Mỗi một con người đều có những đặc điểm riêng và khả năng học tập khác nhau. Để đạt được thành công trong cuộc sống, không thể không có những yếu tố như kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen. Những yếu tố này song hành cùng với nhau và góp phần tạo nên mức độ thành công của con người trong sự nghiệp. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem mô hình năng lực KASH x B giúp ích được gì cho việc nâng cao kiến thức của chúng ta.
KASH x B bao gồm 5 yếu tố sau:
Mô hình đánh giá năng lực làm việc
1. K: Knowledge - Kiến thức
Ai cũng vậy muốn làm việc phải có kiến thức. Khi học kiến thức thường có hai tuýp người.
Dạng thứ nhất: học thuộc và hiểu bài rất siêu. Họ thường là những người sau này nghiên cứu chuyên rất sâu và cũng rất giỏi lý thuyết. Dạng người này nói lý thuyết cực hay nhưng làm rất tệ.
Dạng thứ hai: chỉ đọc hiểu và mang ra ứng dụng. Dạng người thứ hai, họ không thuộc lòng bài như được nhưng học lại thích cảm giác nên mang ra ứng dụng. Dạng người này nói rất tệ nhưng sẽ làm rất hay.
2. A: Attitude - Activities
Thái độ và Hoạt động thường nhật.
Attitude - Thái độ: Sau khi học lý thuyết như hai dạng người học như trên, nhờ nhận thức và thái độ cầu tiến và cầu thị hay mong muốn mang lý thuyết ra ứng dụng nên họ có thái độ tốt. Việc có thái độ tốt này đưa họ đến hành động.
Activities: Hoạt động mang lý thuyết ra ứng dụng hàng ngày và ngày nào cũng mang một tý lý thuyết ra ứng dụng vào công việc mình làm để trải nghiệm và phát hiện ra những điều thú vị mà việc này không thể hiện trên lý thuyết và có những người họ bị nghiệm cảm giác này và cũng có người bị nghiện việc cũng một phần do cảm giác phát hiện nhiều điều thú vị khi mang lý thuyết ra ứng dụng.
Thái độ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình làm việc
3. S: Skills - Kỹ năng
Knowledge + Attitude + Activities = Skills: Kiến thức + Thái độ tốt + Hoạt động = Kỹ năng
Việc kết hợp 3 yếu tố trên ra ứng dụng hàng ngày đều đặn và liên tục sẽ tạo nên một cá nhân làm việc thuần kỹ năng. Với dạng người này đến ngan đây, bạn không nên nói lý thuyết với họ nhiều, bạn nên chỉ cho họ trọng tâm (khai tâm cho họ) và họ sẽ làm ngay.
4. H: Habits - Thói quen
Khi đạt cả 3 điều trên và đam mê với công việc mình làm và làm nó liên tục hàng ngày, có quan sát, có đánh giá và có rút kinh nghiệm và bài học, bạn đã tự tạo nên thói quen mỗi ngày hay nói dễ hiểu là "cứ nhấn nút thì khởi động tự động chạy". Đến đây bạn là người đã biết việc mình làm, làm việc bằng yêu thích, thích làm vì đam mê và bạn là người auto run cho mục tiêu cá nhân rồi.
Thoái quen giúp cho quá trình làm việc trở nên tốt hơn
Các cá nhân ngan đây đã bắt đầu thành công khi có KASH = CASH: TIỀN. Bạn đã có những thành tựu và những thành tựu này được chứng minh qua tài chính bạn có và tiền bạc bạn tích luỹ.
5. B: Belief - Niềm tin
Niềm tin vào bản thân, niềm tin vào công việc, niềm tin vào công ty, niềm tin và ngành và niềm tin vào chính tương lai của bạn. Và khi niềm tin được nhân lên khi nào, đồng nghĩa với thu nhập của bạn tăng lên khi đó.
Nếu bạn chịu khó bị “đau” một chút để kiên nhẫn rèn bản thân theo mô hình này bạn sẽ thành công rực rỡ với những nghề liên quan đến kỹ năng. Tiền chỉ đến cho những ai học thật giỏi và biết cầu thị mà cập nhật kiến thức để nâng cấp bản thân lên. Việc mang những kiến thức và hiểu biết không phù hợp đi chia sẻ cũng là việc bạn gây hại cho chính uy tín của bản thân và cho những người còn chưa có nhiều kinh nghiệm vô tình tin những điều bạn chia sẻ.
Tiền cũng đến với bất cứ ai giỏi làm vì công ty chỉ dùng vài người giỏi học nhưng trọng dụng những cá nhân giỏi làm. Người giỏi làm, làm gì cũng được, ở đâu họ cũng kiến được tiền bạc, vứt họ ở đâu họ cũng sống. Họ ở trong sa mạc, còn vào môi trường thuận lợi họ sẽ thành đại thụ.