Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng không những giữ an toàn cho số tiền của bạn mà còn khiến cho số tiền nhàn rỗi sinh sôi và phát triển. Nên gửi tiết kiệm ở đâu tốt nhất và cần lưu ý điều gì để khoản tiết kiệm đạt hiệu quả tốt nhất?
1. Gửi tiền tiết kiệm là gì?
Gửi tiền tiết kiệm là cá nhân hoặc tổ chức gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi định kỳ theo mức lãi suất được ngân hàng ấn định.
Hình thức cổ điển nhất của gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là gửi tại văn phòng giao dịch và được cấp sổ tiết kiệm minh chứng cho việc khách đã gửi tiền trong một khoảng thời gian nào đó và được hưởng mức lãi suất cụ thể.
Để rút được tiền ra, khách hàng phải mang cuốn sổ tiết kiệm đến văn phòng giao dịch cùng giấy tờ tùy thân để làm thủ tục.
Từ xưa tới nay, gửi tiền tại ngân hàng luôn là kênh đầu tư an toàn, tuy không sinh lời cao như nhiều kênh khác (đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản hoặc kinh doanh…) nhưng nó đem lại sự ổn định, chắc chắn với rủi ro ở mức tối thiểu, gần như không có.
Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng vừa an toàn vừa có lãi
Từ sự uy tín của mình, các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm của người dân, từ đó đem cho vay lại và đầu tư vào các ngành khác nhau để phát triển kinh tế.
Để người gửi tiền không bị thua thiệt, lãi suất gửi tiết kiệm luôn đảm bảo mức thực dương, nghĩa là lãi suất luôn phải cao hơn mức lạm phát hàng năm, đảm bảo hiệu quả sinh lời.
Thời gian gần đây, sau khi dịch Covid-19 dần ổn định, các ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất để thu hút nguồn tiền đầu tư. Đầu tháng 9, hầu hết các ngân hàng đã tăng lãi suất khá mạnh ở hầu hết các kỳ hạn, cao nhất lên đến 10%/năm.
Chính vì thế, nếu bạn có một khoản tiền nhàn rỗi mà chưa muốn đầu tư vào đâu thì có thể đem gửi tiết kiệm tại ngân hàng, vừa đảm bảo an toàn lại sinh lời hiệu quả, đồng thời có thể rút về bất cứ lúc nào có nhu cầu.
2. Các hình thức gửi tiết kiệm
Xét về thời gian gửi, có thể chia ra làm gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn và gửi tiền không kỳ hạn.
- Gửi tiết kiệm có kỳ hạn (hay có thời hạn) là bạn gửi tiền vào ngân hàng trong thời gian cụ thể. Hầu hết các ngân hàng sẽ đưa ra các kỳ hạn từ ngắn đến dài để khách hàng có thể lựa chọn như: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng… cho đến 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, kỳ hạn dài nhất là 36 tháng.
Bạn có thể gửi tiền ngân hàng theo thời hạn phù hợp với mình
Mỗi kỳ hạn sẽ được áp dụng mức lãi suất cụ thể, càng kỳ hạn dài thì lãi suất càng cao. Ngoài ra, lãi suất còn được ưu đãi theo số tiền khách hàng gửi vào (gửi dưới 1 tỉ, tiết kiệm từ 1 tỉ đến 3 tỉ, gửi tiền trên 3 tỉ…)
Tùy vào nhu cầu sử dụng tiền mà khách hàng đăng ký gửi kỳ hạn ngắn hay dài.
- Tính theo cách thức gửi tiền, có thể chia thành gửi tiền trực tiếp tại văn phòng giao dịch và gửi tiết kiệm online. Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là cách truyền thống nhất, tức là bạn phải đem tiền của mình cùng với thẻ căn cước (chứng minh nhân dân) đến ngân hàng để làm thủ tục. Sau khi điền vào phiếu yêu cầu như thông tin cá nhân, số tiền gửi, kỳ hạn gửi, giao dịch viên sẽ tiến hành làm thủ tục, thu tiền gửi và trả sổ tiết kiệm cho bạn.
Khi gửi tiết kiệm trực tuyến, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn so với hình thức gửi trực tiếp từ 0,2% đến 0,3% tùy từng ngân hàng và có thể thực hiện bất cứ lúc nào ngay trên website hoặc ứng dụng điện thoại.
Để gửi tiền online thì bạn cần phải có tài khoản tại ngân hàng, sử dụng dịch vụ internet banking và thực hiện trên website hoặc tải app của ngân hàng về điện thoại để mở sổ tiết kiệm.
3. Lưu ý khi gửi tiền tiết kiệm cho người gửi lần đầu
Nếu bạn lần đầu làm quen với việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng thì cần phải lưu ý những thông tin quan trọng sau:
Một số lưu ý quan trong khi bắt đầu gửi tiết kiệm
- Đầu tiên phải lựa chọn ngân hàng uy tín, đáp ứng các yêu cầu về lãi suất, dịch vụ và giao dịch, bảo mật. Hiện nay nhóm ngân hàng Nhà nước như Vietcombank, BIDV, Agribank… có độ uy tín cao nhưng lãi suất thấp hơn các ngân hàng cổ phần, tư nhân hoặc nước ngoài như CBBank, Kiên Long, SCB…
- Chọn hình thức gửi tiền: Bạn có thể chọn gửi trực tiếp tại quầy hoặc gửi tiết kiệm online..
- Chọn kỳ hạn hoặc gói tiết kiệm phù hợp với khả năng tài chính: Nếu bạn có số tiền nhàn rỗi không cần dùng trong thời gian trung hoặc dài hạn thì có thể chọn kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên cần dùng đến tiền thì chỉ nên chọn kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng để đảm bảo sinh lời tốt nhất.
- Đảm bảo thông tin cá nhân chính xác: Khi giao dịch với ngân hàng, bạn phải đảm bảo độ chính xác về thông tin cá nhân như số CMND / CCCD, đặc biệt phải lưu ý nhớ kỹ mẫu chữ ký của mình.
Gửi tiền tiết kiệm online sẽ được hưởng lãi cao hơn và thuận tiện hơn
Rất nhiều người do thay đổi mẫu chữ ký mà gặp khó khăn khi rút tiền vì không nhớ trước đây khi gửi tiền mình ký thế nào. Nếu bạn ký không đúng thì nhân viên ngân hàng sẽ không cho bạn rút tiền.
- Nếu bạn gửi tiền online thì nên kiểm tra số dư tài khoản định kỳ để tránh rủi ro mất tiền.
- Bảo quản và giữ gìn sổ tiết kiệm cẩn thận: Sổ tiết kiệm chứng minh cho việc bạn gửi tiền vào ngân hàng, nếu lỡ làm mất sổ thì bạn phải báo ngay cho ngân hàng và trực tiếp đến làm lại sổ, tránh bị kẻ gian giả mạo chữ ký, giấy tờ để rút tiền của bạn.
- Không chia sẻ thông tin cá nhân, mật khẩu hay mã OTP cho bất kỳ ai để tránh bị mất tiền.
4. Câu hỏi thường gặp
Trả lời những thắc mắc về gửi tiết kiệm ngân hàng
4.1 Nên gửi tiết kiệm kỳ hạn nào tốt nhất?
Nếu tài chính của bạn chưa ổn định thì chỉ nên gửi kỳ hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng, hưởng lãi suất khoảng 1,6% đến 4%/năm. Còn nếu nguồn tài chính nhàn rỗi không cần dùng đến trong thời gian dài thì cân nhắc gửi kỳ hạn 12 đến 36 tháng hưởng lãi suất từ 3,7% đến 6,1%/năm.
Trường hợp bạn cần dùng tiền liên tục thì gửi không kỳ hạn với lãi suất khoảng 0,2% đến 0,5%/năm.
4.2 Bao nhiêu tiền thì có thể gửi tiết kiệm?
Đối với tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bạn có thể bắt đầu với số tiền tối thiểu là 1 triệu đồng.
4.3 Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?
Nên chọn ngân hàng có uy tín cao, lãi suất hợp lý và có mạng lưới giao dịch rộng, dịch vụ khách hàng tốt.
4.4 Nên lấy lãi đầu kỳ, hàng tháng hay cuối kỳ?
Thông thường, khách hàng sẽ tính lãi suất cao hơn cho khách lấy lãi cuối kỳ (lãi đáo hạn). Nếu không quá cần tiền thì bạn có thể lựa chọn lấy lãi cuối kỳ để sinh lời nhiều hơn.
4.5 Có thể rút tiền khi chưa hết kỳ hạn không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, nếu bạn rút tiền khi chưa hết kỳ hạn gửi thì thay vì được hưởng mức lãi suất cam kết, bạn sẽ chỉ nhận lãi suất không kỳ hạn hoặc sẽ bị phạt phí rút tiền trước nếu bạn nhận lãi đầu kỳ hoặc hàng tháng.
4.6 Cách tính tiền gửi tiết kiệm lãi bao nhiêu như thế nào?
Để biết khoản tiền của bạn sinh lời bao nhiêu, hãy áp dụng công thức sau:
Tiền lãi bạn nhận được = (Số tiền gửi x lãi suất x số ngày gửi) / 365
Hy vọng những thông tin mà TOPI chia sẻ sẽ giúp bạn tự tin đưa ra quyết định cho khoản tiền gửi ngân hàng của mình và tìm được nơi gửi tốt nhất, sinh lời tối đa.