Quỹ cân bằng là loại quỹ mở đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu. Loại quỹ này thường có mức độ rủi ro trung bình, phù hợp với nhà đầu tư mong muốn sinh lời ổn định, phù hợp để đầu tư trung và dài hạn. Cùng TOPI tìm hiểu về các quỹ cân bằng tốt nhất dành cho nhà đầu tư.
1. Quỹ cân bằng là gì?
Quỹ cân bằng (Balanced Fund) là quỹ mở đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu, đôi khi là cả công cụ thị trường tiền tệ. Quỹ cân bằng sẽ phân bổ tài sản đầu tư một cách cân bằng giữa trái phiếu, cổ phiếu và chứng khoán lãi suất cố định khác, nhằm đạt được sự cân bằng về rủi ro và tiềm năng lợi nhuận của quỹ.
Tìm hiểu về khái niệm quỹ cân bằng
Loại quỹ này thường có độ rủi ro ở mức trung bình, phù hợp với nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro tầm trung, mong muốn sinh lời ở mức bình thường và ổn định, đầu tư trung và dài hạn. Một quỹ cân bằng điển hình có danh mục đầu tư chiếm 50% cổ phiếu và 50% trái phiếu trên tổng tài sản.
Các khoản đầu mà quỹ loại này nắm giữ được cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và nợ với mục tiêu giữa tăng trưởng và thu nhập. Do đó, không có gì lạ khi tên của quỹ này là “cân bằng.”
Các danh mục đầu tư của quỹ cân bằng thường không thay đổi nhiều hỗn hợp tài sản của chúng, khác với quỹ phân bổ tài sản theo vòng đời, quỹ nhắm đến ngày mục tiêu và quỹ phân bổ tài sản được quản lí chủ động.
Có thể kết luận đây là quỹ mà trong danh mục đầu tư duy nhất có sự kết hợp một thành phần cổ phiếu, thành phần trái phiếu hoặc một thành phần thị trường tiền tệ. Có thể nói, đầu tư vào những quỹ cân bằng là nhà đầu tư đang hướng tới tính ổn định, vừa phải và thận trọng.
2. Đặc điểm của quỹ cân bằng
2.1 Những ưu điểm của quỹ cân bằng
Bởi vì các quỹ cân bằng hiếm khi phải thay đổi hỗn hợp cổ phiếu và trái phiếu, nên chúng thường có tỉ lệ phí quỹ thấp hơn các loại quỹ tương hỗ khác.
Ngoài ra, do số tiền của nhà đầu tư được phân bổ trên nhiều loại cổ phiếu, nên rủi ro khi chọn sai cổ phiếu hoặc lĩnh vực được giảm thiểu.
Cuối cùng, các quỹ cân bằng cho phép các nhà đầu tư rút tiền định kì mà không làm đảo lộn việc phân bổ tài sản.
Ở quỹ cân bằng, tiền được phân bổ đầu tư vào nhiều lĩnh vực
2.2 Mặt hạn chế của quỹ cân bằng
Quỹ cân bằng là bên kiểm soát việc phân bổ tài sản chứ, không phải nhà đầu tư, chính vì thế không phải lúc nào cũng phù hợp với các kế hoạch thuế tối ưu của từng nhà đầu tư riêng lẻ.
Ví dụ: Một số nhà đầu tư thích giữ chứng khoán tạo thu nhập trong tài khoản được ưu đãi về thuế và cổ phiếu tăng trưởng ở các tài khoản chịu thuế, nhưng sự tách biệt này sẽ không được thực hiện trong một quỹ cân bằng.
Tỉ lệ phân bổ tài sản đặc trưng của một quỹ cân bằng thường là 60% chứng khoán vốn cổ phần, 40% chứng khoán nợ. Tùy theo mục tiêu, nhu cầu hoặc sở thích mà tỉ lệ này có thể phù hợp với nhà đầu tư này nhưng lại không phù hợp với những nhà đầu tư khác.
Và một số chuyên gia lo ngại rằng các quỹ cân bằng quá cẩn trọng khiến lợi nhuận của chúng không cao.
Công ty quản lý quỹ kiểm soát việc cân bằng giữa các danh mục đầu tư
3. Vai trò của quỹ cân bằng
– Góp phần huy động vốn vào sự phát triển của thị trường và phát triển kinh tế chung. Các quỹ đầu tư cung cấp vốn cho các ngành phát triển, góp phần làm ổn định thị trường thứ cấp: Bình ổn giá cả, các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp… Các quỹ đầu tư chứng khoán cũng là các đơn vị chuyên tư vấn cho doanh nghiệp để quản trị nguồn lực sản xuất kinh doanh.
– Quỹ có vai trò đồng hành cùng với các nhà đầu tư nhỏ, thiếu sự am hiểu về thị trường, thiếu kiến thức trong quá trình đầu tư. Quỹ đầu tư được coi như nguồn quỹ tập hợp các vốn đầu tư nhỏ, quỹ đầu tư cần bằng giúp các nhà đầu tư nhỏ dễ tham gia vào các dự án để tìm kiếm lợi nhuận.
Quỹ cân bằng giúp các nhà đầu tư nhỏ ít gặp rủi ro
– Quỹ giúp doanh nghiệp khái quát được tính khả thi của dự án được đưa ra, nó đánh giá mức độ khả thi và rủi ro của dự án.
Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần những nguồn vốn trung và dài hạn. Quỹ đầu tư cân bằng tạo ra các kênh huy động vốn phù hợp với nhu cầu của cả người đầu tư lẫn bên nhận đầu tư. Do đó, các nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng sẽ được tập trung lại thành một nguồn vốn khổng lồ đầu tư vào các dự án dài hạn, đảm bảo được nguồn vốn phát triển vững chắc cho cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.
Không những thế, các Quỹ đầu tư còn khuyến khích dòng chảy vốn từ nước ngoài. Đối với vốn gián tiếp, việc đầu tư vào Quỹ sẽ loại bỏ các hạn chế của họ về giao dịch mua bán chứng khoán trực tiếp, về kiến thức, thông tin về chứng khoán đồng thời giảm thiểu các chi phí đầu tư.
Đối với luồng vốn đầu tư trực tiếp, Quỹ đầu tư tam gia góp vốn vào các liên doanh hoặc mua lại một phần vốn của đối tác, góp phần thúc đẩy các dự án, từ đó tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thu hồi vốn và tăng sức mạnh trong nước ở các liên doanh.
4. Nên đầu tư quỹ cân bằng nào?
Hiện nay, có nhiều quỹ cân bằng trên thị trường. Sau đây là một số quỹ cân bằng nhà đầu tư có thể lựa chọn:
Quỹ VCBF – TBF (Quỹ Đầu tư Cân Bằng Chiến Lược VCBF – TBF): Đây là một quỹ mở cân bằng được thành lập bởi VCBF (Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank) và Franklin Templeton Investments FTI - tập đoàn đầu tư đa quốc gia.
Quỹ đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng vốn hóa cao, các công cụ nợ có độ an toàn cao (trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu niêm yết của các doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng cao được bảo lãnh bởi các ngân hàng có uy tín).
Hãy chọn quỹ cân bằng phù hợp với “khẩu vị” của bạn
Quỹ VIBF (Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng): Được quản lý bởi VinaCapital. Danh mục đầu tư của quỹ gồm cổ phiếu niêm yết, bất động sản, cổ phiếu tư nhân, trái phiếu, công nghệ thông tin. Quỹ cân bằng VIBF mang lại cơ hội lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư vì luôn đầu tư cân bằng vào trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu niêm yết có nền tảng và lợi nhuận vững mạnh. Tính thanh khoản cao bởi vì giao dịch mua bán các chứng chỉ xảy ra hàng tuần.
Quỹ VCAMBF (Đầu tư Cân bằng Bản Việt): Đây là Quỹ mở được thành lập từ năm 2014, do ngân hàng BIDV giám sát. Mục tiêu của Quỹ là tạo ra một giải pháp đầu tư linh hoạt, an toàn với mức lợi nhuận ổn định. Quỹ tập trung đầu tư vào các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng, giá trị vốn hóa lớn và các tài sản có thu nhập cố định.
Quỹ MAFBAL (Đầu tư Cân bằng Manulife): Chứng chỉ quỹ MAFBAL là một trong những sự lựa chọn đầu tư cho những đối tượng khách hàng từ trung niên trở lên, sự linh hoạt về lợi nhuận và rủi ro đều ở mức thấp nhất. Quỹ có thể đầu tư một phần vào trái phiếu doanh nghiệp có mức lợi nhuận kỳ vọng tốt, tuy nhiên vẫn tập trung danh mục sản phẩm là cổ phiếu có thương hiệu mạnh, sức tăng trưởng lớn để đảm bảo sự an toàn cho nhà đầu tư.
Hy vọng, những chia sẻ từ TOPI sẽ giúp bạn hiểu thêm về các quỹ cân bằng và chọn một kênh đầu tư tài chính phù hợp. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư hữu ích nhé!
Xem thêm video để hiểu hơn về quỹ đầu tư cân bằng bạn nhé!