Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường xuất hiện một đại lượng là Operating Cash Flow viết tắt OCF. Vậy rốt cuộc thì OCF có vai trò gì và làm thế nào để tính được đại lượng này?
1. OCF (Operating Cash Flow) là gì?
OCF hay Operating Cash Flow là dòng tiền thuần được lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dòng tiền ở đây là là toàn bộ các khoản thu - chi phát sinh thường xuyên trong quá trình sản xuất.
Dòng tiền thu gồm:
- Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ cùng các khoản doanh thu khác, kể cả phí bản quyền, hoa hồng, doanh thu bán chứng khoán…;
- Khoản thu khác có: tiền hoàn thuế, thu hồi tạm ứng, khoản thu hồi từ các khoản ký quỹ, tiền bồi thường và các khoản thu không thuộc dòng tiền hoạt động tài chính và đầu tư.
Dòng tiền thuần là yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Dòng tiền chi gồm:
- Tiền trả nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, mua chứng khoán;
- Tiền lương cho công nhân viên, người lao động;
- Tiền chi trả lãi vay ngân hàng, lãi vay từ các tổ chức cá nhân khác;
- Tiền nộp thuế TNDN cho Nhà nước;
- Phí bảo hiểm, chi tạm ứng, ký quỹ, bồi thường tổ chức cá nhân khác do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng và các khoản chi không thuộc hoạt động tài chính và đầu tư.
2. Ý nghĩa của OCF
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cực kỳ quan trọng trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nó thể hiện khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh nội tại của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ, trả lãi cho các chủ sở hữu và khả năng gia tăng đầu tư trong tương lai.
Các thông tin của OCF là cơ sở quan trọng để lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ vào các kỳ tiếp theo.
Ý nghĩa quan trọng của việc xác định dòng tiền thuần (OCF) trong đầu tư kinh doanh
3. Vai trò của OCF trong việc đánh giá tiềm năng doanh nghiệp
Trong báo cáo tài chính, đại lượng OCF phản ánh sự chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi từ các hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tạo ra dòng tiền để tiếp tục phát triển hoặc tổ chức các hoạt động như: trả lãi, trả nợ, tham gia đầu tư các dự án mới… Từ đó, chủ sở hữu sẽ đưa ra quyết định có hay không phát hành thêm cổ phiếu mới (IPO)
Thông qua kết quả OCF, ban lãnh đạo có doanh nghiệp có căn cứ để điều chỉnh các phương án nhằm tối ưu hóa nguồn doanh thu cũng như các chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh.
Còn các nhà đầu tư chứng khoán sử dụng chỉ số OCF để phân tích tình hình đầu tư, cụ thể như sau:
Nếu OCF > 0 thì doanh nghiệp có đủ tiền để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy cơ hội tái đầu tư và tăng trưởng của doanh nghiệp là cao;
Ngược lại, nếu OCF < 0 thì doanh nghiệp đang thiếu tiền, phải vay bên ngoài, buộc phải bán cổ phiếu khiến giá trị cổ phiếu có thể bị suy giảm, nguy cơ rủi ro là rất cao.
OCF âm chưa chắc doanh nghiệp đang trong thời kỳ khó khăn, có thể họ đang đầu tư mở rộng mô hình kinh doanh để có thể tăng sản xuất, tăng doanh thu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì rất ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Lợi ích khi xác định đại lượng OCF trong doanh nghiệp
4. Công thức tính OCF
Có hai phương pháp tính đại lượng OCF đó là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Hai công thức tính OCF nhanh chóng và chính xác
Với phương pháp trực tiếp:
Ưu điểm: đơn giản dễ tính, độ chính xác cao;
Nhược điểm: không thể hiện rõ nguồn tiền mặt hiện có của doanh nghiệp cụ thể như thế nào.
Công thức:
Nguyên tắc:
- Dòng tiền vào thể hiện dấu cộng mang giá trị dương;
- Dòng tiền ra thể hiện dấu trừ mang giá trị âm.
Với phương pháp gián tiếp:
Ưu điểm: giúp nhà đầu tư có cái nhìn đa chiều hơn về thông tin công ty;
Nhược điểm: phức tạp, mất nhiều thời gian để tính.
Công thức:
5. Cách trình bày OCF trong báo cáo tài chính
Cách trình bày OCF trong báo cáo tài chính được quy định tại Thông tư số 2002014/TT-BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTC như sau:
Báo cáo tài chính đơn lẻ được trình bày theo 02 phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Còn báo cáo tài chính hợp nhất thì bắt buộc phải trình bày OCF theo phương pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp: lưu chuyển dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được lập trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản thu và chi. Các khoản chi sẽ căn cứ vào tài khoản vốn bằng tiền và tài khoản đối ứng được lưu theo dõi trên sổ chi tiết.
Phương pháp gián tiếp: lưu chuyển dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh xác định bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế, loại trừ các khoản không dùng tiền mặt thanh toán, những thay đổi của vốn lưu động trong kỳ và dòng tiền luân chuyển trong hoạt động đầu tư.
Các điều chỉnh từ lợi nhuận trước thuế gồm: khấu hao, các khoản dự phòng, lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản tiền có gốc là ngoại tệ, lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư, lãi vay phải trả, khoản phải thu thay đổi, nợ phải trả thay đổi, thay đổi hàng tồn kho, thay đổi trong hoạt động kinh doanh khác và các điều chỉnh khác ngoài các điều chỉnh đã liệt kê.
Cách trình vay OCF nhanh chóng và tiện ích
6. Mối quan hệ giữa OCF và lợi nhuận doanh nghiệp
Dòng tiền thuần luân chuyển từ hoạt động kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp nào cũng cần kiểm soát, bởi bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh là mang lại lợi nhuận về cho họ. Như vậy mối quan hệ giữa OCF và lợi nhuận doanh nghiệp là mối quan hệ thuận chiều.
Thường thì OCF được coi là nền tảng, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dòng tiền phát sinh của doanh nghiệp.
Tương quan giữa OCF và lợi nhuận doanh nghiệp
Nếu dòng tiền thu - chi từ hoạt động kinh doanh luân chuyển nhanh thì các hoạt động cốt lõi như sản xuất kinh doanh được diễn ra trơn tru, dẫn đến tính thanh khoản được đảm bảo, từ đó, doanh nghiệp có thể mở rộng, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư khác để có thể tối ưu hóa bộ máy vận hành công ty.
OCF dương và lợi nhuận tăng dần qua từng thời kỳ thì doanh nghiệp đang phát triển và tăng trưởng tốt. Trong mắt của các nhà đầu tư khác thì doanh nghiệp có tiềm năng tiếp tục sinh lời và hoạt động vững vàng trong tương lai.
Còn nếu OCF âm hoặc giảm dần qua nhiều kỳ, đồng thời lợi nhuận cũng giảm đáng kể thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp đó đang bất ổn, họ gặp khó khăn trong việc tạo ra dòng tiền và thu hồi dòng tiền. Vốn sẽ dần dần bị ăn mòn, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và cả trong tương lai.
Không phải OCF âm thì chắc chắn cảnh báo doanh nghiệp đang có tín hiệu xấu. Nên kết hợp nhiều công cụ và yếu tố khác nữa như lợi nhuận ròng hoặc EBIT để có cái nhìn toàn diện hơn.
Nhìn chung, dòng tiền thuần luân chuyển trong hoạt động kinh doanh là một đại lượng cực kỳ quan trọng đối với một doanh nghiệp. Để quản trị OCF một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu như hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản chi để mua hàng hóa đầu vào, nguyên vật liệu… đồng thời điều chỉnh hợp lý các chính sách bán hàng để tối ưu hóa dòng tiền và đảm bảo tiền luôn được lưu chuyển thông suốt.