Facebook Topi

12/01/2023

Hợp đồng phái sinh là gì? Cách tính giá hợp đồng phái sinh

Hợp đồng phái sinh được các nhà đầu tư lập ra nhằm mục đích phòng hộ hoặc giảm nhẹ rủi ro cho các tài sản cơ sở. Cùng TOPI tìm hiểu về các loại hợp đồng phái sinh nhé.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Một số cá nhân và tổ chức sẽ tham gia vào hợp đồng phái sinh để đầu cơ giá trị của các tài sản cơ sở dựa trên việc dự đoán sự biến động giá của tài sản cơ sở trong tương lai.

1. Hợp đồng phái sinh là gì?

Hợp đồng phái sinh là hợp đồng tài chính  giữa hai hoặc nhiều bên lập ra nhằm mục đích giao dịch tài sản cơ sở (hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ, lãi suất…). Hợp đồng được tạo ra nhằm phòng hộ và phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận cho các bên tham gia, đồng thời giúp sinh lời cao hơn.

Hợp đồng phái sinh là gì?

Hợp đồng phái sinh ngày càng phổ biến ở thị trường tài chính Việt Nam

2. Các loại hợp đồng phái sinh hiện nay

Có 4 loại hợp đồng phái sinh phổ biến, thông tin cụ thể như sau:

Hợp đồng kỳ hạn - Forward contract

Hợp đồng này được dùng để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày cụ thể trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận từ trước. Tài sản cơ sở trong hợp đồng kỳ hạn có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào như kim loại, nông sản, cổ phiếu…

Ví dụ: Bên A ký hợp đồng kỳ hạn với bên B về việc mua 1 tấn gạo với mức giá 7000đ/kg với kỳ hạn 2 tháng. Như vậy, sau 2 tháng, bên B phải bán cho bên A và bên A phải mua của bên B 1 tấn gạo với mức giá 7000đ cho dù giá thị trường ở thời điểm này cao hay thấp hơn 7000đ.

Mức chênh lệch giữa giá trong hợp đồng và giá và tại thời điểm xác định trong tương lai là cơ sở để tính lãi/lỗ. Đây là loại hợp đồng giao sau, nhà đầu tư thường sử dụng để đầu cơ giá cả hoặc hạn chế rủi ro lãi suất trong tương lai.

Hợp đồng kỳ hạn - Forward contract

Tài sản cơ sở của hợp đồng phái sinh khá đa dạng

Hợp đồng hoán đổi - Swap contract

Đây là hợp đồng được các bên thỏa thuận về việc thực hiện các khoản thanh toán định kỳ hoặc trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo phương thức đã định sẵn và trong khoảng thời gian xác định trước.

Tại Việt Nam, hợp đồng hoán đổi lãi suất và tiền tệ thường được ngân hàng và các nhà quản lý đầu tư nhằm tối thiểu hóa chi phí vay, hoặc nhằm tài trợ, tạo ra tài sản…

Hợp đồng tương lai - Futures contract

Hợp đồng tương lai là hợp đồng phái sinh để giao dịch tài sản nào đó vào thời điểm xác định trong tương lai. Nghĩa là, các bên sẽ thỏa thuận hợp đồng mua bán tài sản với mức giá xác định trong tương lai.

Nếu đến thời điểm xác định trong tương lai, bên bán không thực hiện như hợp đồng thì sẽ phải thanh toán khoản tiền chênh lệch bằng với mức giá trên hợp đồng với mức giá thị trường.

Hợp đồng tương lai - Futures contract

Hợp đồng phái sinh được chia thành 4 loại phổ biến

Hợp đồng quyền chọn - Options contract

Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư chọn mua/chọn bán hoặc chọn không mua/không bán một khối lượng hàng hóa nhất định nếu nhận thấy việc thực hiện giao dịch không có lợi. 

Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc phải mua hoặc bán như hợp đồng. Để mua quyền chọn, bên mua phải trả phí quyền chọn cho bên bán.

3. Cách tính giá hợp đồng phái sinh

Cách tính giá hợp đồng tương lai dựa trên chênh lệch giá thanh toán cuối ngày với giá bình quân gia quyền theo số lượng của vị thế, tính riêng theo từng mã hợp đồng. Sau khi có chênh lệch thì bù trừ ròng để xác định nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư.

Công thức tính chênh lệch (lãi/lỗ) vị thế cuối ngày là: 

VM cuối ngày= (DSPt – VWAP)* Số HĐ* Hệ số nhân

Trong đó:

DSP: Chênh lệch giá thanh toán cuối ngày

VWAP: Giá bình quân gia quyền theo số lượng

Cách tính giá hợp đồng phái sinh

Thị trường phái sinh ở Việt Nam đang “nóng” dần

Có 4 trường hợp VWAP như sau:

- VWAP= Giá bình quân gia quyền mua: Nhà đầu tư ở vị thế mua

- VWAP= Giá bình quân gia quyền bán: Nhà đầu tư ở vị thế bán

- Số hợp đồng: dấu (+) nếu vị thế mua, dấu (-) nếu vị thế bán.

- VWAP = DSPt-1 nếu không phát sinh giao dịch trong ngày 

4. Câu hỏi thường gặp về hợp đồng phái sinh

Ngày chốt hợp đồng phái sinh là ngày nào?

Ngày chốt hợp đồng phái sinh hay còn gọi là ngày đáo hạn, tức là ngày giao dịch cuối cùng các sản phẩm hợp đồng phái sinh. Vào ngày chốt, hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán và chuyển sang các tháng tiếp theo để giao dịch.

Tại Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh định kỳ là ngày Thứ Năm của tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn, trường hợp ngày này rơi vào nghỉ lễ thì ngày giao dịch liền trước đó được tính là ngày đáo hạn.

Ngày chốt hợp đồng phái sinh là ngày nào?

Không phải loại hợp đồng phái sinh nào cũng có thể hủy ngang được

Hợp đồng phái sinh có hủy ngang được không?

Trong 4 loại hợp đồng phái sinh kể trên thì chỉ có hợp đồng kỳ hạn là có thể hủy ngang. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận giữa 2 bên, không có tổ chức trung gian tham gia vào vì vậy nó linh hoạt về thời hạn thực hiện, quy mô hợp đồng cũng như thời gian giao dịch.

Phí hợp đồng phái sinh qua đêm là bao nhiêu?

Hiện nay, “phí qua đêm” trên thị trường phái sinh là 30.000 đồng x 30 ngày = 90.000 đồng cho một tháng.

Thị trường phái sinh mặc dù mới xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu nhưng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, vì thế hiểu về hợp đồng phái sinh là vô cùng quan trọng. Để biết thêm những phương pháp đầu tư hấp dẫn, mời các bạn theo dõi các bài viết của TOPI mỗi ngày nhé.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI