại cũng ảnh hưởng đến vốn lưu động. Nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng chi phí lưu kho, tuy nhiên đợi hết hàng mới tiến hành nhập kho hàng mới thì có thể bị gián đoạn sản xuất, kinh doanh nếu việc đặt hoặc giao hàng có trục trặc.

Việc theo dõi và quản lý các khoản phải thu một cách thường xuyên, liên tục là vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn chủ yếu bổ sung cho vốn lưu động.

Các yếu tố ảnh hưởng tới vốn lưu động

Lưu ý các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm vốn lưu động

IV. Cách thay đổi vốn lưu động

Thay đổi vốn lưu động (Change in working capital) trong phản ánh sự quay vòng tiền trong doanh nghiệp. Thay đổi vốn lưu động được tính theo công thức sau:

Cách 1: Cách tính thông thường

Thay đổi vốn lưu động = vốn lưu động năm nay – vốn lưu động năm trước

Cách 2: Loại bỏ tiền và nợ vay (Change in non-cash working capital) khỏi vốn lưu động

Thay đổi vốn lưu động (non-cash) = vốn lưu động năm nay – vốn lưu động năm trước

Với cách tính thứ 2, vốn lưu động sẽ loại bỏ tiền, các tài sản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn, nợ vay ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn khác. Lúc này thay đổi vốn lưu động chỉ thể hiện 3 khoản mục: Hàng tồn kho + phải thu ngắn hạn – phải trả nhà cung cấp ngắn hạn.

V. Phân biệt vốn lưu động và vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu và các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty (đối với công ty TNHH, công ty hợp danh),  là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ có thể là tài sản bằng Đồng Việt Nam, vàng, quyền sử dụng đất, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, tài sản có thể định giá…

Khái niệm vốn điều lệ liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên theo tỷ lệ góp vốn ghi trên điều lệ.

Phân biệt vốn lưu động và vốn điều lệ

Khái niệm vốn lưu động chỉ thể hiện trong kế toán và quản trị doanh nghiệp

Trong khi đó vốn lưu động lại thiên về kế toán và quản trị doanh nghiệp. Đây là khoản tiền dự tính làm vốn luân chuyển, mua sắm tài sản lưu động, nhập hàng hóa dịch vụ trong 1 kỳ kinh doanh.

Khi mới thành lập, toàn bộ vốn kinh doanh được hình thành từ vốn điều lệ, sau một thời gian hoạt động, vốn kinh doanh sẽ được hình thành từ nhiều nguồn: vốn ban đầu, nợ và lợi nhuận để lại. Trong khi đó vốn điều lệ không thay đổi trừ khi có quyết định thay đổi điều lệ.

VI. Vốn lưu động bao nhiêu là tốt?

Để biết vốn lưu động bao nhiêu là đủ ta cần tính tỷ lệ vốn lưu động (Working capital ratio) theo công thức sau:

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / nợ phải trả ngắn hạn

Nếu Working capital ratio < 1 tức là tài sản ngắn hạn ít hơn nợ phải trả ngắn hạn, doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ và có khả năng phá sản.

1 < Working capital ratio < 2: tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn, cho thấy tài chính của doanh nghiệp tương dối tốt.

Working capital ratio > 2 tức là tài sản ngắn hạn gấp hơn 2 lần nợ phải trả, cho thấy doanh nghiệp có dòng tiền khỏe mạnh, có lợi thế cạnh tranh và ít nợ vay.

Mong rằng những thông tin mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về thị trường tài chính cùng TOPI bạn nhé!

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger