Facebook Topi

18/10/2023

ROAA là gì? Phân biệt ROAA và ROA nhanh chóng

ROAA là chỉ số được sử dụng trong phân tích và đánh giá doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Vậy ROAA là gì? Cách tính thế nào? Giống và khác gì ROA?

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chỉ số ROAA được nhiều nhà đầu tư và quản lý quan tâm bởi nó cho thấy một doanh nghiệp có đang làm ăn hiệu quả hay không. Cùng TOPI tìm hiểu chỉ số ROAA tính thế nào và có gì khác với ROA nhé.

1. ROAA là gì? Ví dụ về ROAA

ROAA - Return on Average Assets - là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình. Chỉ số này đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản công ty

ROAA là chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nó cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời thế nào dựa vào tài sản.

Return on Average Assets được ưa thích hơn bởi thông thường, tài sản của doanh nghiệp sẽ biến động trong 1 kỳ. Thay vì dùng tài sản đầu kỳ hoặc cuối kỳ để tính toán, Return on Average Assets tính theo tài sản trung bình, do đó nó cho dữ liệu có độ chính xác cao, sát với thực tế nhất.

ROAA là gì? Ví dụ về ROAA

ROAA đánh giá tổng thể khả năng sinh lợi từ tài sản của công ty

Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác về một công ty, nhà đầu tư vẫn cần phải đối chiếu và so sánh nhiều chỉ số khác như ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng số vốn chủ sở hữu), ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản).

Để dễ hiểu hơn, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây về cách tính ROAA của một công ty:

Giả sử Công ty A có: lợi nhuận ròng 100 triệu trong năm tài chính. 

Tài sản của công ty vào đầu kỳ là 1 tỷ và cuối kỳ tăng lên 1.5 tỷ.

Tính chỉ số ROAA:

Tổng tài sản trung bình trong kỳ = (1+ 1.5)/2 = 1.25 (tỷ đồng)

ROAA = (0.1/1.25) x 100% = 8 %

Tính ROA tại thời điểm đầu kỳ:

ROA = (0.1/ 1) x 100% = 10%

Tính ROA tại thời điểm cuối kỳ:

ROA = (0.2/1.5) x 100% = 6.7%

Từ 3 cách tính trên có thể thấy sự chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ là khá xa. Đối với công ty có sự biến động tài sản lớn thì tính theo ROA đầu kỳ và cuối kỳ sẽ khó có thể đánh giá chính xác mức độ sử dụng vốn.

Như vậy Return on Average Assets tính theo tài sản trung bình đã khắc phục được nhược điểm của 2 cách tính trên, đưa ra con số sát hơn, do đó thể hiện rõ nét hơn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong toàn kỳ.

2. Ý nghĩa của ROAA trong tài chính doanh nghiệp

Công thức tính chỉ số ROAA sử dụng tài sản trung bình để đánh giá các thay đổi của tổng tài trong trong kỳ phân tích.

Dựa vào chỉ số này, nhà quản lý, nhà đầu tư sẽ thấy được

- Mức độ sử dụng tài sản của một công ty để tạo ra lợi nhuận và đánh giá hoạt động có tốt hay không. Theo một số nhà phân tích, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình từ 5% trở lên được coi là tốt. Trong thực tế, việc xác định chỉ số ROAA của doanh nghiệp ở mức bao nhiêu là tốt sẽ có sự khác biệt nhất định. 

Ý nghĩa của ROAA trong tài chính doanh nghiệp

Chỉ số ROAA cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Không phải tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình thấp là xấu bởi có một số ngành nghề cần phải đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị dẫn đến chi phí ban đầu rất cao, khiến cho ROAA thấp.

ROAA cao hay thấp phụ thuộc vào: lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động, so sánh chỉ số Return on Average Assets giữa các đối thủ cùng ngành, so sánh với kết quả trong quá khứ.

- Dựa vào ROAA có thể nắm bắt được sự thay đổi đáng kể trong số dư tài sản của kỳ phân tích. Những công ty mạnh về tài chính sẽ phân tích Return on Average Assets xem tài sản có được sử dụng hiệu quả hay không. 

Nếu chỉ số ROAA thấp có nghĩa là doanh nghiệp cần sử dụng nhiều tài sản để tạo ra lợi nhuận - điều này có nghĩa là dùng vốn chưa hiệu quả.

ROAA cao cho thấy doanh nghiệp có thể dùng ít tài sản để tạo ra lợi nhuận - tức là mức độ sử dụng vốn hiệu quả.

Nhà quản lý doanh nghiệp luôn phải tìm ra cách để nâng cao giá trị của ROAA. Đối với nhà đầu tư, dựa vào việc phân tích ROAA có thể tìm ra được công ty đang làm ăn tốt và có tiềm năng phát triển để cân nhắc đầu tư, mua chứng khoán do công ty đó phát hành.

Để có nhận định chính xác, khi phân tích chỉ số Return on Average Assets của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần lưu ý:

- Xem xét ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động. Một số ngành cần đầu tư nhiều tài sản sẽ có chỉ số ROAA thấp hơn. Vì thế chỉ nên so sánh tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau để có lựa chọn phù hợp.

- ROAA là chỉ số tài chính hiệu quả và dễ sử dụng cho quá trình phân tích của nhà đầu tư. Tuy nhiên, không thể bỏ qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp để xác định được một cách tổng quát về tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần kết hợp phân tích kỹ thuật chứng khoán, phân tích biểu đồ… trước khi ra quyết định đầu tư.

3. Cách tính chỉ số ROAA

Chỉ số ROAA được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm, là thương số của thu nhập ròng và tổng tài sản trung bình. Công thức tính cụ thể như sau: 

Chỉ số ROAA = Thu nhập ròng / Tổng tài sản trung bình

Trong đó:

Thu nhập ròng là khoản thu nhập được tính cùng kỳ với tài sản.

Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ) / 2

Số liệu thu nhập ròng được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu về tài sản được trình bày trên bảng cân đối kế toán. 

Cách tính chỉ số ROAA

Tính ROAA giúp ích cho cả nhà quản lý và nhà đầu tư

Trong quá trình tính toán, nhiều nhà đầu tư thường thắc mắc tại sao công thức lại lấy tài sản trung bình mà không phải tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể? 

Số liệu được áp dụng để tính sẽ phụ thuộc vào báo cáo kinh doanh và bảng cân đối kế toán, thế nhưng những số liệu này chỉ mang tính chất thời gian, không thể hiện tổng quan về sự thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định. 

Chính vì vậy, để có một thước đo chính xác, nên lấy giá trị trung bình giữa số dư tài sản đầu kỳ và cuối kỳ để tính ROAA.

4. Phân biệt ROAA và ROA

ROA và ROAA đều là những chỉ số quan trọng, được quan tâm khi muốn tìm hiểu và đánh giá hiệu quả của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai chỉ số này vẫn có sự khác biệt, cụ thể như sau:

Phân biệt ROA ROAA
Tên gọi Return On Asset - tỷ suất sinh lời của tài sản Return on Average Assets - tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình
Công thức ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản ROAA = Thu nhập ròng / Tổng tài sản trung bình
Ý nghĩa đánh giá hiệu suất hoạt động đầu tư vốn của một một công ty tại một thời điểm xác định đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một công ty trong toàn kỳ

Nếu chỉ số ROA  (lợi tức trên tài sản) sử dụng tài sản trung bình để tính, thì lúc này ROA và ROAA sẽ giống hệt nhau. Nếu một nhà phân tích chỉ sử dụng số dư tài sản đầu kỳ hoặc cuối kỳ (trái ngược với giá trị trung bình) để tính toán, thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình sẽ cung cấp một bức tranh chính xác hơn vì tài sản trung bình sẽ giải quyết những thay đổi hoặc biến động của tài sản trong một kỳ kế toán.

Hy vọng thông tin từ TOPI chia sẻ có thể giúp bạn hiểu ROAA là gì và cách tính chỉ số này chính xác để có đánh giá chuẩn về hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI