Facebook Topi

31/10/2024

Purchasing power parity (PPP) là gì? Đặc điểm và công thức tính

Purchasing power parity là một lý thuyết kinh tế cho phép so sánh sức mua của các loại tiền tệ khác nhau trên thế giới với nhau. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

PPP - ngang giá sức mua là một thước đo phân tích kinh tế vĩ mô phổ biến để so sánh năng suất kinh tế và mức sống tại các quốc gia đó là sức mua tương đương (Purchasing Power Parity). PPP là một lý thuyết kinh tế so sánh các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau thông qua cách tiếp cận “giỏ hàng hoá” của họ.

I. Purchasing power parity là gì?

Purchasing Power Parity sức mua tương đương hay ngang giá sức mua đo lường tổng lượng hàng hoá và dịch vụ mà một đơn vị tiền tệ của một quốc gia có thể mua ở một quốc gia khác.

Hay nói một cách đơn giản thì phép tính ngang giá sức mua cho bạn biết mọi thứ sẽ có giá bao nhiêu nếu tất cả các quốc gia sử dụng cùng một loại tiền tệ.

Purchasing power parity là gì?

Tìm hiểu chi tiết về PPP

PPP có thể được sử dụng để chuyển đổi chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ thành một loại tiền tệ chung, đồng thời loại bỏ sự khác biệt về mức giá giữa các quốc gia. Nói cách khác, PPP cân bằng việc mua sức mạnh của tiền tệ.

Theo khái niệm của PPP thì nếu giỏ hàng hoá được định giá như nhau ở hai quốc gia bất kỳ, đã tính đến tỷ giá hối đoái, thì đồng tiền của hai quốc gia ở trạng thái cân bằng hay còn được gọi là tiền tệ ngang giá.

Ví dụ, một áo phông ở Mỹ có giá 10 USD, tại Việt Nam có giá 150,000 đồng. Để so sánh giá, đầu tiên chuyển đổi tiền Việt sang tiền Đô, 150 ngàn đồng tương đương 6.34 Đô, lúc đó PPP sẽ là 6.34/10 = 0.634. Như vậy, để mua được 1 chiếc áo phông, nếu Việt Nam phải bỏ 1 USD thì tại Mỹ chỉ phải bỏ chưa đến 634 cent mà thôi.

ICP (The International Comparison Program) là cơ quan thu thập và so sánh dữ liệu về giá cả và chi tiêu GDP để ước tính và công bố sức mua tương đương PPP cho các nền kinh tế trên toàn thế giới.

II. Đặc điểm của phương pháp Purchasing power parity (sức mua tương đương)

Độ chính xác của PPP phụ thuộc vào chất lượng của dữ liệu chi tiêu và giá cơ bản do các nền kinh tế tham gia báo cáo, cũng như mức độ mà hàng hoá và dịch vụ được định giá phản ánh mô hình tiêu dùng và mức giá của các quốc gia tham gia. 

So sánh giữa các nền kinh tế tương đồng chính xác hơn so với so sánh giữa các nền kinh tế không giống nhau. Tỷ số PPP hàng hoá chính xác hơn PPP dịch vụ.

Sau đây là những đặc điểm của phương pháp này:

- Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá trị thực tế: PPP giả định rằng tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền phải phản ánh sự khác biệt về giá trị thực tế của họ. Nếu giá trị thực tế của hai đồng tiền khác nhau, tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt đó.

- Đồng giá và giá cả: PPP giả định rằng các mặt hàng hoặc dịch vụ cơ bản phải có cùng một giá trị thực tế (đồng giá) trên toàn cầu. Nó so sánh giá cả của cùng một mặt hàng hoặc dịch vụ trong các quốc gia khác nhau để xác định mức độ khác biệt về giá cả.

- Cơ chế điều chỉnh tỷ giá hối đoái: Nếu PPP không được thỏa mãn, tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để đưa giá trị thực tế của các đồng tiền về cùng một mức. Điều này có thể xảy ra thông qua sự tăng giảm tỷ giá hối đoái.

- Dùng để so sánh mức sống và sức mua: Phương pháp PPP thường được sử dụng để so sánh mức sống và sức mua của các quốc gia. Nó giúp hiểu được rằng một mặt hàng hoặc dịch vụ có thể có giá cao hơn trong một quốc gia nhưng thực tế thì mức sức mua của người dân trong quốc gia đó có thể cao hơn so với quốc gia khác.

- Đặc điểm địa lý và kinh tế: PPP có thể bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm địa lý và kinh tế của mỗi quốc gia, chẳng hạn như sự khác biệt về chi phí vận chuyển, chi phí lao động, và các quy định thương mại.

III. Ưu và nhược điểm của ngang giá sức mua (PPP)

Ưu và nhược điểm của ngang giá sức mua (PPP)

Lợi ích của chỉ số PPP trong nền kinh tế chung

1. Ưu điểm của ngang giá sức mua:

Tỷ giá hối đoái PPP tương đối ổn định theo thời gian. Không giống như lãi suất thị trường, dễ biến động, dễ tạo ra các dao động lớn trong thước đo tăng trưởng tổng hợp ngay cả khi tốc độ tăng trưởng ở quốc gia đó ổn định, và chỉ phù hợp với hàng hoá giao dịch quốc tế.

Bất kỳ phân tích nào không tính đến những khác biệt về giá của hàng hóa phi thương mại giữa các quốc gia sẽ đánh giá thấp sức mua của người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, ảnh hưởng tới phúc lợi tổng thể của họ. Vì lý do này, PPP thường được coi là thước đo tốt hơn về phúc lợi tổng thể. 

PPP tính đến cả chi phí của hàng hóa và dịch vụ phi thương mại (như dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ…) những sản phẩm này cũng nói lên năng suất của một nền kinh tế nhất định.

Ngoài ra, PPP cung cấp các ví dụ thực tế về chi phí và tiêu chuẩn sinh hoạt. Chẳng hạn như bài báo mất bao lâu để các quốc gia mua được một chiếc Iphone mới. Mọi người có thể xem xét PPP của các hàng hóa khác nhau ở những nơi khác nhau và biết được nền kinh tế của họ đắt đỏ hoặc hợp túi tiền như thế nào.

2. Nhược điểm:

PPP khó đo lường hơn lãi suất thị trường và phụ thuộc vào quy luật một giá. 

Về lý thuyết thì khi tính xong chênh lệch tỷ giá hối đoái thì mọi thứ sẽ ngang giá nhau, nhưng thực tế không phải thế.

Thứ nhất là do khác biệt về chi phí vận chuyển, thuế và thuế quan. Những chi phí này sẽ làm tăng giá cả hàng hoá dịch vụ của một quốc gia lên. Quốc gia có nhiều hiệp định thương mại thì sẽ có ưu đãi về giá hơn do thuế quan bị áp ít hơn. Các nước theo Xã hội Chủ nghĩa sẽ có giá cao hơn do phát sinh nhiều thuế.

Hàng hoá nhập khẩu sẽ bán giá cao hơn giá hàng hoá nội địa, vì nó không chỉ chứa thuế nhập khẩu mà còn phí vận chuyển, nguyên nhiên liệu, nhân công…

Bên cạnh đó, chi phí nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào biến động tỷ giá hối đoái, mà động lực quan trọng nhất của việc thay đổi giá trị tỷ giá hối đoái là thị trường ngoại hối. Khi các nhà giao dịch quyết định bán khống đồng tiền của một quốc gia, điều này sẽ khiến chi phí trên khắp quốc gia đó bị giảm xuống.

Thứ hai, những yếu tố chi phí đầu vào hàng hoá như chi phí vệ sinh, bảo hiểm… ở mỗi quốc gia là khác nhau, khó có thể ngang giá nhau.

Tiếp nữa, có thể do lợi thế cạnh tranh giữa các công ty khác nhau, một số công ty độc quyền về hàng hoá và dịch vụ thì có thể định giá sản phẩm cao hơn.

IV. Vai trò của phương pháp Purchasing power parity

Vai trò của phương pháp Purchasing power parity

Lợi ích của phương pháp Purchase Power Parity

Về mặt lý thuyết, mục đích tạo ra PPP nhằm xác định những điều chỉnh cần thiết trong tỷ giá hối đoái của hai loại tiền tệ để làm sức mua của chúng ngang bằng với nhau.

PPP được sử dụng rộng rãi để chuyển đổi dữ liệu tài khoản quốc gia, chẳng hạn như GDP, thành một loại tiền chung, đồng thời loại bỏ tác động của chênh lệch mức giá giữa các quốc gia. PPP rất hữu ích trong việc so sánh tổng sản phẩm quốc nội của hai quốc gia với nhau, bởi vì nó có thể giúp điều chỉnh sự khác biệt về giá trị của một đơn vị tiền tệ giữa các quốc gia.

PPP đóng vai trò chính trong các phân tích được thực hiện bởi các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức đa phương và các chủ thể khu vực tư nhân… đưa ra dự đoán kinh tế, chẳng hạn như: Liên hợp quốc sử dụng PPP để đưa ra các mục tiêu phát triển bền vững, chỉ tiêu phát triển con người, Ngân hàng Thế giới sử dụng để tính toán tỷ lệ nghèo, quy mô nền kinh tế và mức giá trong Chỉ số phát triển thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF sử dụng để tổng hợp nhóm quốc gia, tỷ lệ tăng trưởng trong triển vọng kinh tế thế giới…

Hiểu được PPP giữa các quốc gia khác nhau cho phép các nhà kinh tế biết được sức khỏe các nền kinh tế trên toàn cầu ra sao, quốc gia nào có nền kinh tế mạnh hơn, bất chấp các giá trị khác nhau của các loại tiền tệ khác nhau. Cả IMF và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều sử dụng so sánh PPP để đưa ra dự đoán kinh tế và đề xuất các thay đổi chính sách liên quan.

V. Cách tính Purchasing power parity

Muốn tính PPP tuyệt đối ta lấy chi phí của một hàng hoá bằng một loại tiền tệ chia cho chi phí của chính hàng hoá đó bằng một loại tiền tệ khác (thường là đồng USD).

Tỷ giá PPP = Giá của hàng hoá X tại quốc gia A/Giá của hàng hoá X tại quốc gia B.

Muốn tính tỷ giá PPP tương đối, cần giả định tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.

Cách tính PPP chính xác

Trong đó:

S0 là tỷ giá giao ngay ban đầu

t là thời điểm tính.

VI. Mối quan hệ giữa PPP với GDP

Mối quan hệ giữa PPP với GDP

PPP và GDP trong nền kinh tế chung

Để có thể so sánh được các dữ liệu tổng thể quy mô nền kinh tế của các quốc gia khác với nhau thì các tổ chức tài chính quốc tế thường chuyển đổi GDP của các quốc gia theo một loại tiền tệ chung (thông thường sẽ là đồng USD). Một trong hai phương pháp chuyển đổi chính là sử dụng tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua (PPP). PPP tính toán lại GDP của một quốc gia như thể nó được định giá đúng tại Hoa Kỳ - quốc gia có đồng tiền chung USD, khiến việc so sánh GDP trở nên dễ dàng hơn.

PPP cho phép so sánh sản lượng của các nền kinh tế và phúc lợi của người dân thực tế, từ đó, kiểm soát được sự khác biệt về mức giá giữa các quốc gia.

Việc sử dụng PPP từ ICP mở rộng sang các nền kinh tế nhóm theo chỉ số khối lượng và mức giá, để phân tích những thay đổi theo thời gian trong GDP bình quân đầu người tương đối và giá cả, đồng thời, sử dụng chúng làm giảm phát cho các khoản chi tiêu khác.

VII. Purchasing power parity và ứng dụng trong thị trường tài chính

Purchasing power parity và ứng dụng trong thị trường tài chính

Ứng dụng thực tế của PPP trong việc đầu tư và quan sát thị trường

Sức mua tương đương là một công cụ phổ biến được các nhà giao dịch sử dụng để đánh giá khi nào một tài sản bị định giá quá cao hoặc quá thấp. Nó chủ yếu được sử dụng để phân tích các cặp ngoại hối và cổ phiếu.

1. PPP và ngoại hối

Các nhà giao dịch có thể sử dụng sự chênh lệch giữa tỷ giá PPP và tỷ giá hối đoái để đánh giá dự báo và định giá dài hạn của một loại tiền tệ, rồi quyết định nên mua hay bán loại tiền tệ đó hay không.

Về mặt lý thuyết, tiền tệ sẽ hội tụ đến một điểm cân bằng. Vì vậy, nếu có sự chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá PPP, thì nhà đầu tư có thể nhắm đến giao dịch di chuyển về điểm trung tâm này. 

Nếu loại tiền được định giá quá cao dựa trên tỷ giá PPP thì nhà đầu tư nên bán khống. Còn nếu bị định giá thấp hơn so với tỷ giá PPP thì nên cân nhắc mua và nhìn về dài hạn thị trường. 

2. PPP và chứng khoán

PPP có thể không chỉ ra được loại tài sản nào được định giá quá thấp hay định giá quá cao, nhưng nó có thể giải thích tác động của tỷ giá hối đoái với giá cổ phiếu và trái phiếu.

Ví dụ, trong dài hạn, nếu một nhà đầu tư muốn mua cổ phần của một công ty nước ngoài hoặc công ty có cổ phiếu được tính bằng đơn vị đồng ngoại tệ (USD, EUR như các công ty xăng dầu chẳng hạn), bất kỳ sự mất giá nào của đồng nội tệ sẽ làm giảm sức mua của công ty đó – nghĩa là cùng một số tiền sẽ mua được ít cổ phiếu hơn.

Các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định về thời điểm thích hợp mua hoặc bán bất kỳ cổ phiếu nào, cũng như lúc nào là tốt nhất để phòng ngừa rủi ro tiền tệ.

Nói tóm lại, sức mua tương đương Purchase Power Parity là một phương pháp tính toán sự khác biệt về chi phí sinh hoạt khi so sánh các nền kinh tế quốc gia với nhau, nhất là so sánh GDP và quy mô kinh tế tương đối.  Mong rằng, những thông tin mà TOPI mang đến, thật sự hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon