Facebook Topi

12/10/2023

Khủng hoảng kinh tế 2008 và những tác động của nó tới thị trường Việt Nam

Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử năm 2008 gây ra hậu quả Khoảng 10.000 tỷ Đô la Mỹ tan biến, 30 triệu người thất nghiệp, hàng loạt ngân hàng phá sản trong đó phải kể đến sự sụp đổ của một trong những định chế tài chính lớn nhất nước Mỹ lúc bấy giờ - Lehman Brothers…

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 bắt nguồn từ sự bùng nổ của bong bóng nhà đất tại Mỹ, kéo theo sự sụp đổ của loạt ngân hàng đầu tư và thương mại lớn, cùng những tổ chức, cá nhân cho vay cầm cố. Khủng hoảng khiến nhiều cơ sở kinh doanh đình trệ, hàng triệu người thất nghiệp, trở thành vô gia cơ. Một loạt ngân hàng dù đã phát triển lâu năm cùng rơi vào bế tắc rồi phá sản.

Trong năm 2008, lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, thị trường bất động sản đóng băng, giá các loại nhiên liệu tăng cao đạt đỉnh, lãi suất ngân hàng cao, tín dụng giảm mạnh. Trong khủng hoảng, nên đầu tư vàng, nhà đầu tư cần cân nhắc hạ tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu xuống và thêm các biện pháp đề phòng rủi ro xảy ra.

1. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008

Các chuyên gia kinh tế từng nhận định cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tính từ cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1930.

Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008

Khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế chung

Khởi nguồn xảy ra từ Mỹ, liên quan tới thị trường bất động sản tại Mỹ, khi họ bắt đầu đưa ra các khoản vay thế chấp mạo hiểm để giải cứu người mua nhà đất, đặc biệt hướng tới tập khách hàng có thu nhập thấp, rủi ro cho vay rất cao.

Chỉ cần giá nhà tăng liên tiếp thì người đi vay dưới chuẩn có thể tự bảo vệ bản thân trước các khoản thanh toán thế chấp cao bằng cách tài cấp vốn hoặc bán đi bất động sản rồi thanh toán.

Nếu như họ vỡ nợ, NH hoàn toàn có thể thu hồi tài sản và bán nó với giá cao. Bởi thế, đối với ngân hàng, cho vay dưới chuẩn là một khoản đầu tư rất có lợi. Vì vậy, các NH mạnh tay chi tiếp thị cho mô hình này.

Từ cuối những năm 1990 cho đến năm 2007 thì khoản vay đã tăng từ 2.5% đến gần 15.7% mỗi năm. Bong bóng nhà đất hình thành từ đây rồi bùng nổ vào năm 2008.

Bong bóng nhà đất vỡ kéo theo là sự sụp đổ của loạt ngân hàng đầu tư và thương mại lớn, cùng những người cho vay cầm cố, các công ty bảo hiểm và cả các hiệp hội tiết kiệm & cho vay, đe dọa phá hủy toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu.

2. Tác động của khủng hoảng kinh tế 2008

Khi khủng hoảng tài chính nổ ra, chính phủ Hoa Kỹ đã nhanh chóng triển khai các gói cứu trợ kèm theo các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm ngăn chặn suy thoái, tuy nhiên, tất cả đã quá muộn.

Khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới, hàng triệu gia đình mất nơi ăn chốn ở, các cơ sở kinh doanh đình trệ, 30 triệu công nhân mất việc, thất nghiệp kéo dài, vô số người đột nhiên trở nên nghèo đói, 10,000 tỷ đô la Mỹ bị cuốn trôi mất…

Phải mất đến 10 năm nền kinh tế Mỹ mới có thể trở lại tình trạng bình thường nhờ các gói kích thích kinh tế. Từ sau sự kiện Lehman Brothers phá sản, nhiều nước đã đưa ra nhiều hàng rào kiểm soát trong quá trình giao dịch các sản phẩm tài chính, đồng thời cũng nâng cao mức an toàn của các NH lên. Cho đến nay, vẫn chưa có một tổ chức nào được thành lập để thẩm định về mức độ độc hại của các khoản nợ thối liên quan tới các sản phẩm tài chính mua đi bán lại trên sàn giao dịch chứng khoán.

Năm 2008 - NH đầu tư 160 năm tuổi Lehman Brothers tuyên bố phá sản, Bear Stearns NH đầu tư lớn nhất phố Wall bị mua với giá 30 tỷ đô la Mỹ. 25 NH cho vay cầm cố khác cũng buộc phải tuyên bố phá sản. Cựu chủ tịch FED gọi đây là “cơn sóng thần thế kỷ”.

Tác động của khủng hoảng kinh tế 2008

Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2008

3. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 đến Việt Nam

Kết thúc năm 2007 Việt Nam thu hút vốn FDI đạt kỷ lục 17.8 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng kinh tế đạt 8.4%. Tuy nhiên vì ảnh hưởng từ cơn bĩ cực nên nước ta cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn.

Trước hết, về vấn đề tín dụng và thanh khoản của hệ thống ngân hàng: NHNN từ đầu năm 2008 đã luôn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Lạm phát gia tăng đẩy lãi suất lên cao (có thời điểm đã lên đến 20%/năm, biên độ dao động là 150%), ấy thế nhưng rất nhiều doanh nghiệp buộc phải chấp nhận mức lãi suất này để tồn tại. Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh chỉ dao động trong khoảng 0.56% - 0.7%. Một số cổ phiếu thuộc nhóm blue-chip cũng sụt giảm mạnh chẳng hạn SSI: -84%, FPT: -78%. 

Diễn biến giá cả: Giá các loại nhiên liệu tăng cao đạt đỉnh, toàn thế giới báo động đỏ về khủng hoảng năng lượng. Giá vàng thả nổi lên xuống khá thất thường, chỉ số vàng tăng cao nhất ở mức 220 điểm. Nạn đầu tư cũng làm giá lương thực tăng nhanh, xuất khẩu gạo tăng đến tận 26.7%, trước tình hình phức tạp, cũng như nhiều nước xuất khẩu gạo khác, Việt Nam tạm ngừng xuất khẩu.

Thị trường bất động sản: Thị trường bất động sản đóng băng, giá của các BĐS giảm đến 40%, rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này rơi vào tình trạng bế tắc khi sản phẩm thì không bán được lại chịu thêm lãi suất cao từ phía ngân hàng.

Về hoạt động xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm rõ rệt, vì Mỹ là thị trường lớn của Việt Nam chiếm đến 20% kim ngạch xuất khẩu, do Mỹ đang khủng hoảng nên chi ít hơn, nhập khẩu cũng hạn chế. Đồng thời hai thị trường khác là Nhật Bản và EU cũng chịu tác động tiêu cực nên họ cũng buộc phải cắt giảm chi tiêu.

Lạm phát: tại Việt Nam, lạm phát tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008, chỉ số lạm phát khoảng 2.86%/tháng. Tuy nhiên nửa cuối năm tình hình khả quan hơn, chỉ còn khoảng 0.38%/tháng. Nhờ việc chuyển đổi mục tiêu ưu tiên của Chính phủ từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kìm chế lạm phát.

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 đến Việt Nam

Thị trường Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng khoảng 2008

4. Những lưu ý về khủng hoảng kinh tế mà nhà đầu tư nên biết

Sự sụp đổ của một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ đã dạy cho nhà đầu tư bài học về việc kiểm soát việc vay nợ, cũng như rủi ro từ việc nới lỏng kiểm soát tài chính.

Vàng sẽ là “hàng rào” an toàn nhất để nhà đầu tư có thể trú ẩn, là kho lưu trữ bảo vệ giá trị tài sản của nhà đầu tư theo thời gian. Bởi vậy, trong thời kỳ khủng hoảng đầu tư gì cũng không thể thiếu đầu tư vàng.

Những lưu ý về khủng hoảng kinh tế mà nhà đầu tư nên biết

Kinh nghiệm cho nhà đầu tư khi khủng hoảng kinh tế sảy ra

Khi nền kinh tế đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực mạnh, nhà đầu tư không nên đầu tư quá nhiều vì rủi ro sẽ rất lớn. Nếu như trong điều kiện bình thường, bạn đầu tư 80 - 90% vào cổ phiếu thì lúc này cần hạ tỷ trọng xuống để cân bằng và đề phòng rủi ro.

Các cổ phiếu liên quan tới ngành công nghiệp nặng (gang, thép…) thường bị ảnh hưởng nặng nhất khi khủng hoảng kinh tế, vì lượng cầu trên thị trường giảm mạnh.

Không phải cứ khủng hoảng kinh tế thì tất cả các ngành đều xấu, vẫn có những lĩnh vực cực phát triển trong khủng hoảng kinh tế (cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ tiện ích: điện, nước, khí đốt…). Nên trang bị nhiều kiến thức, nắm bắt thời điểm và chia từng giai đoạn để cho ra các giải pháp đầu tư hợp lý.

Tóm lại, sau trận đại khủng hoảng năm 2008, các nhà hoạch định chính sách đã cho ra nhiều biện pháp nâng cao tính an toàn cho nền kinh tế, nhưng vẫn còn khá nhiều tác nhân có thể tái diễn khủng hoảng tương tự như thế. TOPI mong rằng với những thông tin về cuộc khủng hoảng 2008, nhà đầu tư có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm cũng như bài học cho tình hình của thị trường tài chính trong tương lai.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI