Hợp đồng quyền chọn có thể dựa trên nhiều loại tài sản cơ sở và là hình thức phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư. Cùng TOPI tìm hiểu về ưu nhược điểm của hợp đồng quyền chọn và cách thức hoạt động của sản phẩm phái sinh này nhé.
1. Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) cho phép người mua nắm giữ quyền được mua hoặc được bán một loại tài sản tài chính vào một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trước.
Các hàng hóa cơ sở trong hợp đồng có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tiền mã hóa… Nhà đầu tư thường sử dụng loại hợp đồng này để phòng ngừa rủi ro xảy ra với vị thế hiện tại, đồng thời thực hiện các giao dịch mua bán đầu cơ.
Hợp đồng quyền chọn là sản phẩm của chứng khoán phái sinh
Option Contract là một công cụ tài chính phái sinh hữu ích, có một số điểm tương tự với hợp đồng tương lai, tuy nhiên với hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư không có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện vị thế của mình.
2. Các yếu tố tạo nên hợp đồng quyền chọn
Có hai loại hợp đồng quyền chọn là: Quyền chọn bán (PUT Option) và quyền chọn mua (CALL Option)
Đối với quyền chọn mua, người mua có quyền chọn mua khi dự đoán tài sản cơ sở sẽ tăng giá.
Ở quyền chọn bán, nhà đầu tư dự đoán về sự giảm giá của tài sản cơ sở và sở hữu quyền bán với giá thực tế được quy định trong hợp đồng. Nếu giá thực tế của tài sản cơ sở giảm dưới giá trong hợp đồng, người mua có thể chuyển nhượng tài sản cho người bán để mua với giá thực hiện hoặc bán hợp đồng.
Trong hợp đồng quyền chọn bao gồm các yếu tố sau:
- Volume - Kích cỡ lệnh: Là số lượng hợp đồng được giao dịch.
- Tài sản cơ sở: Có thể là bất kỳ một loại hàng hóa nào (tài sản, trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ, chỉ số, lãi suất…)
- Expiry Date - Ngày đáo hạn: Là thời điểm tương lại được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Kỳ hạn quyền chọn: Là thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn.
- Premium - Giá quyền chọn/phí quyền chọn: Khi nhà đầu tư tham gia hợp đồng phải trả phí quyền chọn.
- Strike Price - Giá thực thi: Là giá của tài sản cơ sở trong hợp đồng
Bên có quyền chọn không có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng bằng mọi giá
Ví dụ về hợp đồng quyền chọn cụ thể để bạn dễ hiểu:
Ngày 1/5/2021 bên A mua từ bên B một hợp đồng quyền chọn mua 10 tấn ngô với giá 15,000 VND/kg, thời hạn 5 tháng. Như vậy các yếu tố tạo nên hợp đồng quyền chọn này bao gồm:
- Bên A là người mua quyền chọn, bên B là người bán quyền chọn
- Tài sản cơ sở là ngô
- Giá thực hiện là 15.000 VND/kg
- Ngày đáo hạn là 1/10/2021.
Đến ngày đáo hạn 1/10/2021, bên A có quyền mua hoặc không mua 10 tấn ngô đó (tùy theo có lợi hay không). Nếu bên A thực hiện quyền mua thì bên B có nghĩa vụ phải bán 10 tấn ngô với mức giá 15.000đ bất kể lúc đó giá ngô thị trường ra sao.
3. Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn cũng có một số đặc điểm tương đồng với các sản phẩm chứng khoán phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai.
Đặc điểm của Option Contract như sau:
Tài sản cơ sở của Option Contract có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào. Các tài sản cơ sở không cần được chuẩn hóa về số lượng, khối lượng, giá trị hay các điều khoản.
Hợp đồng quyền chọn không được niêm yết, chỉ được giao dịch trên thị trường OTC. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chỉ niêm yết 1 sản phẩm chứng khoán phái sinh là hợp đồng tương lai.
So sánh sự khác biệt giữa hai loại hợp đồng quyền chọn
Việc trao đổi và thanh toán tài sản thường không diễn ra vào thời điểm ký kết hợp đồng. Tùy vào kiểu quyền chọn mà hoạt động này sẽ được thực hiện tại thời điểm đáo hạn hoặc thời điểm sau đó.
Các bên tham gia vào hợp đồng quyền chọn không cần phải ký quỹ mà thay vào đó phải chịu phí quyền chọn (premium). Người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định.
Tại thời điểm đáo hạn, người mua không bắt buộc phải thực hiện quyền trong hợp đồng. Trường hợp người mua thực hiện quyền thì người bán có nghĩa vụ thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng, nghĩa là phải bán đúng với mức giá đã thỏa thuận. Nếu lỗ, người mua chỉ lỗ trong phạm vi tiền cược (khoản phí)
Nếu muốn đóng vị thế của mình trong hợp đồng quyền chọn, các bên phải tham gia một hợp đồng quyền chọn khác với vị thế đối lập, tức là để đóng vị thế chọn mua thì bạn bán lại quyền chọn mua đó với cùng tài sản cơ sở, ngày đáo hạn, giá thực hiện.
4. Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn
4.1 Ưu điểm
Option Contract có thể được các nhà đầu tư sử dụng để phòng ngừa rủi ro thị trường đối với các vị thế sẵn có.
Hợp đồng quyền chọn giúp nhà đầu tư dễ dàng đầu cơ các tài sản cơ sở.
Giảm thiểu rủi ro khi đầu cơ tài sản nào đó.
Dù thị trường tăng hay giảm hoặc không đổi thì vẫn có khả năng thu được lợi nhuận.
Option Contract giúp nhà đầu tư đầu cơ tài sản, hạn chế rủi ro
4.2 Nhược điểm
Nhà đầu tư phải trả phí cho quyền chọn
Người ở vị thế bán sẽ có rủi ro lỗ nếu giá thị trường cao hơn giá trong hợp đồng.
Chiến lược giao dịch của hợp đồng quyền chọn phức tạp hơn các sản phẩm phái sinh khác.
Hợp đồng quyền chọn có mức độ thanh khoản thấp nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.
Phí quyền chọn biến động và có xu hướng giảm khi gần đến ngày đáo hạn của hợp đồng.
5. Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn
5.1 Quyền chọn mua (Call Option)
Khi tham gia hợp đồng quyền chọn, bên giữ vị thế chọn mua sẽ phải trả cho bên bán một khoản phí gọi là tiền cược. Nếu giá tài sản cơ sở tăng lên, người mua có lợi và sẽ thực hiện vị thế mua của mình, người bán sẽ thực hiện nghĩa vụ bán như đã thỏa thuận.
Trường hợp giá tài sản cơ sở giảm, bên mua cảm thấy không có lợi thì có quyền không thực hiện vị thế mua.
5.2 Quyền chọn bán (Put Option)
Tương tự, nếu nhà đầu tư tham gia với vị thế quyền chọn bán thì sẽ phải trả phí quyền chọn và nếu giá tài sản cơ sở xuống thấp hơn mức giá trong hợp đồng, có lợi cho nhà đầu tư thì họ sẽ thực hiện quyền bán và phía bán quyền chọn bán sẽ phải thực hiện theo hợp đồng.
Như vậy dựa vào dự đoán xem tài sản sẽ tăng hoặc giảm giá trong tương lai mà nhà đầu tư sẽ chọn mua Call Option hay Put Option.
Dựa vào dự đoán giá tài sản sắp tới, nhà đầu tư sẽ chọn vị thế mua hay bán
6. Cách giao dịch hợp đồng quyền chọn
Hiện tại, các sản phẩm chứng khoán phái sinh được giao dịch trên 2 thị trường chính:
6.1 Thị trường tập trung
Thị trường tập trung có tính minh bạch cao cao, các thông tin về giá cả, dữ liệu rõ ràng vào cuối ngày. Hợp đồng quyền chọn quy định cụ thể về quy mô, số lượng, chất lượng hàng hóa. Giao dịch trên thị trường tập trung khiến cho Option Contract có tính thanh khoản cao hơn, do dễ chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư.
6.2 Thị trường phi tập trung
Hợp đồng quyền chọn tại thị trường phi tập trung không có sự can thiệp của bên trung gian mà chỉ có bên mua và bên bán. Tính linh hoạt của Option Contract trên thị trường phi tập trung khá cao, thông tin không được niêm yết trên sàn, vì vậy khả năng thanh khoản tại đây cũng khá thấp. Số lượng giao dịch thấp, chỉ chiếm 2% tổng khối lượng giao dịch trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam hiện nay trong các sản phẩm chứng khoán phái sinh thì chỉ có hợp đồng tương lai được niêm yết trên sàn. Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là: Ngoại hối và ngoại tệ. Giao dịch hợp đồng quyền chọn tại nước ta hiện nay nhỏ lẻ, chủ yếu thực hiện tại thị trường phi tập trung.
Khả năng thanh khoản của hợp đồng quyền chọn không cao và không được niêm yết
7. Phân biệt hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai
7.1 Điểm giống nhau
Đều là sản phẩm của chứng khoán phái sinh.
Tài sản cơ sở của cả hai loại đều có cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…
Nhà đầu tư phải trả phí để mua hợp đồng.
Có 2 phương thức thanh toán là tiền mặt hoặc chuyển giao tài sản cơ sở.
Thời gian đáo hạn trong tương lai được xác định cụ thể trong hợp đồng.
Hình thức chuyển giao tài sản sẽ được các nhà đầu tư thỏa thuận và thực hiện với nhau.
Cả hai loại này đều được trung tâm bù trừ đảm bảo thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán.
7.2 Điểm khác biệt giữa hai loại
Tiêu chí |
Hợp đồng quyền chọn |
Hợp đồng tương lai |
Tính chuẩn hóa |
Tài sản cơ sở có thể là tài sản bất kỳ. |
Tài sản cơ sở được chuẩn hóa về khối lượng điều khoản, giá trị |
Nơi niêm yết giao dịch |
Thị trường phi tập trung |
Thị trường tập trung (hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh) |
Ký quỹ và bù trừ |
Các nhà đầu tư tham gia hợp đồng không cần phải ký quỹ. Người mua quyền chọn chỉ phải trả phí quyền chọn, bên bán sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với bên mua |
Nhà đầu tư bắt buộc phải ký quỹ để đảm bảo thanh toán. Hợp đồng tương lai sẽ được hạch toán và bù trừ theo ngày. Nhà đầu tư cập nhật thông tin về lãi/lỗ vào tài khoản ký quỹ của mình theo giá thực tế, và có thể phải ký quỹ bổ sung nếu cần |
Đóng vị thế |
Để đóng vị thế, nhà đầu tư cần mở vị thế mua đối lập để mua lại quyền của mình. |
Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế đối ngược với hợp đồng tương lai tương tự |
Tính bắt buộc |
Bên có quyền chọn mua hoặc chọn bán sẽ không bắt buộc phải thực hiện vị thế khi đến ngày đáo hạn |
Nhà đầu tư có quyền thực hiện theo hợp đồng khi đáo hạn. |
Quy mô hợp đồng |
Phụ thuộc vào các điều khoản và thỏa thuận trong hợp đồng |
Không có quy mô hợp đồng |
8. So sánh quyền chọn mua và quyền chọn bán
Call option – Quyền chọn mua |
Put option – Quyền chọn bán |
|
Mua |
- Trả một khoản phí - Có quyền mua - Có quyền hủy hợp đồng - Khoản lỗ tối đa (nếu có) chỉ bằng khoản phí đã trả - Nếu lãi thì có thể lãi vô hạn |
- Trả một khoản phí - Có quyền bán - Có quyền hủy hợp đồng - Khoản lỗ tối đa (nếu có) bằng khoản phí quyền chọn đã trả - Nếu lãi thì có thể lãi vô hạn |
Bán |
- Thu được một khoản phí - Có nghĩa vụ bán - Không được quyền hủy hợp đồng - Khoản lãi tối đa bằng khoản phí thu - Nếu lỗ thì có thể lỗ vô hạn |
- Thu được một khoản phí - Có nghĩa vụ mua - Không được quyền hủy hợp đồng - Nếu lãi thì lãi tối đa bằng khoản phí đã thu - Nếu lỗ thì có thể lỗ vô hạn |
Có thể thấy hợp đồng quyền chọn có thể giúp các nhà đầu tư thực hiện chiến lược phòng ngừa rủi ro. Để sử dụng hiệu quả loại hợp đồng này nhà đầu tư cần nắm rõ được cách thức hoạt động và những đặc điểm của nó. Hãy theo dõi thêm những bài viết của TOPI để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư tài chính hữu ích nhé.