Phạm vi của môi giới rất rộng, từ môi giới hàng hóa, bất động sản đến bảo hiểm… Vậy môi giới là gì và nghề môi giới có gì giống và khác với “cò”? TOPI sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn.
I. Tìm hiểu về môi giới
1. Môi giới là gì?
Theo Luật Thương mại 2005 quy định: Môi giới là hành vi làm trung gian cho các bên tiếp xúc và đàm phán, thiết lập các quan hệ và hưởng thù lao.
Hoạt động môi giới bao gồm các nội dung như: Tìm kiếm khách hàng và tiến hành một số đàm phán ban đầu với họ. Hỗ trợ việc đàm phán, ký kết hợp đồng giữa các bên. Ở mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có nội dung môi giới khác nhau.
Người môi giới không trực tiếp giao kết hợp đồng với khách hàng mà chỉ là người trung gian, giúp các bên tiếp xúc và gặp gỡ, thiết lập quan hệ với nhau, người môi giới được hưởng thù lao theo thỏa thuận.
Môi giới là trung gian xúc tiến mối quan hệ hợp tác giữa các bên
Trong tiếng Anh, Agency là những cơ quan, tổ chức, công ty trong lĩnh vực môi giới. Broker là người môi giới.
2. Nghề môi giới là gì?
Môi giới là nghề mới xuất hiện chưa lâu. Trước đây, môi giới chỉ mang tính quy mô nhỏ do các cá nhân thực hiện riêng lẻ nên chưa được xem xét là một nghề.
Ngày nay, có thể thấy nghề môi giới phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm…
Một số nghề môi giới có quy định chặt chẽ đối với các cá nhân, tổ chức. Để hoạt động môi giới bất động sản, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới phải thành lập doanh nghiệp, có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề trở lên và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Tổ chức, các nhân môi giới bất động sản không được vừa làm nhà môi giới, vừa là một bên thực hiện hợp đồng giao dịch kinh doanh bất động sản.
Để được cấp chứng chỉ nghề môi giới bất động sản, các cá nhân phải có đủ các điều kiện sau:
- Có trình độ tối thiểu tốt nghiệp trung học phổ thông
- Có đủ năng lực hành vi dân sự
- Có kiến thức về môi giới bất động sản và đã vượt qua sát hạch
Nghề môi giới phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực
3. Người môi giới là gì?
Người môi giới (Broker) là bên trung gian giữa người mua và người bán, được ủy thác tiến hành giao dịch mua/bán hàng hóa hay dịch vụ. Trừ khi được ủy quyền, người môi giới sẽ không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng. Về bản chất, người môi giới đóng vai trò kết nối ban đầu giúp bên cung ứng và bên sử dụng, bên bán và bên mua tìm được nhau. Môi giới không tham gia trực tiếp vào giao kết và thực hiện hợp đồng
4. Công ty môi giới là gì?
Công ty môi giới là tổ chức đăng ký với cơ quan nhà nước về hành nghề môi giới. Công ty môi giới sẽ là trung gian kết nối người mua và người bán để hoàn tất giao dịch về cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn và các công cụ tài chính khác. Tùy theo từng lĩnh vực, pháp luật sẽ có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức này.
II. Phân biệt các nghề môi giới hiện nay
Sự khác nhau giữa các ngành nghề môi giới và uỷ thác thương mại với “cò”:
1. Môi giới tài sản
Nghề môi giới tài sản được chia làm nhiều lĩnh vực như môi giới nhà, đất, phòng trọ, môi giới bất động sản…
Đây là nghề làm trung gian, giúp cho việc mua/bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và nhanh chóng.
2. Môi giới dịch vụ
Ngành nghề môi giới khá đa dạng, bao gồm các hoạt động sau:
Nghề môi giới dịch vụ ở nước ta khá phổ biến
2.1. Môi giới chứng khoán
Là các công ty chứng khoán hoặc cá nhân, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Họ có nhiệm vụ đưa ra lời khuyên đúng đắn, vạch ra hướng giao dịch có lợi cho khách hàng.
2.2. Môi giới bảo hiểm
Là việc cung cấp thông tin và tư vấn cho người mua bảo hiểm về các sản phẩm, điều kiện hưởng bảo hiểm và mức phí bảo hiểm… Người môi giới bảo hiểm sẽ thu xếp việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của hai bên.
2.3 Môi giới hải quan
Bao gồm các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ sắp xếp thông quan hàng hóa qua hải quan và các cơ quan hành chính khác, bao gồm: Xử lý hợp đồng hải quan, hỗ trợ phân loại và vận chuyển hàng hóa.
2.4 Môi giới việc làm
Là tổ chức tư vấn việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động. Nhà môi giới sẽ tư vấn về lựa chọn nghề nghiệp, mở lớp đào tạo và các chương trình phù hợp nhằm xúc tiến việc làm.
3. Uỷ thác thương mại
Là hoạt động giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác. Bên nhận ủy thác sẽ thực hiện việc mua bán hàng hóa trên danh nghĩa của mình và nhận thù lao ủy thác đã thỏa thuận từ trước.
Ủy thác thương mại là một trong các nghề môi giới phổ biến
Giữa ủy thác thương mại và môi giới có một số điểm khác biệt như: Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý tương đương.
Bên nhận ủy thác sẽ dùng danh nghĩa của mình để tham gia giao dịch. Đối với môi giới thông thường, người môi giới sẽ chỉ đứng ra làm trung gian kết nối.
Nghề “cò” cũng khá quen thuộc hiện nay, chúng ta thường nghe nói đến cò đất, cò chứng khoán… và đôi khi bị nhầm lẫn giữa “cò: và nghề môi giới. Điểm giống nhau của hai nghề này là cùng làm trung gian, đưa cung và cầu gặp gỡ nhau. Nhưng “cò” không có chứng chỉ môi giới, họ chỉ là những cá nhân riêng lẻ, làm trung gian theo kinh nghiệm cá nhân chứ không có kiến thức chuyên ngành.
Tìm hiểu thêm: Ủy thác đầu tư là gì? Các hình thức ủy thác đầu tư hiện nay
III. Môi giới thương mại
1. Đặc điểm của môi giới thương mại
Đặc điểm nhận biết môi giới thương mại như sau:
Chủ thể của quan hệ môi giới bao gồm bên môi giới và bên được môi giới. Bên môi giới là thương nhân và có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại. Chỉ khi hai bên ký hợp đồng môi giới thì mới phát sinh quan hệ môi giới thương mại.
Nội dung hoạt động môi giới thương mại bao gồm tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, thu xếp để các bên tiếp xúc với nhau, hỗ trợ về văn bản hợp đồng khi được yêu cầu.
Quy định về môi giới thương mại
2. Những quy định về môi giới thương mại
Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới và được luật thương mại 2005 quy định như sau:
Hợp đồng môi giới thương mại: Theo quy định tại điều 74, Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng môi giới thương mại và dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Khi giao kết hợp đồng môi giới thương mại, các bên nên thỏa thuận nội dung cụ thể của việc môi giới cùng mức thù lao mà bên môi giới sẽ được nhận, thời hạn thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm của các bên nếu vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh…
Môi giới là 1 trong những nghề có thu nhập khá cao, nếu bạn biết cách vận dụng sự hiểu biết và mối quan hệ của mình thì sẽ thành công trong lĩnh vực môi giới. Hãy theo dõi TOPI mỗi ngày, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích về tài chính.