Lý do bạn chưa thành công trong tài chính có thể bạn chưa tạo dựng được những thói quen tốt để cải thiện và kiểm soát dòng tiền của mình. Dưới đây là những mẹo nhỏ có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân vững chắc hơn.
1. Thiết lập tiết kiệm tự động hàng tháng
Thiết lập tiền tiết kiệm để đề phòng cho những trường hợp khẩn cấp, cho những dự định nhỏ và lớn đã lên kế hoạch từ trước hoặc để khi về hưu bạn vẫn có một khoản tiền để trang trải cuộc sống.
Việc tiết kiệm có thể thực hiện bằng cách bỏ heo kể cả những đồng lẻ cũng không bỏ qua, hoặc hiện đại hơn thì đăng ký tiện ích tiết kiệm tự động hàng tháng trên ứng dụng của ngân hàng.
Tiết kiệm tiền đều sẽ là cơ sở cho nền tảng tài chính của bạn trong tương lai
Định kỳ hàng tháng, một số tiền đã được cài đặt sẵn sẽ chuyển từ tài khoản không kỳ hạn vào tài khoản tiết kiệm. Số tiền tối thiểu sẽ tùy theo quy định của ngân hàng, tối thiểu là 1,000,000 VND hoặc 100 USD, gửi trong thời gian tối đa là 60 tháng tức là 5 năm.
Lãi suất sẽ cố định trong suốt kỳ hạn gửi, nếu khách hàng rút trước kỳ hạn thì sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Một số ưu đãi mà bạn có thể nhận được khi tham gia sản phẩm tiết kiệm tự động của các ngân hàng:
- Đơn giản, nhanh gọn, ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền sang tài khoản tiết kiệm tự động
- Lãi suất cao hơn, không phải thao tác giao dịch nhiều lần
- Có thể rút vốn trước ngày đáo hạn
Bạn có thể sử dụng các gói tích lũy tại TOPI với mức lãi suất hấp dẫn, thời gian gửi linh động, rút và nạp tiền nhanh chóng. TOPI hoạt động trên phương châm: minh bạch, nhanh chóng, an toàn.
2. Dành khoản nhỏ để đầu tư hàng tháng
Các chuyên gia tài chính khi thiết lập những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân đều trích ra một phần nhỏ trong thu nhập dành cho đầu tư. Chẳng hạn quy tắc 50-20-30 thì 20% thu nhập là dành cho đầu tư, quy tắc 6 cái lọ, lọ thứ 5 10% thu nhập dành cho quỹ đầu tư tài chính…
Thống kê cho thấy trên 90% những người tự do tài chính đều có nhiều hơn một nguồn thu nhập, và đầu tư chính là phương pháp để gia tăng tiền vốn và tạo thu nhập thụ động cho bạn, đồng thời chống sự phá giá của đồng tiền khi lạm phát tăng cao. Nếu túi tiền luôn rủng rỉnh thì trạng thái tinh thần của bạn cũng tốt hơn, có khả năng giúp đỡ được những người xung quanh và hướng tới thực hiện những điều mà bạn luôn ao ước.
Có rất nhiều kênh đầu tư hữu ích cho bạn lựa chọn
Không phải cứ vốn lớn mới tham gia đầu tư được, hiện nay có rất nhiều phương án đầu tư với số tiền nhỏ, chẳng hạn: bán hàng online, chứng khoán, quỹ mở, gửi tiết kiệm… Đầu tư với số vốn nhỏ chính là bước đầu tiên quan trọng để có những bước tiến lớn trong tương lai.
Mức độ hiệu quả của việc đầu tư này không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn mà còn dựa trên các yếu tố khác như: trí tuệ, kiến thức, cơ hội, thời gian, chiến lược… mà mỗi người bỏ ra. Vả lại, vốn ít thì rủi ro đầu tư cũng thấp hơn vốn lớn. Đây chính là cơ hội cho bạn học hỏi, trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng cũng như kiến thức cho việc lớn sau này.
Xem thêm: TOP 11+ ứng dụng quản lý tài chính cá nhân tốt nhất hiện nay
3. Có hạn mức chi tiêu cụ thể
Đặt ra hạn mức tiêu dùng là một phần trong quản lý tài chính cá nhân giúp bạn kiểm soát các khoản chi-tiêu theo ngày, tháng, năm, tránh việc rơi vào tình trạng “viêm màng túi” hoặc phung phí số tiền đang có vào những mục đích không quan trọng, không cần thiết.
Có hạn mức chi tiêu cụ thể cũng giúp bạn điều chỉnh các chi phí cho phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân trong tương lai. Nếu bạn vạch ra được lộ trình chi tiết của các hạn mức chi tiêu thì bạn sẽ biết cách phân bổ chúng một cách hợp lý, đúng giới hạn.
Bạn có thể áp dụng một vài phương pháp ghi sổ (trên giấy tờ hoặc thông qua app) để hoạch định ra mức chi tiêu từng tháng cho mình. Ít nhất trong 02 tháng đầu tiên, bạn phải ghi chép cẩn thận những khoản phí cố định và phí phát sinh, khoản nào thực sự cần thiết, khoản nào không cần thiết, sắp xếp theo thời gian hoặc các hình thức thanh toán. Đây sẽ là cơ sở để bạn căn chỉnh và xây dựng kế hoạch chi tiêu cá nhân cho các tháng sau.
Hãy chi tiêu hợp lý trước khi muốn tài chính của mình vững manh
4. Duy trì quỹ dự phòng khẩn cấp
Quỹ dự phòng khẩn cấp được sử dụng vào các trường hợp: ốm đau bệnh tật, hỏng hóc mất mát đồ dùng thiết yếu, các công cụ lao động, mất thu nhập tạm thời và rất nhiều sự cố bất ngờ khác cần phải dùng tiền ngay lập tức.
Hãy thử ngồi liệt kê hết những tình huống “đen đủi” của bạn cho chúng vào danh mục khẩn cấp của mình. Nên trích lập quỹ dự phòng khi bạn đang còn khỏe mạnh và có một nguồn thu nhập ổn định.
Nên để tiền quỹ ở đâu? Nếu vẫn đang trong giai đoạn xây dựng quỹ thì bạn nên giữ trong quỹ trái phiếu linh hoạt (loại được miễn phí mua và bán) để duy trì được thói quen kỷ luật trích tiền, mà vẫn đáp ứng việc rút tiền ra bất cứ lúc nào. Đến khi đã đủ số dư quỹ thì nên gửi tiết kiệm ngân hàng, kỳ hạn khoảng 6 tháng, tự động lãi nhập vốn và quay vòng.
Qũy dự phòng chỉ nên được sử dụng khi thật sự có việc khẩn cấp, quan trọng
Hãy chọn ngân hàng an toàn hơn là ưu tiên lãi suất. Hạn chế giữ tiền mặt cho quỹ khẩn cấp vì khoản tiền này dễ lấy ra khiến chúng ta thay đổi mục đích của khoản tiền lúc nào không hay.
Việc xây dựng hạn mức quỹ dự phòng khẩn cấp còn tùy theo mức thu nhập và điều kiện tài chính khác nhau của một người, nhưng các chuyên gia thường khuyên rằng ít nhất số tiền của quỹ cũng phải đủ cho 03 - 06 tháng sinh hoạt phí.
Ngoài ra, thẻ tín dụng cũng phát huy tác dụng hữu hiệu, hỗ trợ bạn trong những lúc đột xuất. Nhưng luôn phải ghi nhớ, dùng thẻ tín dụng là bạn đang đi mượn tiền, mà mượn tiền thì phải trả đúng hạn, nếu không số lãi phát sinh chỉ khiến gánh nặng nợ của bạn tăng cao.
5. Kiểm tra sao kê tín dụng thường xuyên
Có một xu hướng gọi là money avoidance tạm dịch “trốn tránh tiền” của bộ phận những người muốn né tránh các vấn đề liên quan đến thẻ tín dụng để cảm thấy không tội lỗi, không xấu hổ về tình trạng tài chính của mình khi chi tiêu mất kiểm soát.
Một nghiên cứu đã cho thấy hơn 60% những người xài thẻ tín dụng không kiểm tra hóa đơn và sao kê tín dụng thường xuyên. Đây là một việc làm sai lầm cần phải thay đổi.
Sử dụng tín dụng một cách thông minh, an toàn
Bởi vì, việc giữ hóa đơn cũng như kiểm tra sao kê hàng tháng sẽ giúp bạn đảm bảo quyền lợi của mình cũng như các thắc mắc liên quan tới việc tiêu dùng thẻ tín dụng trong kỳ, để có thể giải quyết kịp thời.
Có rất nhiều trường hợp vì chậm trả tiền từ 01 - 02 ngày, ngân hàng charge phí trả chậm, nhưng chủ thẻ vẫn không hề hay biết, tới khi số tiền nợ này không được trả và cộng dồn theo nhiều tháng mới tá hỏa thắc mắc tiền này từ đâu mà ra. Nếu chủ thẻ thường xuyên kiểm tra sao kê thì đã được giải đáp từ nhiều tháng trước và số tiền cũng không lớn lên như vậy.
Sao kê tín dụng sẽ bao gồm số tiền mà bạn đã chi tiêu, số tiền phải thanh toán, hạn thanh toán cuối cùng, nợ chưa trả. Nhìn vào những thông tin này bạn sẽ biết được ngày cần thanh toán để tránh bị phạt lãi. Cần phải nhớ hạn mức cũng như thời gian miễn lãi tối đa của loại thẻ mình đang sử dụng để có kế hoạch kiểm soát chi tiêu thật hợp lý.
Chỉ cần tạo dựng được 2/3 thói quen quản lý tài chính ở trên thì bạn đã có thể yên tâm về sức khỏe tài chính của mình, không phải lo tới việc giữa tháng chỉ còn 1/3 lương, phải vay mượn để sống đến cuối tháng. Xa hơn nữa là bạn có thể tiến tới tự do tài chính trong tương lai, hướng tới cuộc sống dư dả thoải mái kể cả khi đã nghỉ hưu.
Tìm hiểu thêm: 6 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đơn giản, hiệu quả
Ngay trên ứng dụng tài chính thông minh TOPI, bạn đã có thể thiết lập cho mình kế hoạch tài chính cá nhân linh hoạt, dài hạn với kế hoạch mua nhà, mua xe, kế hoạch đầu tư… TOPI mong muốn mang đến cho khách hàng một nền tảng tài chính minh bạch, an toàn và giúp sức khỏe tài chính của khách hàng trở nên tốt hơn mỗi ngày.