Vay tín chấp doanh nghiệp khá phổ biến, giúp doanh nghiệp bổ sung vốn trong ngắn hạn một cách linh hoạt và nhanh chóng. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay tín chấp từ ngân hàng. Cùng TOPI tìm hiểu về điều kiện và quy trình vay tín chấp doanh nghiệp nhé.
Vay tín chấp doanh nghiệp là gì?
Vay tín chấp doanh nghiệp là hình thức vay vốn không cần thế chấp tài sản, không cần bảo lãnh từ bên thứ ba. Ngân hàng sẽ dựa vào năng lực tài chính, uy tín tín dụng và lịch sử giao dịch tín dụng của doanh nghiệp để quyết định có duyệt vay hay không và duyệt vay ở hạn mức nào, lãi suất ra sao.
Vay tín chấp doanh nghiệp nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động, mua sắm hàng hóa dịch vụ, thanh toán các chi phí hoặc đáp ứng các nhu cầu vốn khẩn cấp.
Vay tín chấp giúp doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động
Lợi ích khi doanh nghiệp vay tín chấp từ ngân hàng
Vay tín chấp là giải pháp linh hoạt, giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn tài chính khi thiếu hụt tài sản đảm bảo. Giải pháp này mang đến cơ hội bổ sung vốn lưu động trong thời gian ngắn với thủ tục nhanh chóng và đơn giản. Đặc biệt, nhiều ngân hàng còn cung cấp các gói vay tín chấp với hạn mức trước hoặc vay thấu chi tín chấp, giúp doanh nghiệp dự phòng trong tình huống cần vốn khẩn cấp.
Những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi vay tín chấp bao gồm:
- Thủ tục, hồ sơ đơn giản: Để vay tín chấp, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính…
- Giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có ít tài sản đảm bảo.
- Lãi suất cạnh tranh: Nhiều ngân hàng hiện nay cung cấp các gói vay tín chấp với lãi suất hấp dẫn và nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp.
- Linh hoạt trong việc sử dụng vốn: Doanh nghiệp có thể dùng khoản vay tín chấp cho nhiều mục đích khác nhau như đầu tư cơ sở vật chất, mua vật tư, mở rộng kinh doanh, thanh toán chi phí hoạt động...
So sánh vay tín chấp với vay hạn mức và vay có tài sản đảm bảo (thế chấp)
Khi cần nguồn vốn lớn trong thời gian dài, doanh nghiệp thường vay thế chấp tại ngân hàng, trong đó tài sản đảm bảo cho khoản vay sẽ là các tài sản có giá trị thuộc sở hữu của doanh nghiệp như: Bất động sản, máy móc thiết bị, xe cộ hoặc các loại giấy tờ có giá trị.
Vay tín chấp thường có điều kiện đơn giản, duyệt vay nhanh
Vay có tài sản đảm bảo có hai hình thức:
- Vay có tài sản đảm bảo toàn bộ: Doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo bằng hoặc lớn hơn giá trị khoản vay. Nếu doanh nghiệp không thể trả nợ, ngân hàng có quyền tịch thu tài sản thế chấp để thu hồi khoản nợ.
- Vay có tài sản đảm bảo một phần: Doanh nghiệp chỉ cần có tài sản đảm bảo một phần giá trị vay, phần còn lại, ngân hàng sẽ xét duyệt dựa vào năng lực tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể vay theo hạn mức tín dụng - tức là doanh nghiệp có thể sử dụng số vốn trong hạn mức được ngân hàng cấp. Tuy nhiên, để vay hạn mức, doanh nghiệp cần có tài sản đảm bảo và phải đáp ứng đủ điều kiện vay vốn từ ngân hàng.
Có thể phân biệt vay tín chấp doanh nghiệp với vay thế chấp như sau:
Tiêu chí |
Vay tín chấp |
Vay có tài sản đảm bảo (thế chấp) |
Điều kiện vay |
Không cần tài sản thế chấp Doanh nghiệp phải có lịch sử tín dụng tốt trong thời gian quy định (tối thiểu 12 tháng) và không có nợ xấu. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hợp pháp. |
Cần có tài sản giá trị bằng hoặc lớn hơn khoản vay để đảm bảo khoản vay |
Lãi suất |
Thường cao hơn do rủi ro hơn |
Thường thấp hơn vay tín chấp |
Thời gian duyệt và giải ngân |
Nhanh hơn vì không cần phải thẩm định tài sản |
Chậm hơn vì cần thẩm định tài sản thế chấp |
Tỷ lệ duyệt vay |
Thấp do ngân hàng chịu nhiều rủi ro khi không có tài sản đảm bảo |
Cao hơn, do có tài sản giá trị làm đảm bảo |
Ngân hàng nào cho doanh nghiệp vay tín chấp?
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có mảng cho vay tín chấp đối với khách hàng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có nguồn vốn linh hoạt, nhanh chóng để giải quyết các nhu cầu cấp thiết.
Các ngân hàng cho vay tín chấp doanh nghiệp nổi bật như: ACB (Ngân hàng Á Châu, VPBank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Techcombank (Ngân hàng Kỹ Thương), Vietcombank (Ngân hàng Ngoại thương), BIDV (Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam), MSB (Ngân hàng Hàng Hải), MBBank (Ngân hàng Quân đội), Sacombank (Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín), VIB (Ngân hàng Quốc tế)...
Điều kiện đăng ký khoản vay tín chấp doanh nghiệp
Để có thể vay vốn ngân hàng mà không cần tài sản đảm bảo, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện nhất định:
- Khách hàng là doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh, đầy đủ hồ sơ pháp lý
- Vốn vay phải được sử dụng cho mục đích hợp pháp
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
- Doanh nghiệp cần có năng lực tài chính để trả nợ.
Doanh nghiệp vay tín chấp không cần phải có tài sản đảm bảo
Ngoài những điều kiện chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, mỗi ngân hàng sẽ áp dụng thêm một số điều kiện riêng.
Hạn mức và lãi suất khoản vay tín chấp doanh nghiệp được ngân hàng tính toán phù hợp với quy mô và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp (vừa và nhỏ, siêu nhỏ…)
Quy trình cho vay tín chấp doanh nghiệp
Quy trình cho vay tín chấp đối với khách hàng doanh nghiệp không quá phức tạp, bao gồm 4 bước chính như sau:
- Bước 1 - Lựa chọn ngân hàng uy tín: Hiện nay, nhiều ngân hàng cung cấp sản phẩm vay tín chấp cho doanh nghiệp, bao gồm các gói vay dành cho doanh nghiệp mới thành lập. Doanh nghiệp nên tìm hiểu và so sánh các chương trình vay tín chấp để đạt được lựa chọn phù hợp nhất. Ngân hàng thường cung cấp gói vay với lãi suất cạnh tranh, phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Bước 2 - Chuẩn bị hồ sơ vay vốn: Hồ sơ vay tín chấp bao gồm: Giấy phép kinh doanh, điều lệ công ty, báo cáo tài chính (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ), hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn (phương án kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ…).
- Bước 3 - Nộp hồ sơ vay vốn và thẩm định: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, doanh nghiệp nộp hồ sơ vay tại chi nhánh ngân hàng hoặc nộp trực tuyến theo hướng dẫn của từng gói vay.
- Bước 4 - Ký hợp đồng vay và giải ngân: Khi hồ sơ vay được phê duyệt, doanh nghiệp ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng và nhận giải ngân khoản vay.
Doanh nghiệp vay tín chấp cần lưu ý
Khi muốn vay vốn theo hình thức tín chấp, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu vay vốn: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay và tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, tránh vay vốn vào mục đích không mang lại lợi nhuận.
- Lựa chọn ngân hàng uy tín và gói vay phù hợp: Doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin, so sánh lãi suất, phí, điều kiện vay vốn để tìm ngân hàng uy tín, tận dụng các chương trình ưu đãi từ ngân hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ vay đầy đủ và chính xác: Hồ sơ vay đầy đủ và chính xác giúp tăng khả năng được duyệt hồ vay.
Doanh nghiệp cần có uy tín tín dụng cao, kế hoạch trả nợ rõ ràng
- Có kế hoạch trả nợ rõ ràng: Bao gồm số tiền thanh toán mỗi tháng, thời hạn dự kiến trả hết nợ, tránh phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.
- Sử dụng vốn vay hiệu quả: Vốn vay cần được sử dụng hiệu quả, mang lại lợi nhuận, tránh lãng phí.
Doanh nghiệp mới thành lập có vay tín chấp được không?
Một số ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập có thể vay tín chấp, chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện như: Doanh nghiệp hoạt động tối thiểu là 2 năm, tài chính và dòng tiền ổn định, chiến lược kinh doanh thuyết phục, không có nợ quá hạn trong 12 tháng gần nhất.
Bí quyết giúp doanh nghiệp trẻ tăng cơ hội vay tín chấp từ ngân hàng
Để nâng cao khả năng được duyệt vay, doanh nghiệp cần đảm bảo uy tín tín dụng và đáp ứng tốt các điều kiện từ phía ngân hàng, chẳng hạn như:
- Có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, khả thi: Doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính dài hạn, sử dụng vốn vay (có dẫn chứng, số liệu cụ thể để chứng minh khả năng sinh lời)
Doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả
- Theo dõi chặt chẽ tiền vào ra, quản lý dòng tiền hiệu quả, kiểm soát chi phí, quản lý chặt hàng tồn kho, công nợ để tối ưu hóa vốn lưu động.
- Chuẩn bị hồ sơ vay đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn của chuyên viên ngân hàng, thông tin cung cấp phải là thông tin mới nhất.
- Tìm hiểu kỹ các gói vay tín chấp dành cho doanh nghiệp, những ưu đãi để chọn chương trình phù hợp.
- Xác định mục tiêu và phân bổ nguồn vốn hợp lý, theo dõi tình hình sử dụng vốn hiệu quả, trả nợ đúng hạn.
Hy vọng thông tin TOPI chia sẻ có thể giúp bạn hiểu vay tín chấp doanh nghiệp là gì cũng như lợi ích và cách đăng ký gói vay này.