Facebook Topi

19/01/2024

7 Sai lầm khiến bạn tiết kiệm mãi vẫn không có tiền

Hầu hết, ai trong cuộc đời cũng mắc những sai lầm về tiền bạc, đặc biệt là các bạn trẻ. Hãy tránh xa 7 sai lầm này nếu không dù có kiếm được nhiều tiền thì tiết kiệm mãi vẫn chẳng có đồng nào.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Những sai lầm khiến bạn tiết kiệm mãi nhưng vẫn không có tiền: sống buông thả, tiêu tiền quá trớn, không trích lập quỹ dự phòng, sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng, chưa kiếm tiền hết khả năng của bản thân, chỉ mải lo giữ tiền, không cho tiền sinh lời, giữ tiền tiết kiệm chung với các khoản chi khác vào cùng một tài khoản và thiếu các kế hoạch cụ thể trong dài hạn.

1. Lối sống buông thả, tiêu tiền quá trớn

Lối sống buông thả, tiêu tiền quá trớn

Tiêu sài hoang phí là cách nhanh nhất khiến tài chính của bạn ngày càng đi xuống

Tiêu dùng là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên, giới trẻ hiện nay đang tiêu tiền quá đà, quá lạc quan với cuộc sống, làm một nhưng tiêu mười. Theo thống kê, thế hệ M và thế hệ Z tại nhiều quốc gia trên thế giới gác lại những dự định tương lai để chiều chuộng bản thân, thoải mái mua sắm những món đồ hàng hiệu đắt tiền, du lịch khắp nơi, chạy theo sở thích cá nhân và đánh giá việc tiêu tiền là một trong những cách giải tỏa căng thẳng tốt nhất sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Trong cuộc sống, có đến 80% những người bình thường, họ không kiếm được nhiều tiền, còn 20% sẽ là những người sở hữu khối tài sản lớn. Nếu những người bình thường tiêu dùng quá xa xỉ thì vô cùng khó tiết kiệm. Cho nên đừng mải mê chạy theo xu hướng, cảm xúc vui sướng chỉ là nhất thời chứ không thể đem lại giá trị dài lâu. Chúng ta có gì thì nên tận dụng triệt để những thứ đó. Cần thiết thì mua, không cần thì không mua, đừng ham rẻ cố gắng mua theo các đợt sale ảo của các nhãn hàng.

Hãy cảnh giác với thói quen tiêu tiền quá trớn, bởi sẽ rất khó thay đổi. Rất dễ chuyển từ trạng thái tiết kiệm sang lối sống xa hoa buông thả nhưng để chuyển từ xa hoa sang tiết kiệm thì rất khó. Bạn còn tiếp tục sống kiểu này thì chỉ có nghèo hơn.

Xem thêm:  Tiền bạc và sức khoẻ - Đâu là đích đến của hạnh phúc

2. Không có quỹ dự phòng

Không có quỹ dự phòng

Quỹ dự phòng tài chính vô cùng quan trọng trong kế hoạch tài chính của bản thân

Mỗi tháng trích lập một khoản tiền vào quỹ dự phòng để đề phòng các trường hợp bất trắc xảy ra như tai nạn bất ngờ, mất trộm mất cắp, thất nghiệp… Quỹ này khác với quỹ tiết kiệm. Nhiều người có lối suy nghĩ tùy cơ ứng biến hay đến đâu hay đến đó nên bỏ qua khâu chuẩn bị sẵn các khoản tài chính dự phòng này, rủi ro xảy đến thì sẽ trở tay không kịp. Hoặc phải sử dụng tiền tiết kiệm hoặc phải đi vay để không rơi vào thế bế tắc. Khi tiết kiệm hết thì chắc chắn gặp tình trạng nợ nần, phải gánh thêm một áp lực tài chính.

Lời khuyên mà các chuyên gia quản lý tài chính cá nhân chuyên nghiệp dành cho bạn là nên có một quỹ dự phòng bằng 03 – 06 tháng chi phí sinh hoạt, cất riêng vào một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn, khác với khoản tiết kiệm dài hạn.

3. Sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng

Sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng rất tiện ích, nhưng cần phải sử dụng một cách thông minh

Thẻ tín dụng có rất nhiều ưu việt cho cuộc sống hiện đại, tuy nhiên sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng để bản thân phụ thuộc vào nó thì không ổn chút nào. Dùng thẻ tín dụng là một hình thức tiêu trước trả sau, đây là một khoản nợ. Nếu bạn cứ chi tiêu rồi lại gồng gánh nợ thì tài sản cá nhân có bao nhiêu rồi cũng bay mất, chưa nói đến việc tiết kiệm.

Lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng: không được thanh toán hóa đơn muộn nếu không muốn chịu thêm một mức lãi suất cao. Không sử dụng tối đa hạn mức, chỉ nên sử dụng 30% hạn mức thẻ để duy trì cân bằng cho tài khoản tín dụng. Đọc kỹ các quy định của các bên phát hành thẻ. Không sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt vì mức phí lên đến 4% số tiền bạn rút. Không cho người khác mượn thẻ tín dụng dù đó là người quen.

Không được để lộ thông tin thẻ tín dụng. Không nên mở nhiều thẻ tín dụng vì phí thường niên cao, ngoài ra bạn dễ mất kiểm soát trong chi tiêu. Không nên tiêu quá nhiều tiền chỉ được để tích điểm, chỉ nên chi tiêu ít hơn hoặc bằng số thu nhập của bản thân. Trong trường hợp không sử dụng nên đóng tài khoản.

4. Chưa kiếm tiền hết mình

Chưa kiếm tiền hết mình

Nên đa dạng nguồn thu nhập và ngày càng nâng cao nó

Một nguồn thu ổn định sẽ giúp bạn duy trì được cuộc sống hằng ngày nhưng không khiến bạn có một khoản tiền dư thừa để tăng tiết kiệm. Thay vì đó, bạn có thể làm thêm một số công việc tay trái vào thời gian rảnh rỗi, hoặc đầu tư kinh doanh như đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, bán hàng, tự mở kinh doanh đồ handmade… Tùy theo năng lực tài chính và kiến thức mà bạn có thể các hình thức kiếm tiền cho riêng mình. Càng đa dạng danh mục đầu tư thì các rủi ro càng được giảm thiểu.

Tránh việc đầu tư theo phong trào, trào lưu với mong muốn giàu nhanh, đây thực sự là một quyết định đầy rủi ro. Bạn có thể giàu chỉ sau một đêm nhưng có thể mất tất cả chỉ sau một đêm.

Với những người không thích có nhiều nghề, chỉ muốn tập trung vào nghề chuyên môn của mình thì hoàn toàn có thể học thêm nhiều kiến thức mới, nâng cao trình độ phục vụ cho công việc, nhờ vậy được thăng tiến trong tương lai. Đây cũng là một cách để tăng lương, tăng thu nhập – đầu tư cho kiến thức.

5. Lo giữ tiền, không cho tiền sinh lời

Lo giữ tiền, không cho tiền sinh lời

Dòng tiền cần phải được vận hành và có những cách sinh lời tối ưu nhất

Biết cách tích góp tiền nhưng cứ giữ yên trong tài khoản, theo tâm lý “cầm chắc trong tay” thì đến một ngày việc tiết kiệm cũng sẽ vô nghĩa, vì lạm phát và những cám dỗ trong chi tiêu hằng ngày.

Các chuyên gia tài chính cá nhân khuyên rằng, cách giữ tiền tốt nhất chính là để tiền làm việc, tức là tiền đẻ ra tiền. Vừa đề phòng lạm phát, đồng tiền trượt giá, vừa có thêm một khoản lãi suất nữa để xoay vòng vốn và đầu tư thêm nhiều mô hình nữa.

Trong thời kỳ lãi suất ngân hàng đang ưu đãi, neo đậu ở mức cao thì bạn hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất. Nếu không trực tiếp gửi tại app/ứng dụng của ngân hàng bạn mở tài khoản thì có thể tham khảo một vài ứng dụng tài chính của các tổ chức tài chính khác như: TOPI, Finhay…

6. Giữ tiền tiết kiệm chung với các khoản chi khác vào cùng một tài khoản

Giữ tiền tiết kiệm chung với các khoản chi khác vào cùng một tài khoản

Với những mục đích khác nhau thì nên để riêng sẽ tránh chi tiêu không kiểm soát

Bạn đã chia thu nhập thành nhiều khoản như sinh hoạt phí hàng tháng, mua sắm, tiết kiệm… nhưng lại trộn lẫn chúng vào cùng một tài khoản thì việc theo dõi số tiền của từng mục sẽ rất khó khăn. Nhiều khi bạn còn tiêu lậm vào khoản mình đã tiết kiệm.

Không nên để chung tiền tiết kiệm mà phân chia riêng với các mục chi tiêu. Trong kinh tế học hành vi thì đây gọi là “phân vùng” nhằm tạo ra những rào cản nhỏ, để mọi người có thể cân nhắc hơn khi đưa ra các lựa chọn. Hiện tại, trong các ứng dụng ngân hàng, bạn có thể chia ra rất nhiều tài khoản tiết kiệm, có ngắn hạn, dài hạn khác nhau.

Với tiền tiết kiệm, bạn có thể cài đặt tính năng tự động tiết kiệm, mỗi tháng một số tiền đã cài đặt tự động được nộp vào tài khoản tiết kiệm. Các khoản khác thì bạn có thể lập riêng. Việc trích lập này rất đơn giản và không hề tốn bất cứ loại phí nào.

Tìm hiều thêm:  Thu nhập thụ động là gì? 10+ cách kiếm tiền thụ động phổ biến

7. Thiếu các kế hoạch dài hạn

Thiếu các kế hoạch dài hạn

Lên cho mình kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng thông qua ứng dụng TOPI

Bạn nên đặt ra mục tiêu rõ ràng cho bản thân, ở đây là làm đầy các quỹ tiết kiệm, các kế hoạch được thiết lập càng chi tiết càng tốt.

Trong đó phải bao gồm các chi ghép về chi tiêu, để có thể kiểm soát tốt những khoản đầu ra đầu vào vì trí nhớ còn người là có hạn, không thể nhớ hết được mọi chuyện. Từ các bản ghi chép này bạn sẽ biết tiền của mình đi đâu, cần cân đối hay không. Có thể sử dụng các ứng dụng tài chính để sao lưu dữ liệu đồng nhất và nhanh chóng. Nhiều app còn có các công cụ phân tích hiệu quả sử dụng tiền của bạn, cực kỳ hữu ích.

Lưu ý, cần phải xác định thời gian thực hiện kế hoạch thật cụ thể, ví dụ kéo dài trong mấy tháng hay mấy năm, cụ thể từng giai đoạn sẽ thực hiện việc tiết kiệm như thế nào. Có tăng số tiền tiết kiệm lên không? Vì nền kinh tế có tính chất lạm phát, đồng tiền sẽ mất giá, nên bạn cần phải tính luôn đến yếu tố này. Hãy tăng dần số tiền tiết kiệm theo thời gian, năm thứ nhất có thể là 10%, sau đó tăng lên 20%, 30% tùy theo tình hình thu nhập.

Xem nhanh:  Quản lý chi tiêu & Những cách hữu ích giúp bạn tăng mức tiết kiệm trong dài hạn

Tiền tiết kiệm thực sự quan trọng cho những mục tiêu lớn hơn trong tương lai như mua nhà, mua xe, chăm lo cho gia đình và sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy tiết kiệm ngay từ khi bắt đầu có thu nhập, chính cách quản lý tài chính thông minh sẽ giúp chúng ta đạt được trạng thái tự do tài chính, không cần phải quan tâm đến vấn đề tiền bạc trong cuộc sống nữa! Tham khảo và sử dụng các dịch vụ tiết kiệm, tích lũy trên TOPI để tận dụng các cơ hội lãi suất cao các bạn nhé!

Tích luỹ linh hoạt tại ứng dụng TOPI

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI