Biểu đồ RRG là một trong những công cụ trực quan để phân tích xu hướng thị trường và hiệu suất tương đối. Để tận dụng sức mạnh của đồ thị sức mạnh giá, nhà đầu tư cần hiểu rõ, biết cách sử dụng và kết hợp cùng các công cụ kỹ thuật khác để có hiệu quả tốt nhất.
I. Đồ thị sức mạnh giá RRG là gì? Ra đời khi nào?
Đồ thị sức mạnh giá RRG (Relative Rotation Graph) hay Đồ thị xoay tương đối là một công cụ phân tích kỹ thuật giúp đánh giá hiệu quả sức mạnh tương đối của cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu so với thị trường chung hoặc một nhóm tham chiếu khác.
Biểu đồ này được thể hiện dưới dạng hình tròn hoặc chữ nhật, chia thành 4 vùng màu sắc riêng biệt, mỗi vùng đại diện cho một giai đoạn khác nhau trong chu kỳ thị trường (dẫn đầu, suy yếu, tụt hậu và cải thiện).
Nhóm cổ phiếu sẽ di chuyển từ góc phần tư này sang góc phần tư khác theo chiều kim đồng hồ, nhờ đó nhà đầu tư sẽ phân tích chu kỳ và chọn ra những cổ phiếu có đà tăng trưởng tốt để đưa vào danh mục đầu tư của mình.
Julius de Kempenaer - “Cha đẻ” của biểu đồ RRG
Biểu đồ được Julius de Kempenaer tạo ra vào năm 1990, hoàn thiện vào năm 2004 - 2005. Kempenaer sau này trở thành Giám đốc Nghiên cứu RRG. Khi ông đang làm nhà phân tích cho một ngân hàng đầu tư ở Amsterdam (Hà Lan), ông đã phải đối mặt với hai vấn đề khi thực hiện nghiên cứu kỹ thuật và định lượng về các lĩnh vực ở Châu Âu:
- Khách hàng tổ chức thường quan tâm hiệu quả hoạt động tương đối hơn là dự báo định hướng. Họ muốn biết cổ phiếu nào trong danh mục đầu tư của họ đang có hiệu suất tốt hoặc yếu.
- Các nhà đầu tư tổ chức thường phải đối mặt với tình trạng quá tải thông tin do đó, họ cần một công cụ có thể phân biệt rõ ràng những cổ phiếu đang dẫn đầu và những cổ phiếu bị tụt hậu.
Biểu đồ Sức mạnh giá RRG giải quyết các vấn đề này bằng các góc phần tư được mã hóa theo màu sắc giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi bức tranh toàn cảnh của các cổ phiếu khác nhau hoặc ngành lĩnh vực khác nhau.
II. Cấu tạo của biểu đồ sức mạnh giá RRG
Biểu đồ RRG được chia thành bốn góc phần tư, trong đó mỗi góc đại diện cho một trạng thái của hiệu suất tương đối:
1. Tăng trưởng (Góc phần tư trên bên phải, màu xanh lục)
Cổ phiếu đang thể hiện sức mạnh tương đối mạnh mẽ và động lực tích cực so với mức chuẩn, đang hoạt động tốt hơn thị trường và được coi là cổ phiếu dẫn đầu về hiệu suất giá. Những cổ phiếu ở góc này được coi là ứng cử viên chốt lời hoặc tiếp tục nắm giữ để có lợi nhuận tiềm năng.
2. Suy yếu (Góc phần tư dưới bên phải, màu vàng)
Các cổ phiếu đang có sự suy giảm sức mạnh tương đối so với mức chuẩn. Có thể cổ phiếu trong xu hướng tăng nhưng đà tăng của chúng đang chậm lại so với giai đoạn trước. Những cổ phiếu này được xếp vào loại có tiềm năng giảm giá hoặc bán khống, được khuyến cáo là nên chốt lời.
Đồ thị RRG cấu tạo bởi 4 góc phần tư
3. Giảm giá (Góc phần tư dưới bên trái, màu đỏ)
Cổ phiếu đang hoạt động kém hơn so với chuẩn, có sức mạnh tương đối yếu và có thể đang gặp khó khăn tăng trưởng. Nên tránh mua những cổ phiếu thuộc nhóm này.
4. Tích lũy (Góc phần tư trên bên trái, màu xanh lam)
Cổ phiếu đang có dấu hiệu cải thiện về sức mạnh tương đối, chúng đang lấy đà và rất dễ chuyển sang trạng thái tăng trưởng. Đây là ứng cử viên Mua tiềm năng mà nhà đầu tư nên xem xét.
5. Điểm dữ liệu và chuyển động
Mỗi chứng khoán hoặc tài sản được biểu diễn dưới dạng một điểm dữ liệu trên biểu đồ. Vị trí của một điểm dữ liệu cho biết cường độ và động lượng tương đối của nó. Chuyển động của các điểm dữ liệu này được theo dõi theo thời gian, thường theo chiều kim đồng hồ thông qua các góc phần tư, điều này minh họa sự phát triển về hiệu suất tương đối của chúng.
III. Cách xem biểu đồ RRG - đọc đồ thị sức mạnh giá đơn giản
Cấu trúc đồ thị gồm 4 góc phần tư tương ứng với 4 giai đoạn, xung quanh gốc tọa độ RS = 100, RM = 100.
Trong đó:
- Trục hoành: Chỉ số RS (Relative Strength Ratio): Xác định xu hướng và đo lường sức mạnh của xu hướng đó.
- Trục tung: Chỉ số RM (Relative Strength Momentum Ratio): Đo lường động lượng (tỷ lệ thay đổi) của RS. RM sẽ đi trước RS, có thể sử dụng để dự đoán sự đảo chiều của RS.
- Giai đoạn Cải thiện: Sự nảy nở của cơ hội đầu tư. Trên biểu đồ: điểm giao của RS và RM nằm trong ô màu xanh biển. RS 100: Sức mạnh tương đối của tài sản yếu nhưng động lượng đang mạnh lên. Cổ phiếu đang được định giá hấp dẫn và nhận một lượng lớn dòng tiền đổ vào mặc dù chưa xuất hiện nhiều thông tin tốt.
- Giai đoạn Dẫn dắt: Cơn sốt nóng của các giao dịch Trên biểu đồ: điểm giao của RS và RM nằm trong ô màu xanh lá. RS, RM > 100: Sức mạnh tương đối và động lượng đều mạnh
Hướng dẫn đọc biểu đồ RRG với 4 giai đoạn của cổ phiếu
- Nhiều thông tin tích cực của cổ phiếu được đưa ra, dòng tiền đổ vào lớn. Khối lượng giao dịch và giá đều tăng mạnh.
- Giai đoạn Suy yếu: Hạ nhiệt và sự rút lui của dòng tiền Trên biểu đồ: điểm giao của RS và RM nằm trong ô màu vàng. RS > 100 , RM suy yếu < 100: Sức mạnh tương đối vẫn mạnh nhưng động lượng lại suy yếu. Tại thời điểm này, giá có phần cao hơn nhiều so với giá chung của thị trường. Các “cá mập” bắt đầu rút tiền về, để lại nỗi lo dần tăng cao cho các nhà đầu cá nhân FOMO.
- Giai đoạn Tụt hậu: Trên biểu đồ: điểm giao của RS và RM nằm trong ô màu đỏ. RS và RM < 100: Cả sức mạnh tương đối và động lượng đều yếu. Cổ phiếu không còn nhiều động lực tăng giá, xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực về doanh nghiệp. Dòng tiền giảm đáng kể.
Tuy nhiên, đây cũng là lúc mở ra một chu kỳ mới. Dòng tiền sẽ bắt đầu tăng trở lại ở cuối giai đoạn Tụt hậu, bắt đầu chuyển sang giai đoạn Cải thiện.
Tùy vào mục đích sử dụng, nhà đầu tư có thể lựa chọn xem biểu đồ theo khung thời gian khác nhau:
- Ngắn hạn (dưới 3 tháng): Xem biểu đồ ngày – Daily (D), các giai đoạn sẽ phản ánh chu kỳ ngắn hạn.
- Trung hạn (từ 3 – 6 tháng): Xem biểu đồ Tuần – Weekly (W), các giai đoạn sẽ phản ánh chu kỳ trung hạn.
- Dài hạn (trên 6 tháng): Xem biểu đồ Tháng – Monthly (M), các giai đoạn sẽ phản ánh chu kỳ dài hạn.
Việc quan sát xu hướng dòng tiền thông qua đồ thị RRG ở những khung thời gian khác nhau sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro, tăng tỷ lệ thành công khi giao dịch.
IV. Hiểu đồ thị Sức mạnh giá RRG áp dụng vào phân tích đầu tư
Khi phân tích Đồ thị xoay tương đối, nhà giao dịch và nhà đầu tư có thể rút ra một số kết luận có ý nghĩa:
Xác định cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu giảm giá: RRG giúp xác định cổ phiếu đang dẫn đầu xu hướng đi lên của thị trường và nhận biết cổ phiếu nào đang tụt lại phía sau. Các cổ phiếu đang tăng trưởng có thể là những ứng cử viên đầu tư hấp dẫn, trong khi những cổ phiếu trong giảm giá nên được xem xét cẩn thận.
Đồ thị RRG áp dụng hiệu quả khi phân tích chứng khoán
Phát hiện sự đảo ngược xu hướng: Nếu cổ phiếu thay đổi vị trí trên RRG (VD: CHuyển từ góc phần tư suy yếu sang góc tích lũy) thì đây có thể là dấu hiệu cho sự đảo ngược xu hướng tiềm năng.
Thông tin chuyên sâu về đa dạng hóa: RRG hỗ trợ đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách nêu bật các cổ phiếu có sức mạnh tương quan thấp với chuẩn. Việc bổ sung thêm các cổ phiếu có mô hình biến động đa dạng sẽ giúp giảm rủi ro cho danh mục đầu tư.
Giám sát luân chuyển ngành: RRG đặc biệt hữu ích cho các chiến lược luân chuyển ngành, giúp xác định lĩnh vực nào đang tăng trưởng hoặc có xu hướng giảm giá để nhà đầu tư kịp thời luân chuyển khoản đầu tư của mình để bảo toàn tài sản và lợi nhuận.
VI. Lợi ích và hạn chế của đồ thị xoay tương đối RRG
RRG cung cấp một số lợi thế và hạn chế khi được sử dụng trong giao dịch, phân tích và quản lý danh mục đầu tư. Hiểu những điều này có thể giúp sử dụng chúng tốt hơn để đầu tư.
1. Lợi ích
Trực quan hóa động lực thị trường : RRG thể hiện rõ ràng sức mạnh và động lượng tương đối của các chứng khoán hoặc lĩnh vực khác nhau, giúp nhà đầu tư dễ dàng hiểu được các chuyển động phức tạp của thị trường.
Công cụ so sánh : Với RRG, nhà đầu tư có thể so sánh đồng thời nhiều chứng khoán với một chuẩn. Điều này có thể có giá trị cho các chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư và luân chuyển ngành .
Xác định xu hướng: RRG giúp chọn ra những mã chứng khoán dẫn đầu, nhận biết những mã tụt hậu và các xu hướng mới nổi bằng cách quan sát sự chuyển động của chứng khoán qua các góc phần tư khác nhau.
Ra quyết định kịp thời: RRG hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định kịp thời bằng cách nêu bật những thay đổi về động lượng và sức mạnh trước khi chúng trở nên rõ ràng thông qua biến động giá.
Bổ sung cho các phân tích khác: Có thể kết hợp RRG với các công cụ phân tích kỹ thuật, cơ bản và định lượng khác để mang lại cái nhìn toàn diện hơn về thị trường.
Phân tích ngành và phân bổ tài sản: RRG đặc biệt hữu ích cho việc phân tích ngành và phân phối tài sản vì chúng giúp xác định các ngành hoặc loại tài sản có khả năng hoạt động tốt hơn hoặc hoạt động kém hơn.
Nên kết hợp RRG với các công cụ khác để có cái nhìn toàn diện
2. Hạn chế
Xoay vòng tương đối, không tuyệt đối : RRG minh họa hiệu suất so với mức chuẩn, không phải hiệu suất tuyệt đối. Một chứng khoán ở góc phần tư hàng đầu vẫn có thể mất giá trong thị trường giá xuống.
Chỉ báo độ trễ: RRG vốn có độ trễ. Chúng phản ánh hiệu suất và xu hướng trong quá khứ, có thể không phải lúc nào cũng dự đoán được những chuyển động trong tương lai.
Yêu cầu điểm chuẩn: Hiệu quả của RRG phụ thuộc vào việc lựa chọn điểm chuẩn thích hợp, điểm chuẩn này có thể thay đổi tùy theo tài sản.
Không phải là một công cụ độc lập: RRG không nên được sử dụng riêng lẻ. Chúng không cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nguyên tắc cơ bản của công ty, điều kiện kinh tế vĩ mô hoặc tâm lý thị trường.
Không có dấu hiệu về giá trị: RRG không cung cấp thông tin về giá trị của chứng khoán. Một cổ phiếu có thể đang tiến vào góc phần tư hàng đầu nhưng vẫn được định giá quá cao.
Hiệu suất lịch sử: RRG dựa trên dữ liệu giá cổ phiếu trong quá khứ, vì thế không phải lúc nào cũng có thể dự đoán chính xác các xu hướng trong tương lai.
Đồ thị sức mạnh giá RRG cung cấp cho nhà phân tích, nhà đầu tư một công cụ mạnh mẽ và trực quan về hiệu suất tương đối của cổ phiếu so với chỉ số chuẩn hoặc một nhóm cổ phiếu cụ thể. Bằng cách tích hợp phân tích RRG với các chỉ báo kỹ thuật khác và hiểu biết cơ bản, nhà giao dịch có thể xác định các điểm vào và ra tiềm năng hiệu quả hơn. Hãy theo dõi TOPI thường xuyên để cập nhật những kiến thức hữu ích về đầu tư chứng khoán nhé!