Facebook Topi

31/10/2024

Uỷ thác đầu tư là gì? Quy định về việc uỷ thác đầu tư chứng khoán

Hoạt động uỷ thác đầu tư ra đời với mục đích thay những người có nguồn tiền nhàn rỗi, nhưng không dư dả thời gian cũng như không đủ kiến thức chuyên môn để tự mình đầu tư, giúp họ sinh lời trên nguồn vốn sẵn có.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Bên cạnh việc đầu tư trực tiếp thì hình thức ủy thác đầu tư là hình thức được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Với cam kết mang lại lợi nhuận dao động từ 15 - 18%/năm cho các nhà đầu tư, dịch vụ ủy thác đầu tư tài chính đã thu hút được nhiều người có tiền nhàn rỗi. Vậy ủy thác đầu tư là gì và các hình thức ủy thác đầu tư hiện nay có loại nào? Cùng TOPI tìm hiểu ngay trong bài viết nhé!

1. Uỷ thác đầu tư là gì?

Uỷ thác đầu tư là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức giao vốn đầu tư của mình cho một cá nhân, tổ chức khác để thực hiện các hoạt động đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Uỷ thác đầu tư là gì?

Hình thức ủy thác đầu tư được biết đến nhiều trong hoạt động đầu tư chứng khoán

Người giao vốn đầu tư gọi là bên uỷ thác, người nhận được vốn đầu tư và thực hiện các hoạt động đầu tư gọi là bên nhận uỷ thác. Bên nhận uỷ thác sẽ thay mặt bên uỷ thác sử dụng tiền vốn một cách hiệu quả nhất với mục tiêu chính là thu lợi nhuận cao, hạn chế rủi ro có thể xảy ra, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm với số tiền này.

Bên nhận uỷ thác có thể là ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính, các quỹ đầu tư, cá nhân nào đó. Bên uỷ thác có thể là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dự án sản xuất, kinh doanh.

Hoạt động uỷ thác đầu tư là hoạt động kinh doanh có điều kiện, nên cần được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Khi tham gia uỷ thác đầu tư, hai bên ký kết hợp đồng và tuân thủ đúng những quy định và kiểm soát theo luật pháp của Nhà nước.

Các kênh đầu tư phổ biến mà công ty nhận uỷ thác đầu tư lựa chọn đó là chứng khoán, bất động sản, tiền mã hoá…

2. Các loại uỷ thác đầu tư hiện nay

Các loại uỷ thác đầu tư hiện nay

Phân loại ủy thác đầu tư hiện nay

Ủy thác đầu tư hiện nay có các loại phổ biến như sau:

+ Nhận ủy thác đầu tư có sự chia sẻ rủi ro cao:

Đặc điểm của hình thức này là bên nhận ủy thác sẽ có chia sẻ rủi ro đối với khách hàng. Điều này xảy ra khi xuất hiện danh mục đầu tư tiềm năng, hứa hẹn có thể đem lại lợi nhuận lớn nhưng đi kèm tính rủi ro cao.

+ Nhận ủy thác đầu tư không chia sẻ khi có rủi ro:

Như tên gọi của nó, bên nhận ủy thác sẽ không cần chia sẻ trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra. Bên nhận uỷ thác chỉ việc đem tiền đi đầu tư, còn rủi ro như thế nào thì bên uỷ thác sẽ tự chịu trách nhiệm. 

+ Nhận ủy thác đầu tư với phần lợi tức cố định:

Đây là hình thức ủy thác đầu tư phù hợp với những ai muốn đảm bảo an toàn, ít khi gặp phải những rủi ro trong quá trình đầu tư. Bên uỷ thác sẽ nhận được lợi tức định kỳ, lợi tức này không thay đổi theo biến động của thị trường.

