Facebook Topi

31/03/2023

Lãi suất âm là gì? Lợi ích và rủi ro khi áp dụng lãi suất âm

Lãi suất âm là mức lãi suất xuống dưới 0%, được Chính phủ và các NHTW áp dụng khi nền kinh tế của quốc gia có dấu hiệu giảm phát mạnh. Người đi vay lúc này sẽ được ngân hàng trả lãi suất, ngược lại, người đi gửi phải trả phí gửi tiền cho ngân hàng. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Có một chuyện lạ tại thị trường Châu Âu, khi người dân vay tiền của ngân hàng lại được ngân hàng trả lãi vay, gọi là lãi suất âm. Trường hợp này đáng lẽ rất hiếm thấy, gần như không tồn tại, nó phá vỡ quy tắc cơ bản của thị trường tín dụng. Nếu áp dụng đúng cách thì lãi suất âm có thể kéo nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, kích cầu tiêu dùng trở lại và hướng đến lợi tức dương trong tương lai.

Nhưng nếu áp dụng sai thì có thể khiến thị trường đã lao dốc càng thảm hại hơn, ngân hàng sẽ hết tiền mặt, thị trường chứng khoán sụt giảm… Một số quốc gia Châu Âu, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nhật Bản đang áp dụng chính sách này để có thể tăng trưởng GDP trở lại.

1. Lãi suất âm là gì?

Lãi suất âm là cụm từ được dịch từ tiếng Anh nguyên gốc “Negative interest rate”, viết tắt NIRP, xuất phát là một chính sách tiền tệ đặc biệt, được Chính phủ áp dụng khi lãi suất giảm xuống dưới 0% (bị âm) trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bất kể là người gửi tiền hay đi vay tiền thì đều được ngân hàng trả lãi vay.

Chính sách lãi suất này áp dụng với hai chủ thể là NHTW (ngân hàng trung ương) và NHTM (ngân hàng thương mại).

Lãi suất âm là gì?

Khái niệm lãi suất âm trong thị trường tài chính

Thông thường, các NHTM sẽ gửi những khoản tiền chưa sử dụng đến vào NHTW để hưởng lãi suất, tuy nhiên, khi áp dụng lãi suất âm, NHTW sẽ tiến hành thu phí tiền gửi của các NHTM trên.

Ví dụ, bạn vay ngân hàng 100 triệu với lãi suất -1%, vậy hàng tháng, ngân hàng sẽ trả lại bạn một khoản lãi bằng 100 triệu x 1% = 1 triệu.

2. Cách thức hoạt động khi áp dụng lãi suất âm

Lãi suất âm hoạt động theo cách thức như sau:

- Mức lãi suất: do NHTW hoặc Chính phủ, các cơ quản quản lý quy định;

- Thời điểm áp dụng: thời kỳ khủng hoảng kinh tế, giảm phát mạnh. Người dân giữ tiền mặt quá nhiều nhưng không chi tiêu;

- Nguồn gốc lãi suất âm: Xuất phát từ lợi tức trái phiếu hoặc chứng khoán kho bạc. Ở một số nền kinh tế do có chính sách thay đổi tỷ giá, đòn bẩy định hướng nền kinh tế khiến lãi suất âm.

Đối với mỗi cá nhân, tổ chức, ai cũng muốn tiền của mình sẽ ngày càng giá trị hơn trong tương lai. Nhưng khi nền kinh tế giảm sút, tự động mọi người sẽ thắt chặt chi tiêu, dự trữ tiền, khiến cầu giảm. Cầu giảm thì giá cả cũng sẽ giảm, lâu dần tình trạng này không được giải quyết sẽ dẫn đến hiện tượng giảm phát. Để kích cầu trở lại, NHTW sẽ hạ lãi suất xuống, thậm chí về âm. Đây chính là nguyên tắc hoạt động cơ bản của NIRP - lãi suất âm.

Cách thức hoạt động khi áp dụng lãi suất âm

Hoạt động của lãi suất âm và những thuật ngữ liên quan

3. Ý nghĩa của việc áp dụng lãi suất âm

Việc áp dụng lãi suất âm là để:

- Đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng: Do NHTM khi gửi tiền vào NHTW sẽ phải trả phí giữ tiền, cho nên để tránh lãng phí tài nguyên, các NHTM phải sử dụng tiền một cách hiệu quả hơn, thúc đẩy mảng cho vay kinh doanh hoặc tiêu dùng.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Lãi suất âm sẽ khiến chi phí cho vay hạ xuống, người đi vay sẽ nhiều lên để thực hiện các mục tiêu kinh doanh, đầu tư của họ, kinh tế sẽ được thúc đẩy từ đó.

- Kéo đất nước thoát khỏi vòng xoáy suy thoái, khống chế giảm phát: Chỉ khi giảm phát mạnh, kinh tế suy thoái trầm trọng thì chính sách NIRP này mới được áp dụng. Nó là công cụ khuyến khích cho vay và đi vay hơn là tích trữ tiền tại nhà. Tiêu dùng nhiều hơn sẽ kích cầu trở lại, cầu tăng thì cung tăng, GDP tăng trưởng trở lại, tình trạng thất nghiệp sẽ được giải quyết…

Ý nghĩa của việc áp dụng lãi suất âm

Ý nghĩa đặc biệt khi áp dụng lãi suất âm

4. Lợi ích và rủi ro khi áp dụng lãi suất âm

4.1 Lợi ích khi áp dụng lãi suất âm

- Trên cơ sở giấy tờ, lãi suất âm có thể khai thác giá trị và lưu hành đồng tiền một cách mạnh mẽ, đặc biệt là các giá trị thực hiện cho những nhu cầu quan trọng.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân chi tiêu mạnh hơn, kích cầu, giúp tăng trưởng nền kinh tế, phục vụ cho mục đích lợi suất dương trong tương lai.

- Lãi suất âm cũng giúp các Chính phủ và doanh nghiệp nhỏ có được khoản đi vay với chi phí rẻ.

- Trong thị trường chứng khoán, quá trình đầu tư sẽ diễn ra sôi động, hướng đến các hoạt động đầu tư có lãi. Các nhà đầu tư có thể bị thu hút bởi quá trình khởi sắc của chứng khoán và ra sức “dốc vốn” hơn.

4.2 Rủi ro khi áp dụng lãi suất âm

- Phá vỡ quy tắc cơ bản của thị trường tín dụng, việc người đi vay phải trả lãi cho người cho vay nhưng lãi suất âm sẽ đảo lộn quy tắc này, cho phép các nhà băng có thể nợ tiền người đi vay, người đi vay thì được hưởng lãi suất từ chính khoản vay của mình.

- Nhà băng sẽ bị giảm lợi nhuận, nguồn thu từ hoạt động cho vay lẫn gửi tiền đều bị thu hẹp, họ lại mất thêm khoản lãi từ việc gửi tiền vào NHTW. Tình trạng kéo dài, họ có thể sẽ cho vay ít đi, khiến nền kinh tế sẽ lại trì trệ.

- Lãi suất tiền gửi sẽ phải giảm xuống, người dân phải ưu tiên việc tiêu tiền hơn là tích trữ tiết kiệm. Về lâu dài, khi nền kinh tế phục hồi thì thói quen này cũng sẽ mất một thời gian dài để sửa đổi.

- Một mặt trái của việc người đi vay nhận lãi từ người cho vay là các ngân hàng sẽ bắt đầu tính phí tiền gửi của khách hàng. Khi ấy, người dân có thể rút hết tiền gửi trong NH và tự tích trữ tại nhà.

Đây chính là một cuộc tháo chạy của người dân khỏi các ngân hàng, khả năng các nhà băng cạn kiệt tiền mặt là rất lớn. Họ sẽ phải tăng lãi suất trở lại để thu hút tiền vào, nhưng điều này sẽ ngược hoàn toàn với chính sách ban đầu của việc áp dụng lãi suất âm.

- Ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán: Thông thường trên thị trường chứng khoán, nhóm ngân hàng sẽ thuộc nhóm cổ phiếu có tỷ lệ vốn hóa cao. Mà khi áp dụng lãi suất âm, lợi nhuận của nhóm này giảm xuống, khiến cổ phiếu đi xuống thì chỉ số chứng khoán sẽ sụt giảm, thị trường cũng sẽ lao dốc.

Lợi ích và rủi ro khi áp dụng lãi suất âm

Áp dụng lãi suất âm cũng có những rủi ro nhất định

5. Khi nào nên sử dụng lãi suất âm

NHTW và Chính phủ sử dụng chính sách lãi suất âm khi có dấu hiệu giảm phát mạnh.

Nếu lạm phát vượt quá lãi suất danh nghĩa, thì lãi suất thực có thể về âm. Về mặt lý thuyết, lãi suất danh nghĩa bị giới hạn bởi 0, nếu như nó về mức 0 mà nền kinh tế vẫn cần phải được kích thích hơn nữa thì áp dụng lãi suất âm là biện pháp cuối cùng.

Lãi suất âm xảy ra trong thời kỳ giảm phát, lúc này, người ta có xu hướng tích trữ tiền hơn là tiêu tiền. Chính vì vậy, tổng cầu giảm mạnh, giá hàng hóa sẽ giảm xuống, khiến tăng trưởng GDP đình trệ, doanh nghiệp buộc cắt giảm nhân sự, thất nghiệp gia tăng. Biện pháp thông thường để đối phó với giảm phát nhẹ là NHTW sẽ cắt giảm lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhưng khi giảm phát quá mạnh thì việc hạ lãi suất về 0 vẫn không đủ để kích cầu, họ buộc phải đưa lãi suất về âm.

Nếu không quyết liệt sử dụng NIRP thì khả năng nền kinh tế rơi vào vòng xoáy giảm phát là rất lớn. Trong thời kỳ khó khăn chồng chất, chắc chắc ai cũng sẽ có tâm lý để dành tiền lại chờ đợi nền kinh tế được cải thiện và phục hồi. Nhưng hành vi này lại là ngọn nguồn khiến nền kinh tế ngày một suy yếu, vì cầu biến mất thì cũng biết cấp cho ai?

Khi giá cả thị trường giảm xuống thì người dân lại càng tích trữ tiền mặt nhiều hơn vì họ nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục giảm, vì vậy cầu đã ít lại càng ít hơn, hàng hóa tiếp tục rớt giá, kinh tế khó khăn, dân lại tiêu tiền ít hơn… cứ thế cứ thế lặp đi lặp lại khiến vòng xoáy giảm phát không thể chấm dứt.

Cơ chế lãi suất âm chuyển tiết kiệm sang tiêu dùng hoặc đầu tư. Từ đó, nhu cầu dùng tiền tăng lên, trong tương lai rất có thể sẽ khôi phục được mức lãi suất dương.

Ngoài ra, một số NHTW áp dụng chính sách lãi suất âm để kích thích tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực tài chính, hoặc là bảo vệ giá trị của đồng nội tệ khi dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt chảy vào khiến tỷ giá hối đoái ngày càng gia tăng.

Khi nào nên sử dụng lãi suất âm

Các trường hợp sử dụng lãi suất âm hiệu quả

6. Các nước áp dụng lãi suất âm hiện nay

Các nước: Khu vực liên minh Châu Âu như: Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Thụy Điển… đã áp dụng lãi suất âm trong hai thập kỷ qua.

Thụy Điển là quốc gia triển khai NIRP đầu tiên vào tháng 07/2009, NHTW Thụy Điển Riksbank đã cắt giảm lãi suất tiền gửi xuống -0.25%.

Sau đó NHTW Châu Âu ECB hạ lãi suất xuống -0.1% vào năm 2014 để cải thiện nền kinh tế khu vực Châu Âu đang có mức giảm phát 0.6%, họ kỳ vọng vào việc tăng trưởng lãi suất trong vài năm tiếp theo nhưng tình hình phức tạp của đại dịch Covid lại tiếp tục khiến diễn biến nền kinh tế càng trở nên xấu hơn. Mức lãi suất hiện tại áp dụng là -0.5%.

Tương tự, tại Thụy Sĩ lãi suất là -0.75%, Nhật Bản là -0.1%

Các nước áp dụng lãi suất âm hiện nay

Các nước hiện nay đang áp dụng lãi suất âm trong nền tài chính

Tựu chung, tùy vào tình hình nền kinh tế của từng nước mà quyết định áp dụng chính sách lãi suất âm hay không. Bên cạnh rủi ro tiềm tàng thì nó cũng đem theo nhiều lợi ích đặc biệt có thể kích thích nền kinh tế phát triển trở lại, đặc biệt phát huy hiệu quả với các nước chủ yếu dựa vào hoạt động xuất khẩu. Mong rằng, với những thông tin về lãi suất âm mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI