Facebook Topi

23/10/2023

Thoái vốn là gì? 3 hình thức thoái vốn hiện nay

Thoái vốn là thuật ngữ khá phổ biến trong kinh doanh, dùng để chỉ việc các cá nhân hay nhà đầu tư muốn rút vốn đầu tư của mình, cắt giảm tài sản khỏi một lĩnh vực vì một mục đích nào đó.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Nói đến thoái vốn, có khá nhiều người cảm thấy lo sợ, nhưng thực sự thoái vốn có nhiều nguyên nhân và có nhiều mặt tích cực, dễ thấy nhất là hoạt động thoái vốn ở ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước và một số tập đoàn lớn.

1. Thoái vốn là gì?

Thoái vốn là một hình thức các cá nhân hay tổ chức muốn rút vốn đầu tư của mình ra khỏi một doanh nghiệp hay một lĩnh vực nào đó. Đây là một phần của chiến lược cơ cấu công ty, có thể do áp lực xã hội hoặc do nghị sự chính sự. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái vốn, tùy từng nguyên nhân cụ thể mà doanh nghiệp sẽ có phương hướng giải quyết phù hợp. Hiện tượng thoái vốn có hai mặt. Ảnh hưởng của việc thoái vốn có thể mang lại phiền phức cho doanh nghiệp chủ quản hoặc là cơ hội để thay máu hiệu quả.

Thoái vốn là gì?

Thuật ngữ thoái vốn chỉ quá trình cắt giảm tài sản vì mục đích nào đó

2. Các hình thức thoái vốn hiện nay

Trên thị trường hiện nay có 3 loại thoái vốn phổ biến:

Thoái vốn Nhà nước: Chính phủ hoặc tổ chức Nhà nước bán/thanh lý hoặc rút vốn đầu tư khỏi các công ty con, tạo điều kiện phân bổ lại nguồn lực vào nơi hoạt động hiệu quả hơn hoặc cho dự án do Chính phủ tài trợ. Hoạt động thoái vốn Nhà nước tạo động lực cho thị trường chứng khoán tăng trưởng. 

Thoái vốn cổ phiếu: Công ty mẹ chia cổ phiếu từ các công ty con cho cổ đông. Những cổ phiếu này vẫn được giao dịch trên sàn chứng khoán như thường. 

Thoái vốn cổ phần: Một cá nhân hoặc tổ chức đầu tư vào một công ty cổ phần, sau đó họ bán lại khoản đầu tư của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác. 

Có các hình thức thoái hóa vốn sau:

Chia tách: Hình thức thoái hóa vốn chia tách dùng cho các giao dịch không dùng tiền mặt, những giao dịch này sẽ được miễn thuế. Đây là là trường hợp công ty mẹ chia cổ phiếu cho công ty con, từ đó công ty con trở thành một công ty độc lập và có thể thực hiện giao dịch trên sàn chứng khoán.

Bán cổ phần khơi mào - thoái vốn trong chứng khoán: Công ty mẹ bán một số cổ phần kiểm soát công ty con trên thị trường chứng khoán. Hình thức thoái hóa vốn này được các công ty cần tài trợ cơ hội tăng trưởng cho công ty con sử dụng nhiều nhất.

Bán tài sản trực tiếp: Công ty mẹ bán đi một số tài sản của công ty con như: Bất động sản, các thiết bị máy móc hoặc bán công ty con cho một bên khác.

Các hình thức thoái vốn hiện nay

Hiện nay có 3 hình thức thoái vốn doanh nghiệp

3. Nguyên nhân của việc thoái vốn

Việc thoái vốn không hẳn là tiêu cực mà còn phải xét theo nhiều yếu tố khác nhau, có thể doanh nghiệp chủ động thoái vốn hoặc thoái vốn bị động, bắt buộc. Các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:

Lý do phổ biến nhất khiến doanh nghiệp thoái vốn là việc bán các bộ phận kinh doanh không phải là hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Đây là thoái vốn chủ động, giúp doanh nghiệp loại bỏ các lĩnh vực không cần thiết, tập trung nguồn lực vào các hoạt động chủ chốt có lợi nhuận cao hơn.

Lý do thứ 2 là doanh nghiệp thoái vốn để tạo nguồn vốn nhất định thông qua việc bán cổ phần, tài sản… Nếu hoạt động kinh doanh nào đó không mang lại hiệu quả như kỳ vọng thì nhà đầu tư sẽ thoái vốn để đảm bảo lợi ích.

Khi tổng giá trị thanh lý tài sản cá nhân của một công ty lớn hơn giá trị thị trường của tài sản kết hợp của công ty. Chính điều này khuyến khích các công ty bán bớt những tài sản có giá trị hơn khi thanh lí so với khi được giữ lại.

Doanh nghiệp thoái vốn cũng có thể do chịu áp lực từ xã hội, chính trị, cổ đông,…

4. Doanh nghiệp cần làm gì khi bị thoái vốn?

Việc thoái vốn dù ít hay nhiều cũng có những ảnh hưởng nhất định trong nội bộ doanh nghiệp. Để đối phó với những bất ổn khi thoái vốn, doanh nghiệp cần:

Công bố thông tin một cách kịp thời: Công bố thông tin chính xác, kịp thời là việc quan trọng để tránh xảy ra tâm lý tiêu cực trong nội bộ công ty và đối tác. Hãy chọn cách công bố để tìm ra phương hướng giải quyết cũng như kế hoạch ổn định tình hình công ty.

Theo Quy định của Luật Doanh nghiệp, việc thoái hóa vốn phải được công bố trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm, niêm yết công khai tại trụ sở chính và các điểm kinh doanh của công ty trong vòng 36 giờ tính từ khi có quyết định thoái vốn.

Doanh nghiệp cần làm gì khi bị thoái vốn?

Doanh nghiệp cần công khai hoạt động thoái vốn với công chúng

Chủ động tìm hiểu: Việc thoái vốn luôn trong kế hoạch, vì thế chủ thoái vốn cần tìm hiểu những tác nhân gây thoái vốn để khắc phục kịp thời.

Tìm đối tác mới: Nếu cổ đông chiến lược thoái vốn qua hình thức bán cổ phần cho đối tác khác, doanh nghiệp sẽ không phải tìm đối tác thay thế, tuy nhiên cần tìm hiểu về đối tác mới để lập kế hoạch hợp tác phù hợp.

Phân bổ lại nguồn vốn: Chủ động đề ra chiến lược cụ thể sẽ giúp công ty có kế hoạch hiệu quả trong việc tăng vốn hay đầu tư.

Tập trung quản lý kinh doanh: Tập trung vào lĩnh vực cốt lõi giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và thu hút nhà đầu tư mới.

5. Câu chuyện thoái vốn tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang thu hút dòng tiền và duy trì kênh tăng giá trong trung - dài hạn, tạo môi trường thuận lợi để các thương vụ thoái vốn Nhà nước diễn ra suôn sẻ hơn.

Tại Nghị quyết "Kế hoạch phát triển kinh tế năm 2022", Quốc hội biểu quyết thông qua một trong những nhiệm vụ, giải pháp đặt ra cần phải sớm cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, tức là Nhà nước sẽ thoái vốn, cổ phần hóa, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu chuyện thoái vốn tại Việt Nam

Nhà nước thoái vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động

Theo giới chuyên môn đánh giá, việc thoái vốn Nhà nước và cổ phần hóa thành công sẽ tạo ra nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp và cả thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán sẽ được mở rộng quy mô khi số lượng doanh nghiệp niêm yết cũng như vốn hóa thị trường đều tăng lên.

Hoạt động thoái vốn ấn tượng nhất phải kể đến Vingroup: Giải thể Vinpro, sáp nhập Adayroi, chuyển nhượng Vinmart, Vinmart+ và VinEco cho Masan. Sau đó, Vingroup lại sáp nhập sàn thương mại điện tử Adayroi vào VinID. Khi kết thúc phiên giao dịch cổ phiếu VRE tăng lên 32.400 đồng/cổ phiếu.

Có thể nói đây là một chiến lược thành công đối với Vingroup. Tập đoàn này thành công chủ yếu là bất động sản với chất lượng thuộc Top đầu. Khoảng 5-7 năm về trước, mảng bán lẻ là thị trường đầy màu mỡ thế nhưng cạnh tranh cao đến từ các cửa hàng tạp hóa, kinh doanh online… Vì thế chiến lược thoái vốn của

Vingroup để tập trung cho các mảng hiệu quả hơn đang cho thấy thành công cho đến thời điểm này.

Các ngân hàng cũng thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành, Chính phủ cũng cổ phần hóa và thoái vốn ở các ngân hàng thương mại, Nhà nước. Có thể nói việc thoái vốn khá phổ biến và diễn ra ở mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Hy vọng những thông tin được TOPI chia sẻ về việc thoái vốn có thể giúp các bạn hiểu rõ về nguyên nhân, các hình thức thoái vốn cũng như cách ứng phó khi doanh nghiệp của mình hay đối tác thoái vốn.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI