Facebook Topi

07/12/2023

PCE là gì? So sánh chỉ số PCE với CPI

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân, thường được gọi là chỉ số giá PCE, là một trong những thước đo chính về lạm phát và chi tiêu của người tiêu dùng ở Hoa Kỳ.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không sử dụng Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI), được xuất bản bởi Cục Thống kê Lao động của Bộ Lao động, mà đánh giá bằng chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng. Ngoài ra, chỉ số giá giá CPI có xu hướng cao hơn chỉ số PCE qua các năm, vậy đâu là lý do cho sự chênh lệch này và tại sao Fed lại sử dụng PCE để đo lường lạm phát?

1. PCE là gì?

PCE là gì?

Thông tin về chỉ số PCE trong đầu tư

Theo BEA (Cục Phân tích Kinh tế Mỹ), Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE - Personal Consumption Expenditures) là một thước đo về giá mà những người sống ở Hoa Kỳ hoặc các cá nhân thay mặt họ mua hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giá PCE  dùng để đo lường lạm phát (hoặc giảm phát) trên một loạt các chi phí tiêu dùng và phản ánh những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.

Ví dụ: nếu giá xăng tăng khiến người tiêu dùng lái xe ít hơn và cắt giảm chi tiêu nhiên liệu, PCE sẽ phản ánh sự thay đổi đó trong tần suất mua hàng.

PCE chiếm khoảng 2/3 chi tiêu trong nước và là động lực quan trọng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 

Tổng ước tính về PCE được BEA tổng hợp để đo lường và theo dõi những thay đổi trong chi tiêu cho hàng tiêu dùng theo thời gian. PCE phản ánh về sức mạnh kinh tế và sự thay đổi giá cả có thể ảnh hưởng đến chi tiêu như thế nào.

Thống kê PCE được công bố hàng tháng trong báo cáo Thu nhập và chi tiêu cá nhân của BEA. BEA tính toán chỉ số PCE bằng cách sử dụng dữ liệu từ các doanh nghiệp và tổ chức thương mại cũng như tổng sản phẩm quốc nội.

2. Thành phần của PCE

Thành phần của PCE

Các thành phần cấu thành nên PCF

Nếu phân theo loại sản phẩm thì PCE được chia thành 03 loại chính gồm: 

+ Hàng hóa lâu bền: xe cơ giới và phụ tùng, đồ đã và đồ gia dụng lâu bền, thiết bị, hàng hoá, phương tiện giải trí cùng những hàng hóa lâu bền khác;

+ Hàng hoá không lâu bền: thực phẩm, đồ uống mua để tiêu dùng bên ngoài, quần áo, giày dép, xăng dầu, các hàng hoá năng lượng khác và các sản phẩm không lâu bền khác;

+ Dịch vụ: nhà ở và tiện ích, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ vận chuyển, giải trí, dịch vụ ăn uống và chỗ ở, dịch vụ tài chính và bảo hiểm và các dịch vụ khác.

BEA lấy tất cả dữ liệu tiêu dùng ở trên và tính toán số tiền người tiêu dùng đã chi cho những hàng hóa này, và tính thêm cả những thứ như lãi suất của nhà bán lẻ và thuế.

3. Sự ảnh hưởng của chỉ số PCE

Một thước đo chính xác về lạm phát là vấn đề trọng yếu đối với cả chính phủ liên bang Hoa Kỳ và Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), nhưng họ tập trung vào các phương pháp đo lường khác nhau. Ví dụ, chính phủ liên bang sử dụng chỉ số CPI để điều chỉnh lạm phát đối với một số phúc lợi. Trong khi đó, FOMC tập trung vào chỉ số lạm phát PCE trong các dự báo kinh tế hàng quý của mình và nêu mục tiêu lạm phát dài hạn qua chỉ tiêu PCE toàn phần.

Sự khác biệt giữa hai thước đo lạm phát có tác động đáng kể đến việc đo lường các lợi ích nhất định gắn với CPI, như các khoản chi trả an sinh xã hội, hay quỹ hưu trí công với các điều chỉnh về chi phí sinh hoạt. Chỉ số CPI cao hơn có lợi cho các trái phiếu chính phủ bảo vệ nhà đầu tư khỏi lạm phát (TIP), với số dư chính điều chỉnh theo CPI. TIPs cũng được sử dụng để đo lường kỳ vọng của thị trường đối với lạm phát trong tương lai (được gọi là lạm phát hòa vốn), một yếu tố quan trọng đối với các quyết định chính sách tiền tệ của Fed.

Việc chính thức chuyển từ CPI sang PCE xảy ra vào năm 2000 khi FOMC ngừng công bố dự báo CPI và bắt đầu xây khung dự báo lạm phát của mình theo chỉ số PCE.

Alan Greenspan công bố trong bài phát biểu trước Quốc hội về sự thay đổi này, quyết định được đưa ra sau khi Fed đã tiến hành phân tích sâu rộng. Họ kết luận là PCE có một số lợi thế so với CPI, bao gồm: (1) Thành phần chi tiêu thay đổi phù hợp hơn với hành vi thực tế của người tiêu dùng, (2) Trọng số dựa trên thước đo chi tiêu toàn diện hơn, và (3) Dữ liệu PCE có thể được sửa đổi để bắt kịp thông tin mới có sẵn và phát triển kỹ thuật đo lường. Ngoài ra, Greenspan cũng nhắc đến việc FOMC “sẽ tiếp tục kết hợp sử dụng nhiều biện pháp giá tổng hợp, cũng như các thông tin khác về giá cả và chi phí, để đánh giá đường đi của lạm phát.”

Theo thời gian, hai thước đo có xu hướng giống nhau, nhưng PCE có xu hướng tăng ít hơn CPI từ 0,2%-0,3%. Biểu đồ dưới đây cho thấy PCE đã liên tục cho thấy chỉ số lạm phát thấp hơn với mức chênh lệch trung bình hàng năm là gần 50 điểm cơ bản.

So sánh chỉ cố PCE và CPI lạm phát

Biểu đồ: So sánh chỉ cố PCE và CPI lạm phát

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số PCE

Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số PCE

Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới PCE

Những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số PCE bao gồm: thu nhập khả dụng, thuế, niềm tin tiêu dùng, mức độ giàu có của người tiêu dùng, kỳ vọng về thu nhập, kỳ vọng lạm phát và lãi suất.

Trong đó:

+ Thu nhập khả dụng là yếu tố chính quyết định đến chi tiêu tiêu dùng, không có thu nhập thì không thể có tiền mua các hàng hoá dịch vụ.

Thu nhập khả dụng là phần tiền còn lại sau khi đã trừ thuế, bao gồm tiền lương, thưởng, làm thêm giờ, hoa hồng… Nhìn chung, thu nhập tác động lên chi tiêu theo chiều thuận, tức là thu nhập tăng thì chi tiêu cũng tăng và ngược lại.

+ Thuế là khoản bắt buộc phải trả cho Chính phủ khi người tiêu dùng mua hàng hoá, dịch vụ. Thuế tăng sẽ làm thu nhập khả dụng giảm, từ đó chi tiêu ít đi, tương tự với chiều thuế giảm.

+ Việc chi tiêu tiêu dùng liên quan chặt chẽ với niềm tin tiêu dùng, ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm lớn của người tiêu dùng, đặc biệt với nhóm hàng hoá lâu bền của PCE. Nếu như người tiêu dùng lạc quan thì họ có khả năng mua nhiều hàng hoá hơn, ngược lại, khi bi quan họ có xu hướng chi tiêu ít hơn.

+ Nếu người tiêu dùng giàu có, họ lạc quan hơn và dành ít thu nhập để tiết kiệm hơn, thúc đẩy chi tiêu cao hơn. Nhưng nếu giá trị tài sản ròng của họ thấp thì họ có xu hướng giảm bớt chi tiêu.

+ Kỳ vọng thu nhập trong tương lai nếu cao thì người tiêu dùng sẽ mạnh tay chi tiêu hơn vì họ tin rằng họ có khả năng tài chính trong tương lai. Và ngược lại.

+ Kỳ vọng lạm phát ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định chi tiêu. Lạm phát thể hiện sự tăng giá của các hàng hoá sản phẩm. Lạm phát càng cao thì càng làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng. Vì vậy, nếu họ dự đoán tương lai lạm phát sẽ tăng cao thì họ sẽ tăng chi tiêu trong hiện tại nhiều hơn.