3. Ưu và nhược điểm của uỷ thác đầu tư

Ưu và nhược điểm của uỷ thác đầu tư

Phân tích những lợi ích cũng như rủi ro khi ủy thác đầu tư

Hình thức ủy thác đầu tư có 5 ưu điểm nổi trội

- Mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận an toàn, ổn định và sự tăng trưởng cho doanh nghiệp bởi tiền đầu tư được quản lý bởi những nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm

- Hoạt động này cho phép các nhà đầu tư ủy thác vốn có thể đầu tư vào nhiều ngành nghề trong danh mục đầu tư khác nhau theo các hình thức đầu tư đa dạng hóa.

- Phù hợp với các nhà đầu tư mới đang tìm kiếm các lựa chọn đầu tư dài hạn và có rủi ro thấp .

- Chủ thể nhận ủy thác sẽ tiến hành trả lại lợi nhuận khi hoạt động đầu tư có lãi và nhà đầu tư vì thế cũng có thể kiếm được lợi nhuận từ khoản đầu tư ủy thác của mình. So với gửi tiết kiệm ngân hàng thì lợi nhuận mà uỷ thác đầu tư mang lại sẽ cao hơn nếu thị trường trên đà tăng trưởng.

- Giúp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn nhiều mục tiêu phấn đấu khác nên không trực tiếp đi đầu tư được, qua uỷ thác đầu tư, nguồn vốn của doanh nghiệp tiếp tục sinh trưởng mà không cần doanh nghiệp bỏ công sức và tâm huyết đi đầu tư. Nhờ vậy, nguồn vốn tối ưu hơn, hỗ trợ doanh nghiệp giảm áp lực cạnh tranh từ các đối thủ.

Những nhược điểm của ủy thác đầu tư

- Để thu về một số lợi nhuận đáng kể từ khoản đầu tư, đòi hỏi phải mất một khoảng thời gian tương đối dài.

- Hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường và những biến động nên có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ khi đầu tư.

- Ngoài ra, hoạt động này còn phụ thuộc tương đối nhiều vào các quyết định của bên nhận ủy thác; do đó nhà đầu tư thường không có quyền kiểm soát nào khác ngoài việc thoát khỏi khoản các đầu tư hoàn toàn. Nếu công ty nhận uỷ thác đầu tư hoạt động không tốt thì khả năng nhà đầu tư gặp rủi ro là rất cao.

- Lợi nhuận có được từ ủy thác đầu tư sẽ phải chịu thuế và do đó có thể làm giảm lợi nhuận thực tế có thể thu được từ khoản đầu tư.

4. Cách thức uỷ thác đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

Cách thức uỷ thác đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

Những cách uy thác đầu tư uy tín, an toàn nhất hiện nay

Uỷ thác đầu tư chứng khoán là việc nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức) giao tiền cho bên nhận uỷ thác để đầu tư vào các sản phẩm của chứng khoán, nổi bật nhất trong đó là cổ phiếu.

Tại Việt Nam hiện nay, có các hình thức uỷ thác đầu tư chứng khoán như sau”

Uỷ thác cho công ty quản lý quỹ

Những công ty quản lý quỹ sẽ đứng ra nhận uỷ thác từ bạn và đầu tư vào các danh mục cổ phiếu rất đa dạng. Ưu điểm của hình thức này là nhà đầu tư sẽ có rất nhiều lựa chọn về cổ phiếu. Nhược điểm của hình thức này là phí quản lý sẽ rất cao.

Trước khi chọn uỷ thác đầu tư cho công ty quản lý quỹ, bạn nên tìm hiểu kỹ về đơn vị này, hoạt động trong thời gian quá khứ và gần đây như thế nào, có dấu hiệu bất thường nào trong hoạt động hay không, từng có “phốt” sử dụng nguồn vốn của khách hàng không hiệu quả hay không…

Uỷ thác cho bên môi giới

Khi bạn uỷ thác đầu tư cho bên môi giới thì thường các cổ phiếu nắm giữ là cổ phiếu ngắn hạn, không nắm giữ cổ phiếu dài hạn. Bên môi giới sẽ nhận tiền hoa hồng (giống như một loại phí trả cho công ty quản lý quỹ) dù giao dịch chứng khoán có lời hay không.

Uỷ thác cho cá nhân

Tại Việt Nam, khung pháp lý về uỷ thác đầu tư chưa rõ ràng, cho nên, ngoài các tổ chức tài chính thì bạn cũng thể uỷ thác đầu tư chứng khoán cho cá nhân khác. Những thoả thuận về việc sử dụng vốn, trách nhiệm của hai bên sẽ do hai bên tự thỏa thuận trên cơ sở tuân thủ đúng pháp luật của Nhà nước.

5. Những lưu ý giúp uỷ thác đầu tư thành công

Những lưu ý giúp uỷ thác đầu tư thành công

Những lưu ý quan trọng trong việc uy thác đầu tư

Lựa chọn công ty nhận ủy thác uy tín, đảm bảo

Trước tiên, bạn cần biết các công ty nhận ủy thác này kiếm tiền ra sao, họ sử dụng nguồn vốn huy động để ủy thác vào các kênh đầu tư có an toàn hay không? 

Sự an toàn ở đây là để chỉ khả năng quay vòng vốn.

Theo chia sẻ của chuyên gia quản lý tài chính: "Tổ chức tiến hành nhận ủy thác đầu tư phải đáp ứng những điều kiện nhất định về các vấn đề như vốn, về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và phải công khai danh mục đầu tư, có nghĩa vụ cảnh báo cho các nhà đầu tư về những rủi ro mà họ có thể gặp phải khi ủy thác đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kỹ lưỡng của cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên ngành".

Hãy lưu ý đến các loại phí và điều khoản của hợp đồng uỷ thác đầu tư

Một số loại chi phí phát sinh trong quá trình uỷ thác đầu tư mà bạn cần quan tâm đó là phí môi giới, phí quản lý tài khoản đầu tư, phí thường niên, các loại phí hiệu suất… Mỗi loại phí này cũng sẽ khiến tiền của bạn “hao mòn” đi một chút, nhưng cộng lại thì vẫn khá nhiều, nên so sánh các khoản chi phí này giữa các đơn vị nhận uỷ thác để có giá cả cạnh tranh.

Luôn chắc chắn bạn đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng uỷ thác đầu tư trước khi đặt bút ký kết với bên nhận uỷ thác, đề phòng có tranh chấp không đáng có xảy ra.

Có kế hoạch và mục tiêu cụ thể khi quyết định uỷ thác đầu tư

Mặc dù nhà đầu tư sẽ giao toàn quyền quyết định với số vốn của mình cho bên nhận uỷ thác, nhưng trước hết, bạn cũng cần xác định rõ mình sẽ đầu tư vào lĩnh vực nào, bên nhận uỷ thác sẽ báo cáo tiến độ đầu tư cụ thể ra sao, chứ không thể nói chung chung, mơ hồ. Đây nguyên nhân khiến bên nhận uỷ thác lơ là chính bạn, nhiều khi khoản đầu tư đã bị thua lỗ nhưng bạn vẫn không hề hay biết và đinh ninh họ làm tốt. Điều này là một sai lầm trong uỷ thác đầu tư.

Không tiến hành ủy thác nhiều việc cùng một lúc

Nhà đầu tư không nên uỷ thác đầu tư nhiều lĩnh vực cùng một lúc. Việc này khiến nguồn vốn của bạn bị chia ngày càng nhỏ, làm danh mục tăng trưởng ngắn hạn, khó bắt kịp xu hướng và không thu về nhiều lợi ích cho tương lai. Đồng thời, nếu bạn không kiểm soát được hết thì sẽ rất khó làm chủ được các nguồn tài chính của mình. 

Tóm lại, hãy luôn ghi nhớ rằng, dù bạn uỷ thác đầu tư nhưng tiền là của bạn, bạn phải có trách nhiệm với chính tiền của mình. Nếu cảm thấy tình huống của mình không an toàn thì nên tìm cách chấm dứt việc uỷ thác để bảo toàn nguồn vốn cho mình. TOPI chúc các bạn có lựa chọn sáng suốt khi chọn hình thức uỷ thác đầu tư.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon