Facebook Topi

19/01/2024

6 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đơn giản, hiệu quả

Muốn có một nền tảng kinh tế vững chắc, bạn cần phải có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Có thể quản lý tài chính cá nhân qua app/ứng dụng trực tuyến, qua sổ sách hoặc qua biểu mẫu excel.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

6 bước để lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là, xác định tài chính cá nhân, nêu ra những mục tiêu cần phải đạt, loại trừ những khoản không cần thiết, xây dựng chi tiết kế hoạch chi tiêu, xác định thời gian để đạt mục tiêu và cuối cùng là tuyệt đối tuân thủ kế hoạch đã đặt ra. 

Một kế hoạch tốt sẽ giúp bạn sử dụng thu nhập thật hiệu quả và chủ động trong mọi tình huống. Xem ngay 6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân dưới đây nhé!

I. 6 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Trước hết, ta hiểu ngắn gọn kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là một bảng kế hoạch vạch ra nhằm theo dõi việc sử dụng tiền trong thu nhập, chi tiêu, đầu tư và tích lũy của một cá nhân nào đó, xem nguồn lực kinh tế của họ ra sao từ đó xây dựng hoạt động để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Lập kế hoạch tài chính với các bước đơn giản mà hiệu quả

Lợi ích mà kế hoạch quản lý tài chính đem lại là:

- Nền tảng kinh tế của bạn và gia đình được xây dựng vững chắc;

- Giúp bạn nắm bắt tốt những cơ hội đầu tư tài chính cũng như chủ động ứng biến trước các rủi ro trong cuộc sống;

- Giảm áp lực trong chi tiêu thiết yếu;

- Giúp hiện thực hóa những mục tiêu cá nhân một cách dễ dàng hơn.

Tìm hiểu thêm: 

Kế hoạch tài chính là gì? Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân

Vậy, lập kế hoạch quản lý tài chính thế nào mới hiệu quả?

Bước 1, xác định tình hình tài chính cá nhân

Việc đầu tiên bạn cần làm là đánh giá lại tình hình tài chính cá nhân ở thời điểm bạn chuẩn bị lên kế hoạch. Các khoản liên quan gồm thu nhập, đầu tư, tích lũy kèm theo các khoản vay phải trả nợ cố định. Thông tin càng chi tiết thì cơ sở lập ra kế hoạch càng hiệu quả. Để thuận tiện và đơn giản hơn thì hiện nay bạn có thể sử dụng các app/ứng dụng quản lý tài chính cá nhân.

Bước 2, nêu ra hết những mục tiêu mà bản thân cần đạt được

Mục tiêu ở đây có thể là mục tiêu cho đầu tư, mục tiêu cho sở thích và nhu cầu cá nhân, hoặc là mục tiêu cho tích lũy… Bạn cần nếu hết ra càng cụ thể càng tốt, cần phải đặt ra cả giá trị cùng thời gian thực hiện tương đương.

Bước 3, loại trừ những khoản chi tiêu không cần thiết

Khi đã có bản ghi chép đầy đủ những khoản chi tiêu hàng ngày thì bạn cần rà soát lại xem cái nào chi chưa hợp lý rồi cân nhắc điều chỉnh, bỏ các khoản không thực sự cần thiết. Các khoản này thường bị cảm tính nhất thời chi phối ví dụ như mua quần áo, đồ dùng cá nhân…

Bước 4, xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể

Có rất nhiều phương pháp để xây dựng một kế hoạch chi tiêu hợp lý và hiệu quả, ví dụ như quy tắc 50 20 30 hoặc quy tắc 6 chiếc lọ.

Quy tắc 50 20 30 là quy tắc phân chia thu nhập thành 3 phần, 50% thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu, 20% thu nhập dùng tiết kiệm và đầu tư, 30% thu nhập còn lại dùng để phục vụ nhu cầu, mong muốn cá nhân. Quy tắc 50 20 30 phù hợp với những người có tài chính ổn định và không có khoản nợ, hoặc khoản nợ ít được cấn trừ vào phần dùng để tiết kiệm và đầu tư.

Quy tắc 6 chiếc lọ là quy tắc phân chia thu nhập thành 6 phần, 55% thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu, 10% thu nhập dành cho tích lũy dài hạn, 10% thu nhập đầu tư cho tri thức, 10% thu nhập dành để tận hưởng cho bản thân, 10% thu nhập dành cho đầu tư, góp vốn, và 5% còn lại dùng để từ thiện.

xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể

Lựa chọn phương pháp quản lý tài chính phù hợp với bản thân

Bước 5, xác định thời gian để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra

Bạn đưa ra các mục tiêu nhưng không có mốc thời gian cụ thể để thực hiện thì kế hoạch cũng thành công cốc. Mốc thời gian này chính là động lực thúc đẩy bạn mỗi ngày để kiểm soát hoạt động tiêu dùng cá nhân và hết mình vì mục tiêu.

Nhưng hãy nhớ nên chia nhỏ thời gian để đảm bảo tính thực thi cho mục tiêu dài hạn.

Bước 6, tuyệt đối tuân thủ theo kế hoạch đã vạch ra

Để đảm bảo kế hoạch được hoàn thành, bạn cần rèn luyện bản thân tính kỷ luật cao, luôn nghiêm túc trong quá trình thực hiện. Chỉ một chút yếu lòng lạm chi cũng có thể khiến kế hoạch của bạn bị đổ vỡ.

II. Các công cụ giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Một số công cụ hữu ích giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bao gồm:

1. Quản lý qua app/ứng dụng trực tuyến

Hiện nay rất nhiều tiện ích cuộc sống gắn liền với thiết bị di động thông minh, vì thế mà các công ty tài chính cũng phát triển các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân ngay trên điện thoại. 

Những app quản lý tài chính này giúp người dùng dễ dàng lên kế hoạch thu chi, quản lý tiền bạc cũng như đầu tư góp vốn. Dựa trên những thói quen sinh hoạt của từng cá nhân mà app sẽ phân tích và cung cấp các thông số, tư vấn, cảnh báo cho người dùng về sức khỏe tài chính của mình.

Tại thị trường Việt Nam, cũng có khá nhiều app quản lý tài chính cá nhân hay ho mà bạn có thể thử như:

TOPI - app tiết kiệm, tích lũy và đầu tư thông minh. Với các gói tích lũy với lãi suất hấp dẫn, đa dạng kỳ hạn, rút tiền trước cũng vẫn nhận lãi. Đồng thời có các chuyên gia tư vấn giúp bạn trong lĩnh vực đầu tư.

Finhay - cũng là app tiết kiệm, tích lũy và đầu tư như TOPI. Finhay có nhiều quỹ đầu tư hơn cho người dùng lựa chọn.

Spendee - app quản lý chi tiêu, phân chia thu nhập và giúp bạn tối ưu hóa ngân sách.

HomeBudget - app hỗ trợ xây dựng kế hoạch chi tiêu, phân tích theo biểu đồ cho người dùng dễ nắm bắt thu-chi của dòng tiền.

PocketGuard - ứng dụng hỗ trợ giám sát dòng tiền, số dư ngân hàng cũng như các quản lý chi tiêu bằng cách liên kết với ngân hàng.

Các công cụ giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Những công cụ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả

2. Tự lập bảng quản lý tài chính cá nhân bằng excel

Không muốn sử dụng app trên thiết bị di động thì có thể sử dụng biểu mẫu excel để quản lý tài chính cá nhân của bạn.

Người dùng có thể quản lý, lập bảng ngân sách và mục tiêu tài chính theo mẫu excel. Để đánh giá được lộ trình đạt được mục tiêu tài chính thì bạn cần lập ra một biểu đồ chi tiết theo dõi dòng tiền theo từng giai đoạn. Các công cụ của excel sẽ hỗ trợ bạn trong việc tính toán chênh lệch trong thu chi để có thể có hành động điều chỉnh.

3. Theo dõi tài chính cá nhân qua sổ sách tự ghi chép

Nếu không có điện thoại, máy tính hoặc đã có thói quen sử dụng sổ sách để ghi chép thì bạn có thể theo dõi qua sổ sách cũng được. 

Phương pháp này tiện lợi ở chỗ chỉ cần có quyển sổ nhỏ là bạn có thể ghi hết những chi-thu từng ngày từng tháng của mình ở bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, việc sắp xếp tính toán sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian và đôi khi có sự không chính xác.

Mỗi người đều có cách riêng để quản lý tài chính cá nhân, nhưng luôn cần bạn phải ý thức và kỷ luật cao trong việc thực hiện nó. Quản lý tài chính cá nhân tốt giúp bạn luôn chủ động nguồn tiền và hiện thực hóa được nhiều ước mơ đã đạt ra.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI