Khi bạn nghe về "lãi suất chiết khấu," đó có thể là lãi suất được áp dụng cho số tiền được giảm giá (chiết khấu) từ một khoản thanh toán hay một số dòng sản phẩm cụ thể.
Trong một số trường hợp, lãi suất chiết khấu có thể áp dụng khi bạn thanh toán trước hoặc thanh toán sớm hơn thời hạn được xác định. Cùng tìm hiểu xem cụ thể lãi suất chiết khấu là gì và cách tính lãi suất chiết khấu chính xác nhé.
I. Lãi suất chiết khấu là gì?
Thông tin về lãi suất chiết khấu hiện nay
Lãi suất chiết khấu thường áp dụng trong ngữ cảnh của các giao dịch tài chính, đặc biệt là khi có sự giảm giá hoặc chiết khấu được áp dụng cho một số khoản thanh toán hoặc một giao dịch cụ thể. Lãi suất chiết khấu có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện và thỏa thuận cụ thể của giao dịch hoặc chính sách của doanh nghiệp.
Trong nghiệp vụ ngân hàng, lãi suất chiết khấu là Ngân hàng Nhà nước (NHTW, NHNN) ấn định, tính trên các khoản cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của họ.
Tỷ lệ chiết khấu là công cụ của chính sách tiền tệ nhằm mục đích điều tiết lượng cung tiền trên thị trường. Lãi suất chiết khấu được kỳ hiệu bằng tỷ lệ % như lãi suất thông thường.
II. Ưu và nhược điểm của lãi suất chiết khấu
1. Ưu điểm:
Khả năng linh hoạt: Lãi suất chiết khấu có thể tạo ra sự linh hoạt cho những cá nhân/tổ chức cần tiền mặt ngay lập tức bằng cách bán giấy tờ có giá trước ngày đáo hạn.
Hỗ trợ tài chính ngắn hạn: Lãi suất chiết khấu có thể là một công cụ hữu ích cho các cá nhân và doanh nghiệp cần tài chính ngắn hạn và muốn chuyển đổi giấy tờ có giá thành tiền mặt.
Dễ dàng để tính toán: Tính toán lãi suất chiết khấu thường khá đơn giản và dễ hiểu, chỉ cần lấy tổng lợi nhuận chia cho chi phí để huy động vốn.
Thường có lãi suất cao hơn so với lãi suất cơ bản: Do chiết khấu thường liên quan đến việc bán giấy tờ có giá trước ngày đáo hạn, lãi suất chiết khấu thường cao hơn so với lãi suất cơ bản.
Lợi ích và vai trò quan trọng của lãi suất chiết khấu
2. Nhược điểm:
Giảm lợi ích cho người bán: Người bán giấy tờ có giá sẽ nhận được một số tiền ít hơn giá trị gốc của giấy tờ do phải chấp nhận chiết khấu.
Tăng rủi ro cho người mua: Người mua giấy tờ có giá có thể phải chấp nhận rủi ro lớn hơn, đặc biệt là nếu giá trị thực sự của giấy tờ giảm đi do biến động thị trường hoặc tình hình kinh tế.
Có thể ảnh hưởng đến uy tín: Việc sử dụng lãi suất chiết khấu có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp hoặc cá nhân, nhiều người xem như đó là một dấu hiệu của tình trạng tài chính không ổn định.
Phụ thuộc vào thị trường: Lãi suất chiết khấu thường phụ thuộc vào tình hình thị trường, và do đó, nó có thể biến động theo thời gian, làm tăng rủi ro cho cả người mua và người bán.
III. Công thức tính lãi suất chiết khấu
Công thức tính lãi suất chiết khấu đơn giản, chính xác
Lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn - chi phí cơ hội của vốn. Lãi suất chiết khấu có thể tính bằng: Chi phí huy động vốn (funding cost) hoặc trung bình trọng số chi phí vốn (Weighted Average Cost of Capital, WACC)
+ Cách thứ nhất, tính lãi suất chiết khấu dựa vào chi phí huy động vốn:
Lãi suất chiết khấu = Tổng lợi nhuận / Chi phí huy động vốn
Với:
Tổng lợi nhuận là toàn bộ số tiền thu về được từ hoạt động đầu tư (gồm cả doanh thu và lợi nhuận);
Chi phí huy động vốn là số tiền đã bỏ ra để huy động vốn, gồm tiền mua tài sản và nhiều chi phí khác.
Áp dụng công thức tính lãi suất chiết khấu này thì cần phải lưu ý về đơn vị thời gian, điều chỉnh thời gian sao cho tương thích với thời gian của dự án đầu tư (theo ngày, tháng hoặc năm).
+ Cách thứ hai, tính lãi suất chiết khấu theo WACC hay trung bình trọng số chi phí vốn:
Lãi suất chiết khấu = (CPCV1 x LCCV1 + CPCV2 x LCCV2 + CPCV3 x LCCV3 + … + CPCVn x LCCVn) / (LCCV1 + LCCV2 + LCCV3 + … + LCCVn)
Với:
CPCV là chi phí huy động vốn của mỗi một nguồn vốn khác nhau;
LSCV là lượng vốn được huy động từ những nguồn vốn đó.
IV. Những tác động của lãi suất chiết khấu đối với ngân hàng
1. Tác động đối với NHTM
Tỷ lệ chiết khấu do Ngân hàng Trung Ương thiết lập ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại. Mức chiết khấu cao hay thấp sẽ là cơ sở để các ngân hàng thương mại quyết định tỷ lệ dự trữ tiền mặt bắt buộc.
Nếu lãi suất chiết khấu cao khi so sánh với thị trường, các ngân hàng không thể dự trữ tiền mặt ở mức tối thiểu bởi khi thiếu tiền dự trữ, ngân hàng sẽ phải vay tiền mặt từ ngân hàng Trung Ương để bù vào.
Ngược lại, nếu lãi suất chiết khấu thấp hơn thị trường thì ngân hàng có thể tự do cho vay, chỉ cần dự trữ tiền mặt ở mức bắt buộc tối thiểu.
Lãi suất chiết khấu ảnh hưởng nhiều tới ngân hàng Trung ương
2. Tác động đối với NHNN
Lãi suất chiết khấu là công cụ hữu hiệu của ngân hàng Nhà nước để điều tiết lượng tiền cung ứng.
Nếu ngân hàng muốn tăng cung tiền thì sẽ phải giảm lãi suất. Ngược lại, khi muốn giảm lượng cung tiền thì sẽ tăng lãi suất chiết khấu bởi lúc này các ngân hàng sẽ dự trữ tiền để không phải vay tiền mặt với lãi suất cao.
V. Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu
Mặc dù tỷ lệ chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định, nhưng thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu bao gồm:
1. Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát cao cũng ảnh hưởng nhiều tới lãi suất
Lạm phát là sự tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ và sự mất giá của tiền tệ theo thời gian.Lạm phát gây ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia, bao gồm lãi suất và tỷ suất chiết khấu.
Để vượt qua suy thoái kinh tế, Ngân hàng Trung Ương thường dùng chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngược lại, để kiểm soát lạm phát, ngân hàng Trung Ương sẽ nâng lãi suất để hạn chế lượng cung tín dụng đưa vào nền kinh tế.
Như vậy, khi dự đoán lạm phát thì lãi suất chiết khấu cũng tăng và ngược lại.
2. Lượng cung và cầu tiền tệ trên thị trường
Cung tiền là tổng số tiền đang lưu thông trên thị trường. Cầu tiền là nhu cầu sử dụng tiền để mua bán, trao đổi, giao dịch… của các cá nhân, đơn vị, tổ chức.
Cung tiền được Nhà nước điều tiết. Khi cung và cầu tiền ở trạng thái mất cân bằng, ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lệ chiết khấu để ổn định lại. Nếu cung tiền quá nhiều, Nhà nước sẽ tăng lãi suất chiết khấu nhằm giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường, giảm lạm phát.
Lượng cung cầu trên thị trường tác động trực tiếp tới lãi suất
3. Chính sách tiền tệ của NHNN
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương có thể ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu. Nếu ngân hàng trung ương tăng lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu cũng có thể tăng theo.
4. Tình hình kinh tế chung
Nếu kinh tế đang tăng trưởng mạnh, lãi suất chiết khấu có thể giảm do rủi ro giảm đi. Ngược lại, trong tình hình kinh tế suy thoái, lãi suất chiết khấu có thể tăng lên để bù đắp cho rủi ro cao hơn.
Tình hình kinh tế vi mô và vĩ mô cùng ảnh hưởng nhiều
5. Mức độ rủi ro
Nếu tín dụng kỳ hạn dài hạn thường có nguy cơ vỡ nợ cao hơn và có khả năng khiến lạm phát gia tăng cao hơn so với tín dụng kỳ hạn ngắn hạn. Vì vậy, để bù đắp rủi ro này thì lãi suất chiết khấu cũng tăng giảm tương đương.
Như vậy, TOPI vừa cung cấp cho bạn các thông tin về lãi suất chiết khấu, cũng như ưu nhược điểm, ý nghĩa và cách tính của nó. Nếu đang cần chọn một địa chỉ gửi tiền uy tín thì bạn có thể chọn TOPI vừa tích luỹ linh hoạt, tiện lợi lại có lãi suất vô cùng hấp dẫn.