Facebook Topi

18/10/2023

Mô hình tăng trưởng Gordon - Đặc điểm và công thức tính

Mô hình tăng trưởng Gordon được sử dụng để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu trước khi quyết định đầu tư. Cùng tìm hiểu đặc điểm và công thức tính tăng trưởng Gordon.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Có nhiều phương pháp giúp nhà đầu tư xác định một cổ phiếu tiềm năng, trong đó có phương pháp dùng mô hình tăng trưởng Gordon để tính tốc độ tăng trưởng của cổ tức với tốc độ không đổi trong tương lai.

1. Mô hình tăng trưởng Gordon là gì?

Mô hình tăng trưởng Gordon - Gordon Growth Model (viết tắt là GGM) là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của một công ty, trong mô hình, dòng cổ tức được mong đợi sẽ luôn tăng trưởng với tỷ lệ ổn định trong dài hạn

Mô hình tăng trưởng Gordon là gì?

Mô hình tăng trưởng Gordon được áp dụng tính toán giá trị thực của cổ phiếu

Mô hình GGM được nhà đầu tư chứng khoán sử dụng để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu, dựa trên giả định một loạt cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi trong tương lai. Đây là một biến thể đơn giản và phổ biến của mô hình chiết khấu cổ tức.

2. Đặc điểm của mô hình Gordon

Gordon Growth Model định giá cổ phiếu của một công ty bằng cách giả định rằng công ty sẽ thanh toán cổ phần cho cổ đông liên tục hàng năm. Yếu tố chính là cổ tức trên mỗi cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng cổ tức trên mỗi cổ phiếu và hay tỉ suất sinh lời nội bộ.

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu là khoản thanh toán hằng năm mà công ty chi trả cho các cổ đông. Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức trên mỗi cổ phiếu là tỷ lệ cổ tức trên mỗi cổ phiếu tăng qua các năm. Tỷ suất sinh lời nội bộ (r) là tỉ lệ hoàn vốn tối thiểu mà các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận khi mua cổ phiếu của công ty.

Trong mô hình này, một công ty tồn tại mãi mãi và việc trả cổ tức cho mỗi cổ phiếu tăng với tốc độ không đổi. Mô hình tăng trưởng Gordon cố gắng tính giá trị hợp lý của một cổ phiếu, không tính đến tình hình thị trường, lợi nhuận dự kiến và xem xét các yếu tố chi trả cổ tức.

Nếu giá trị thu được từ mô hình cao hơn giá của cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường, thì cổ phiếu đó được coi là bị định giá thấp và đủ điều kiện để mua vào. Ngược lại, nếu giá trong mô hình thấp hơn giá trị đang mua/bán thì cần xem xét.

Đặc điểm của mô hình Gordon

So sánh giá trong Gordon Growth Model với giá trên thị trường

Mô hình GGM sẽ định giá cổ phiếu bằng cách giả định công ty sẽ thanh toán cổ tức đều đặn và liên tục cho các cổ đông. Bạn cần nắm được ba yếu tố chính: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng cổ tức và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu.

3. Ưu điểm và hạn chế của Gordon Growth Model

Ưu điểm lớn nhất của mô hình Gordon là có thể xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ chiết khấu và định giá giá trị của cổ phiếu, giúp nhà đầu tư ước lượng được giá trị nội tại của cổ phiếu.

Tuy nhiên,mô hình  tăng trưởng Gordon cũng có một số mặt hạn chế nằm ở các giả định về sự tăng trưởng liên tục của dòng tiền và cổ tức chi trả. Trong thực tế, giả định này rất khó trở thành hiện thực bởi sự tác động của chu kỳ kinh doanh, rủi ro thị trường khiến doanh nghiệp khó có thể luôn luôn tăng trưởng liên tục và ổn định.

Vì vậy chỉ nên áp dụng mô hình Gordon để nghiên cứu những công ty có tốc độ tăng trưởng ổn định và ít chịu ảnh hưởng bởi tính chu kỳ kinh doanh thì tính chính xác sẽ cao hơn.

Yếu tố tỷ suất sinh lời kỳ vọng và tốc độ tăng trưởng cũng là 1 hạn chế. Trong trường hợp tỷ suất sinh lời thấp hơn hoặc bằng tốc độ tăng trưởng của dòng tiền thì mô hình Gordon sẽ trở nên vô nghĩa. Bởi vậy để áp dụng mô hình tăng trưởng Gordon, điều kiện bắt buộc là lãi suất sinh lời phải luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng của dòng tiền.

4. Vai trò của mô hình Gordon

Vai trò của mô hình Gordon

Mô hình tăng trưởng Gordon có vai trò quan trọng khi nhận định giá cổ phiếu

Mô hình Gordon Growth Model có thể được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ chiết khấu và giá trị định giá. 

Bất chấp sự nhạy cảm của việc định giá đối với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu, mô hình này vẫn thể hiện mối quan hệ rõ ràng giữa định giá và lợi nhuận

Dựa vào giá trị cổ phiếu trong mô hình Gordon Growth, nhà đầu tư có thể nhận định giá cổ phiếu hiện tại so với giá trị nội tại là cao hay thấp, có nên đưa vào danh mục đầu tư hay không.

5. Nội dung của mô hình tăng trưởng Gordon

Mô hình Gordon Growth Model định giá công ty theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, với giả định quan trọng là công ty này sẽ tăng trưởng với một tốc độ ổn định trong tương lai

Theo mô hình này, giả định cổ tức trên mỗi cổ phiếu phải được trả trong một năm và giả định tỷ suất cổ tức không đổi, công ty sẽ tồn tại mãi, sẽ ổn định và tăng trưởng liên tục, theo đó mô hình Gordon Growth cho biết giá trị hiện tại của chuỗi cổ tức vô hạn trong tương lai.

Do mô hình giả định tốc độ tăng trưởng không đổi nên nó thường chỉ được áp dụng cho các công ty có tốc độ tăng trưởng ổn định về cổ tức trên mỗi cổ phiếu.

Mô hình tăng trưởng Gordon định giá doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, giúp xác định giá trị nội tại của một cổ phiếu. 

6. Công thức tính mô hình tăng trưởng Gordon

Công thức tính mô hình tăng trưởng Gordon

Công thức tính tốc độ tăng trưởng phải tuân theo các giả định

Công thức tính giá trị nội tại của cổ phiếu trong mô hình tăng trưởng Gordon là:

P = D1 / (r - g )

Trong đó: 

P: Giá cổ phiếu hiện tại

g: Tốc độ tăng trưởng không đổi của cổ tức

r: Chi phí vốn cổ phần hay tỉ suất sinh lời nội bộ. (IRR)

D1: Giá trị cổ tức của năm tiếp theo

Ví dụ: Một công ty có cổ phiếu đang giao dịch ở mức $110/cổ phiếu. Công ty này yêu cầu tỉ suất hoàn vốn IRR 8% (r) và hiện trả cổ tức $3/cổ phiếu (D1), dự kiến sẽ tăng 5% mỗi năm (g).

Với Gordon Growth Model, giá trị nội tại (P) của cổ phiếu được tính như sau: 

P = $3 / ( 8% - 5% ) = $100

Theo công thức tính tăng trưởng Gordon, thị trường đang định giá cổ phiếu cao hơn giá trị nội tại của nó, theo đó không nên mua vào lúc này.

Sử dụng mô hình tăng trưởng Gordon cũng là một cách hữu ích giúp nhà đầu tư xác định được giá trị thực của cổ phiếu và tìm ra thời điểm mua vào thích hợp. Hãy theo dõi TOPI để biết thêm những cách xác định cổ phiếu tiềm năng khác nhé.

Thị trường chứng khoán Việt Nam

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI