Quản lý chi tiêu là bước vô cùng quan trọng để bạn tiến đến độc lập và tự do tài chính. Sử dụng sổ tay hay ứng dụng quản lý chi tiêu, các ứng dụng quản lý có Mint, Misa, Money Lover, Spendee, Money Mate, Pocket Guard, Home budget with sync.
Sử dụng các quy tắc về quản lý tiền: lập danh sách chi tiết thu-chi, tiết kiệm và đầu tư, tạo dòng thu nhập thụ động, đầu tư vào kiến thức. Nên gửi tích lũy trước, chi tiêu sau, đề phòng quên hoặc chi tiêu quá tay bạn hãy cài đặt chế độ tự động trừ tài khoản.
I. Quản lý chi tiêu là gì?
Quản lý chi tiêu là việc thiết lập một kế hoạch tài chính chi tiết rõ ràng cho bản thân, trong đó, cần: theo dõi, đánh giá, điều chỉnh tình trạng kinh tế của cá nhân. Hiểu đơn giản thì đây là cách bạn xác định việc thu và chi như thế nào sao hợp lý, bỏ đi những khoản không cần thiết để có thể tiết kiệm được nhiều hơn.
Quá trình này có thể kéo dài tùy theo mức thời gian mà người thiết lập đặt ra, có thể là hàng ngày, hàng tuần cho đến hàng tháng, hàng năm.
Cách quản lý chi tiêu hợp lý, bền vững
Quản lý chi tiêu cá nhân giúp đảm bảo các mục tiêu trong dài hạn và giúp bạn hạn chế các tác động từ rủi ro tài chính.
Việc quản lý chi tiêu cá nhân bao gồm nhiều cấp độ: từ lập kế hoạch chi tiêu, lập kế hoạch tiết kiệm, đầu tư vào bảo hiểm và quản trị các rủi ro có thể phát sinh.
II. 4 Mẹo quản lý chi tiêu hiệu quả
1. Kiểm soát các khoản chi tiêu
Nguyên tắc cơ bản nhất trong quản lý chi tiêu đó là chi ít hơn thu, nếu kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu thì bạn sẽ không có khoản tiền nào đề phòng rủi ro và những thay đổi bất ngờ xảy đến. Chi càng nhỏ hơn thu thì sự đảm bảo càng lớn.
Luôn phải dự tính trước kế hoạch cho tương lai, cần phải có khoản dự phòng với mức tương đương sinh hoạt thiết yếu ít nhất từ 3 - 6 tháng.
Thay vì chỉ khư khư giữ tiền để tiền chết, bạn nên tìm cách để tiền có thể đẻ ra tiền. Nếu ngại rủi ro thì bạn có thể chọn các mô hình và kênh đầu tư ít nguy hiểm và để đó hưởng lại dần.
Bạn cần tránh xa các cám dỗ về sở thích cá nhân. Ai trong chúng ta cũng có lúc yếu lòng, xuôi theo lời tiếp thị hoặc quảng cáo của các nhà bán hàng. Tuy nhiên, để quản lý chi tiêu tốt thì nhất định bạn phải kiểm soát được suy nghĩ của mình, không thể để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng.
Kiểm soát các khoản chi tiêu giúp bạn lên kết hoạch tài chính một cách tốt nhất
2. Sử dụng sổ tay hay ứng dụng quản lý chi tiêu
Bạn có thể ghi lại số tiền thu và chi mỗi ngày vào sổ tay hoặc sử dụng ngay các ứng dụng quản lý chi tiêu trên các thiết bị di động. Càng phân chia chi tiết các khoản tiền thì việc xác định dòng tiền của bản thân càng dễ dàng hơn. Nhìn vào đó, bạn có thể biết được khoản nào nên cắt khoản nào nên thêm, được phép chi đến ngưỡng nào…
Một số ứng dụng bạn có thể sử dụng có: Mint, Misa, Money Lover, Spendee, Money Mate, Pocket Guard, Home budget with sync…
Các ứng dụng có thể sẽ liên kết với nhiều ngân hàng giúp bạn tiện theo dõi các biến động số dư và giao dịch trên tài khoản của mình, rồi từ đó thiết lập kế hoạch sao cho hợp lý nhất với tình hình tài chính cá nhân.
Quản lý chi tiêu để có một cuộc sống tốt đẹp hơn
3. Sử dụng các quy tắc về quản lý tiền
Áp dụng các quy tắc dưới đây để tiền làm việc thay bạn:
Đầu tiên, lập danh sách chi tiết thu-chi hàng tháng (phương pháp 50 20 30, phương pháp phong bì, phương pháp 6 chiếc lọ, phương pháp Kekeibo);
Thứ hai, tiết kiệm và đầu tư: không nên để tiền nhàn rỗi, nên đa dạng hóa các danh mục đầu tư để tiền có thể đẻ ra tiền;
Tiếp theo, tạo dòng thu nhập thụ động - đây chính là khoản tiền bạn kiếm ra được mà không cần phải trực tiếp làm việc;
Cuối cùng đầu tư vào kiến thức: Luôn trau dồi các kiến thức về nghề nghiệp sẽ giúp bạn nâng cao được giá trị của mình, càng về sau bạn càng có khả năng kiếm về nhiều tiền hơn.
Sử dụng những quy tắc giúp cho cuộc sống tài chính thoái mái hơn
4. Gửi tích lũy trước, chi tiêu sau
Cần đặt ra mục tiêu về đầu tư và tiết kiệm: Hãy chia ra 2 tài khoản tiết kiệm, một để trong ngắn hạn đề phòng trường hợp khẩn cấp hoặc tiêu dùng cần thiết. Hai để trong dài hạn - sử dụng cho mục đích nghỉ hưu, nên kết hợp với đầu tư để tối ưu hóa lợi nhuận. Tài khoản ngắn hạn nếu đã tích cóp đủ thì bạn có thể chuyển tiền vào tài khoản dài hạn hoặc chia thêm vào danh mục đầu tư.
Khoản tiết kiệm có thể trích ra theo ngày, theo tháng tùy từng cá nhân, phụ thuộc vào số phần trăm thu nhập dư ra khi đã cấn trừ hết các khoản chi.
Hãy cài đặt chế độ tự động trừ tài khoản rồi thêm vào tài khoản tiết kiệm sẵn đề phòng bạn chi quá tay hoặc quên mất.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đời sống càng nâng cao, chi tiêu càng lớn. Nhưng muốn có cuộc sống thoải mái nhất là khi về già thì ngay bây giờ bạn cần phải dự định nhiều hơn cho tương lai. Hiện nay, tại TOPI đã có sản phẩm tài chính cá nhân, giúp cho bạn lên kế hoạch tài chính một cách tốt nhất, hướng tới tự do tài chính trong tương lai. Tìm hiểu ngay tại website: TOPI.VN hoặc đăng nhập vào ứng dụng TOPI APP nhé!