+ Lãi suất biểu thị chi phí vay tiền, vì vậy, nếu người tiêu dùng muốn mua một mặt hàng lâu bên với chi phí cao thì họ có xu hướng suy nghĩ nhiều hơn, do chi phí đi vay đắt đỏ. Khi lãi suất giảm thì chi tiêu cũng tăng hơn.

5. Mối quan hệ giữa PCE với lạm phát

Mối quan hệ giữa PCE với lạm phát

Mối quan hệ đặc biệt giữa PCE với lạm phát

Chỉ số giá PCE đo lường mức giá mà người tiêu dùng trả cho hàng hoá và dịch vụ cũng như những thay đổi về giá - được coi là thước đo lạm phát trong nền kinh tế Mỹ. Dựa vào chỉ số PCE có thể biết được giá đang tăng hay giảm và phản ứng lại hành vi chi tiêu của người tiêu dùng đã thay đổi như thế nào.

PCE sẽ phản ánh lạm phát hoặc giảm phát đang xảy ra từ thời kỳ này sang thời kỳ tiếp theo. Việc kết hợp chỉ số giảm phát với chỉ số PCE sẽ xác định được mức độ thay đổi giá định kỳ.

Chỉ số giá PCE trở thành chỉ số lạm phát cơ bản được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng khi đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ.

6. So sánh PCE và CPI

Theo Cục thống kê lao động Mỹ (Bureau of Labor Statistics - BLS) có 4 yếu tố cơ bản để phân biệt PCE và CPI. Cụ thể như sau:

Yếu tố CPI PCE
Công thức chỉ số Chỉ số CPI là mức trung bình dựa trên công thức Laspeyres. CPI sử dụng một rổ hàng hoá cố định trong vài năm tại một thời điểm Chỉ số PCE dựa trên công thức Fisher-Ideal. Chỉ số Fisher-Ideal phản ánh sự thay thế của người tiêu dùng khi giá cả thay đổi
Nguồn dữ liệu CPI dựa trên Khảo sát Chi tiêu của người tiêu dùng tại thành thị.
Được chỉ đạo thực hiện bởi Cục thống kê lao động Mỹ
PCE dựa trên các khảo sát kinh doanh
Được chỉ đạo thực hiện bởi Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ
Phạm vi Chi tiêu của tất cả các hộ gia đình thành thị Chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của tất cả các hộ gia đình cũng như các tổ chức phi lợi nhuận
Các yếu tố khác (giá điều chỉnh theo mùa, chênh lệch giá…) CPI tính cho ngành du lịch hàng không và cho các tuyến đường bay mẫu PCE tính giá vé máy bay dựa trên doanh thu khách và số kilomet đã bay của hành khách

Sự khác biệt của chỉ số lạm phát khi tính theo PCE và CPI

Biểu đồ: Sự khác biệt của chỉ số lạm phát khi tính theo PCE và CPI

Màu đen - PCE, màu trắng - CPR

Nhìn vào biểu đồ năm 2021, thanh trên cùng hiển thị tỷ lệ lạm phát hàng năm 3,7% đo bằng chỉ số giá PCE. Thanh thứ hai cho thấy: Nếu chuyển sang công thức chỉ số CPI từ công thức chỉ số PCE, xăng và các nhiên liệu sẽ cộng thêm 0,23% vào tỷ lệ lạm phát. Những thanh thứ ba cho thấy CPI lại làm giảm phát.  Vì vậy, yếu tố công thức làm độ chênh lệch là 0,04%.

Chăm sóc sức khỏe quan trọng trong PCE. Vì nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe được tính trong PCE không được tính vào CPI. Chăm sóc sức khỏe cho thấy việc chuyển sang tính theo tỷ trọng CPI cho các dịch vụ bác sĩ, bệnh viện và viện dưỡng lão sẽ giảm lạm phát đo được 0,83 %.

Tóm lại, PCE bao gồm thước đo chi tiêu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ giữa các hộ gia đình ở Hoa Kỳ. PCE được sử dụng như một cơ chế đánh giá thu nhập kiếm được của các hộ gia đình, đang có mức tiêu dùng hiện tại cho các hàng hoá dịch vụ là bao nhiêu. Như vậy, TOPI đã cung cấp cho các bạn thông tin về PCE, hi vọng các thông tin kể trên là hữu ích với các bạn.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/YxrKlDuu2uOQNtm78GeLH3jn2QYW8p7ZqWpWb3lN.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger